Giáo án điện tử Lớp 2 - Học kì 2 - Phạm Thị Khánh

2. Bài mới:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành.

- Giáo viên cho học sinh đóng vai tình huống.

- Kết luận: Em thử hỏi xem bạn nào mất để trả lại

- Giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm hoặc cá nhân trình bày tư liệu đã sưu tầm được dưới nhiều hình thức.

- Kết luận: Cần trả lại của rơi mỗi khi nhặt được và nhắc bạn bè, anh chị em cùng thực hiện.

* Hoạt động 3: Nghe hát.

- Cho học sinh hát bài “bà còng”.

- Trao đổi với học sinh 1 số câu hỏi có liên quan đến bài hát.

- Hướng dẫn học sinh thực hành

 

doc105 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 2 - Học kì 2 - Phạm Thị Khánh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4: Giải vào vở. 
Bài giải
Mỗi tổ có số lá cờ là
18: 2 = 9 (lá cờ)
Đáp số: 9 lá cờ
Bài 5: Học sinh trả lời
- Nhận xét bài làm của bạn. 
- Hình a và hình c có một phần hai số con chim đang bay. 
- Về nhà học thuộc bảng chia 2. 
SINH HOẠT TẬP THỂ
Tuần 23: 
Thứ hai ngày 11 tháng 2 năm 2008
Đạo đức (23): LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI (tiết 1).
I. Mục tiêu: 
Học sinh hiểu: 
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là nói năng rõ ràng từ tốn lễ phép. 
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện sự tôn trọng người khác và chính bản thân mình. 
- Biết phân biệt hành vi đúng, sai khi nhận và gọi điện thoại. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Tranh minh họa trong sách giáo khoa. 
- Phiếu thảo luận nhóm, đồ dùng cho trò chơi sắm vai. 
- Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Thảo luận
- Cho học sinh nghe một đoạn hội thoại
- Kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng từ tốn. 
* Hoạt động 3: Sắp xếp câu thành đoạn hội thoại. 
- Giáo viên gọi học sinh tự lên sắp xếp. 
* Hoạt động 4: Thảo luận nhóm. 
- Hãy nêu những việc cần làm khi nhận và gọi điện thoại. 
- Kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng, 
* Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh lăng nghe. 
- Thảo luận nhóm. 
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- Học sinh đọc kĩ 4 câu. 
- Tự sắp xếp thành đoạn văn hợp lý. 
- Một số học sinh đọc lại. 
- Thảo luận nhóm. 
- Các nhóm báo cáo. 
- Cả lớp nhận xét bổ sung. 
Tập đọc (66, 67): BÁC SĨ SÓI.
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài, biết ngắt hơi hợp lý sau các dấu câu. 
- Biết đọc phân biệt được lời các nhân vật với lời người dẫn chuyện. 
- Hiểu nghĩa các từ mới, hiểu nội dung bài: Qua câu chuyện sói lừa ngựa không thành lại bị ngựa dùng mưu trị lại, tác giả muốn khuyên chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ độc ác, giả nhân, giả nghĩa. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa, bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: 
- Giáo viên gọi học sinh lên đọc bài “cò và cuốc” và trả lời câu hỏi. 
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Luyện đọc. 
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài. 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu, đoạn. 
- Phát âm từ khó: Rỏ dãi, lễ phép, huơ, cuống lên, rên rỉ, 
- Đọc theo nhóm. 
- Thi đọc giữa các nhóm. 
- Giải nghĩa từ: Khoan thai, bình tĩnh, làm phúc, đá một cú trời giáng, 
- Đọc cả lớp. 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. 
1. Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của sói khi thấy ngựa ?
2. Sói đã lừa ngựa bằng cách nào ?
3. Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào ?
4. Sói định làm gì khi giả vờ khám chân cho ngựa ?
* Hoạt động 4: Luyện đọc lại
- Giáo viên cho học sinh các nhóm thi đọc theo vai. 
* Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- Lên đọc bài và trả lời câu hỏi. 
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh theo dõi. 
- Học sinh nối nhau đọc từng câu, từng đoạn. 
- Luyện cá nhân, Đồng thanh. 
- Đọc trong nhóm. 
- Đại diện các nhóm, thi đọc từng đoạn rồi cả bài. 
- Học sinh đọc phần chú giải. 
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài một lần. 
- Sói thèm rõ dãi. 
- Sói đã đóng giả làm bác sĩ đi khám bệnh để lừa ngựa. 
- Khi phát hiện ra sói đang đến gần, ngựa biết là cuống lên thì chết bèn giả đau, lễ phép nhờ “bác sĩ sói”
- Sói định lựa miếng đớp sâu vào đùi ngựa cho hết đường chạy. 
- Học sinh các nhóm lên thi đọc. 
- Cả lớp nhận xét chọn nhóm đọc tốt nhất. 
Toán (111): SỐ BỊ CHIA – SỐ CHIA – THƯƠNG.
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh:
- Biết tên gọi theo vị trí, thành phần và kết quả phép chia. 
- Củng cố cách tìm kết quả của phép chia.. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Các thẻ từ ghi sẵn nội dung như bài học trong sách giáo khoa. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 4/111
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giới thiệu “số bị chia, số chia thương”. 
- Viết lên bảng: 6: 2 và yêu cầu học sinh tìm kết quả của phép tính này. 
- Trong phép chia 6: 2 = 3 thì 6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là thương. 
- 6 gọi là gì trong phép chia 6: 2 = 3 ?
- 2 gọi là gì trong phép chia 6: 2 = 3 ?
- 3 gọi là gì trong phép chia 6: 2 = 3 ?
- 6 chia 2 bằng 3, 3 là thương trong phép chia 6: 2 = 3, nên 6: 3 cũng là thương của phép chia này. 
* Hoạt động 3: Thực hành. 
Bài 1: Yêu cầu học sinh làm miệng. 
Bài 2: Làm bảng con. 
- Nhận xét bảng con. 
Bài 3: Làm vào vở. 
* Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- Lên bảng làm bài. 
- Cả lớp nhận xét. 
- 6 chia 2 bằng 3. 
- Theo dõi giáo viên giảng bài. 
- 6 gọi là số bị chia. 
- 2 gọi là số chia. 
- 3 gọi là thương. 
- Học sinh nêu lại tên gội các thành phần của phép chia. 
- Nêu lại tên gọi các thành phần của phép chia rồi nối nhau nêu kết quả. 
- Làm bảng con. 
- Làm vào vở. 
- Một em lên bảng làm bài. 
- Cả lớp cùng nhận xét. 
Thứ ba ngày 12 tháng 2 năm 2008. 
Thể dục (45): TRÒ CHƠI “KẾT BẠN”.
I. Mục tiêu: 
- Ôn một số động tác rèn luyện tư thế cơ bản. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. 
- Học trò chơi: “kết bạn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 
II. Đồ dùng học tập: 	
- Sân trường, còi, khăn. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Phần mở đầu
- Cho học sinh ra xếp hàng, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. 
* Hoạt động 2: Phần cơ bản. 
- Ôn bài thể dục phát triển chung. 
- Ôn một số động tác rèn luyện tư thế cơ bản. 
+ Đi thường theo vạch kẻ thẳng. 
+ Đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay chống hông. 
+ Đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay dang ngang. 
Giáo viên làm mẫu và giải thích cách đi, sau đó cho học sinh lần lượt đi theo vạch kẻ thẳng. 
- Trò chơi: “kết bạn”
- Giáo viên giới thiệu trò chơi và hướng dẫn cách chơi. 
- Cho học sinh chơi theo tổ. 
* Hoạt động 3: Phần kết thúc. 
- Cho học sinh tập một vài động tác thả lỏng. 
- Hệ thống bài. 
- Học sinh ra xếp hàng. 
- Tập một vài động tác khởi động. 
- Xếp hàng, nghe phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Học sinh ôn bài thể dục 2, 3 lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp, dưới sự điều khiển của lớp trưởng. 
- Các tổ học sinh lên trình diễn bài thể dục. 
- Cả lớp nhận xét. 
- Học sinh thực hiện từng động tác mỗi động tác 4, 5 lần. 
- Học sinh chơi trò chơi theo tổ. 
- Các tổ học sinh lên thi xem tổ nào thắng. 
- Học sinh tập 1 vài động tác thả lỏng. 
- Về ôn lại bài thể dục. 
Chính tả (45): BÁC SĨ SÓI.
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Nghe viết chính xác không mắc lỗivà trình bày đúng tóm tắt truyện bác sĩ sói. 
- Viết đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn. 
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l / n, ươt / ươc. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Bảng nhóm, vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: 
- Học sinh viết bảng con: Riêng lẻ, ngã rẽ, rơi vãi, củ cải. 
- Nhận xét bảng con. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết. 
- Giáo viên đọc mẫu bài viết. 
- Đoạn văn tóm tắt nội dung bài tập nào ?
- Nội dung của câu chuyện đó thế nào ?
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con chữ khó giả làm, chữa giúp, chân sau, trời giáng, 
- Hướng dẫn học sinh chép bài vào vở. 
- Đọc cho học sinh viết bài. 
- Giáo viên quan sát, theo dõi, uốn nắn học sinh. 
- Đoc lại cho học sinh soát lỗi. 
- Chấm chữa: Giáo viên thu chấm 7, 8 bài có nhận xét cụ thể. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 1: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống. 
- Giáo viên cho học sinh các nhóm lên thi làm bài nhanh. 
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng
Bài 2b: Giáo viên cho học sinh làm vào vở. 
* Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- Viết bảng con. 
- 2, 3 học sinh đọc lại. 
- Bài bác sĩ sói. 
- Sói đóng giả làm bác sĩ để lừa ngựa, ... 
- Học sinh luyện viết bảng con. 
- Học sinh nghe giáo viên đọc chép bài vào vở. 
- Soát lỗi. 
- Học sinh làm vào vở. 
- Học sinh lên chữa bài. 
- Học sinh các nhóm lên thi làm nhanh. 
- Cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng. 
+ Nối liền, lối đi, ngọn lửa, một nửa. 
+ Ước mong, khăn ướt, lần lượt, cái lược. 
- Học sinh làm vào vở. 
- Về nhà làm bài tập 2a. 
Toán (112): BẢNG CHIA 3.
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh:
- Giúp học sinh lập và học thuộc bảng chia 3. 
- Thực hành chia 3. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Các tấm bìa, mỗi tấm 3 chấm tròn. 
- Bảng phụ, vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Học sinh lên bảng đọc bảng nhân 2. 
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập bảng chia 3
- Gắn trên bảng hai tấm bìa có 3 chấm tròn, sau đó nêu bài Toán, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn. Hỏi có mấy chấm tròn ?
- Hãy nêu phép tính thích hợp để tìm số chấm tròn có trong cả 2 tấm bìa. 
- Trên tấm bìa có tất cả 6 chấm tròn. Biết mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy tấm bìa ?
- Hãy nêu phép tính thích hợp để tìm số tấm bìa. 
- Giáo viên viết phép tính: 6: 3 = 2
- Giáo viên tiến hành tương tự để lập bảng chia 3 dựa vào phép nhân đã cho nhưng có số chia là 3. 
* Hoạt động 3: Thực hành
Giáo viên cho học sinh làm bài tập bằng các hình thức khác nhau. 
* Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- Đọc bảng nhân. 
- Quan sát và phân tích câu hỏi của giáo viên, sau đó trả lời: Hai tấm bìa có 6 chấm tròn. 
- Phép tính 2 x 3 = 6
- Có tất cả 2 tấm bìa. 
- Phép tính đó là: 6: 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_pham_thi_khanh.doc
Giáo án liên quan