Giáo án lớp 10 từ tiết 1 đến tiết 5

I – Mức độ cần đạt được:

 1- Về kiến thức:

Giúp Hs nhớ lại các kiến thức đã học ở lớp 8 và 9:

 * Các khái niệm: nguyên tử, nguyên tố hóa học, hóa trị.

 * Các công thức tính các đại lượng hóa học: mol, tỉ khối, nồng độ dung dịch.

 * Sự phân loại các hợp chất vô cơ.

 2- Về kỹ năng:

Rèn cho Hs kỹ năng giải các dạng bài:

* Về cấu tạo nguyên tử

* Tìm hóa trị, lập công thức hợp chất

* Nồng độ dung dịch.

* Viết và cân bằng các phản ứng vô cơ.

II- Phương pháp:

 Vấn đáp kết hợp với sử dụng bài tập

III- Hoạt động dạy học:

A- Kiến thức cần ôn tập:

 1- Nguyên tử:

-Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé tạo nên các chất

-Nguyên tử được cấu tạo gồm 2 phần : hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ mang điện tích âm.

· Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử, gồm có hạt proton (p) mang điện dương và hạt nơtron (n) không mang điện. Khối lượng hạt proton = khối lượng hạt nơtron.

· Lớp vỏ có 1 hay nhiều electron (e) mang điện âm.Khối lượng electron nhỏ hơn khối lượng proton 1836 lần.

- Khối lượng nguyên tử được coi là khối lượng của hạt nhân.Vậy:

 KLNT = Tổng khối lượng các hạt proton và các hạt nơtron trong nguyên tử.

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 10 từ tiết 1 đến tiết 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
OH.
	b/ Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 200 ml dung dịch NaOH để có dung dịch NaOH 0,1M?
Tiết 3: Bài 1	THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
I – Mức độ cần đạt được:
1- Kiến thức
- Thành phần cơ bản của nguyên tử: gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử ;
 Cấu tạo của hạt nhân
- Khối lượng và điện tích của e, p, n. Khối lượng và kích thước của nguyên tử
2- Kĩ năng
 Nhận xét, kết luận từ thí nghiệm, sử dụng đơn vị đo, so sánh khối lượng, kích thước của
 e, p, n và áp dụng các bài tập
II- Phương pháp giảng dạy
Phương pháp đàm thoại , đặt vấn đề, gợi mở và giải quyết vấn đề
III-Đồ dùng dạy học
Sơ đồ thí nghiệm của Tôm-xơn phát hiện ra tia âm cực
Mô hình thí nghiệm khám phá ra hạt nhân nguyên tử
IV- Kiểm tra bài cũ
Bài tập trang 8 sách gíao viên
V- Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Hoạt động 1
 GV: giới thiệu vài nét quan niệm về nguyên tử từ thời đê-mô-crit đến giữa thế kỷ 19 --> treo hình 1.3 SGK thí nghiệm của Tom-xơn phát hiện ra tia âm cực Đặt ống phóng tia âm cực giữa 2 bản điện cực trái dấu đã hút gần hết không khí trong ống, trên đường đi đặt 1 chong chóng nhẹ
Hiện tượng tia âm cực bị lệch về phía cực dương chứng tỏ điều gì ? Từ hiện tượng hãy nhận xét đặc tính của tia âm cực
HS: Nhận xét đặc tính của tia âm cực, từ đó kết luận
Hoạt động 2 
GV : hướng dẫn h/s đọc SGK và ghi nhớ
Hoạt động 3
GV: Nguyên tử trung hòa về điện, vậy ngoài e mang điện âm phải có phần mang điện dương ?--> Mô tả TN: Dùng hạt α mang điện dương bắn phá 1 lá vàng mỏng, dùng màn huỳnh quang đặt sau lá vàng để theo dõi đường đi của hạt α
HS: Từ TN và SGK kết luận
GV: Nhấn mạnh các ý quan trọng
Hoạt động 4
 GV: Hạt nhân nguyên tử đã phải là phần tử nhỏ nhất không thể phân chia ? Giới thiệu TN của Rơ-dơ-pho bắn hạt α vào hạt nhân nguyên tử nitơ thấy xuất hiện hạt nhân nguyên tử oxi và hạt proton mang điện dương và thí nghiệm của Chat-uých bắn hạt α vào hạt nhân nguyên tử beri thấy xuất hiện hạt nhân nguyên tử cacbon và hạt nơtron không mang điện
HS: Tự rút ra thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
Hoạt động 5
GV:hướng dẫn h/s đọc SGK tìm hiểu về kích thước và khối lương của nguyên tử, lưu ý các điểm cần ghi nhớ
I/ Thành phần cấu tạo của nguyên tử
Electron
Sự tìm ra electron
- Thí nghiệm của Tôm-xơn (hình vẽ SGK)
à Đặc tính của tia âm cực: 
 + Là chùm hạt vật chất có khối lượng và chuyển động với vận tốc lớn
 + Truyền thẳng khi không có t/d của điện trường
 + Là chùm hạt mang điện tích âm
 Kết luận: Những hạt tạo thành tia âm cực là electron, kí hiệu là e
Khối lượng và điện tích của electron
me= 9,1094.10-31 kg
qe= -1,602.10 -19 C kí hiệu là –eo qui ước bằng 1-
2- Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử
Thí nghiệm của Rơ-dơ-pho(hình vẽ SGK)
Kết luận: Nguyên tử phải chứa phần mang điện dương ở tâm là hạt nhân, có khối lượng lớn, kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử
Vậy: - Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân mang điện tích dương và xung quanh là các electron tạo nên vỏ nguyên tử
Nguyên tử trung hòa về điện (P=E)
Khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân
Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
a. Sự tìm ra proton
 Hạt proton là 1 thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử,mang điện tích dương, kí hiệu p
m= 1,6726.10 -27 kg
q= + 1,602.10 -19 C kí hiệu eo, qui ước 1+
Sự tìm ra nơtron
 Hạt nơtron là 1 thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, không mang điện , kí hiệu n
Khối lượng gần bằng khối lương proton
Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
Hạt nhân nguyên tử được tạo thành bởi các proton và nơtron
Kết luận : thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm:
Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử gồm các hạt proton và nơtron
Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động xung quanh hạt nhân
 II/ Kích thước và khối lượng của nguyên tử
Kích thước
Nguyên tử các nguyên tố có kích thước vô cùng nhỏ, nguyên tố khác nhau có kích thước khác nhau
Đơn vị biểu diễn A (angstron) hay nm(nanomet)
1nm= 10 -9 m ; 1nm= 10Å
1Å = 10 -10 m = 10 -8 cm
Khối lượng
Khối lượng nguyên tử rất nhỏ bé, để biểu thị khối lượng của nguyên tử, phân tử, p, n, e dùng đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu u (đvc)
1u = 1/12 khối lượng 1 nguyên tử đồng vị cacbon-12
1u = 19,9265.10 -27 kg/12 = 1,6605.10 -27kg
VI- Củng cố
Giáo viên đàm thoại với học sinh
 - TN của Rơ-dơ-pho phát hiện ra hạt nào ? TN của Chat-uých phát hiện ra hạt nào ?
 - Cấu tạo nguyên tử ?
Cấu tạo vỏ nguyên tử ?
Cấu tạo hạt nhân nguyên tử ?
Đặc điểm (điện tích và khối lượng) của các hạt cấu tạo nên nguyên tử ?
VII- Dặn dò và bài tập về nhà
Đọc và gạch dưới các ý quan trọng của bài Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học và đồng vị
1,2,3,4 trang 9 SGK ( Bài tập 5 không yêu cầu học sinh làm).
Tiết 4 Bài 2 HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ. 
NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC – ĐỒNG VỊ
I – Mức độ cần đạt được:
 1- Kiến thức
	- Hiểu điện tích hạt nhân, số khối của hạt nhân nguyên tử là gì ?
	- Thế nào là nguyên tử khối, cách tính nguyên tử khối. Hiểu nguyên tố hóa học là gì trên cơ sở điện tích hạt nhân. Số hiệu nguyên tử ? Kí hiệu nguyên tử cho biết gì ? Đồng vị là gì ?
	- Cách tính nguyên tử khối trung bình
 2- Kĩ năng
 Giải các bài tập liên quan đến điện tích hạt nhân, số khối, kí hiệu nguyên tử, đồng vị , nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hóa học
II- Phương pháp giảng dạy: Phương pháp đàm thoại
III- Đồ dùng dạy học
IV-Kiểm tra bài cũ
	1/ Thành phần cấu tạo nguyên tử ? cấu tạo của hạt nhân nguyên tử ?
	 Nhận xét về khối lượng và điện tích của các hạt cấu tạo nên nguyên tử ?
V- Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Hoạt động 1
GV: Nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt nào ? nêu đặc tính của các hạt ? Từ điện tích và tính chất của nguyên tử hãy nhận xét mối liên quan giữa các hạt ?
Hoạt động 2
 GV: Định nghĩa, nhấn mạnh các điểm cần lưu ý.
 HS: Aùp dụng tính
Hoạt động 3
 GV:Hướng dẫn h/s đọc SGK và ghi, nhấn mạnh nếu điện tích hạt nhân nguyên tử thay đổi thì tính chất của nguyên tử cũng thay đổi theo. Phân biệt khái niệm nguyên tử và nguyên tố (nguyên tử là hạt vi mô gồm hạt nhân và lớp vỏ, nguyên tố là tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân)
 HS: Làm bài tập áp dụng theo hướng dẫn của giáo viên
Hoạt động 4
 GV: Hướng dẫn h/s làm bài tập tính số p, n, e của các nguyên tử
 HS: Rút ra nhận xét
Các nguyên tử có cùng số p nên có cùng điện tích hạt nhân, do vậy thuộc về 1 nguyên tố hóa học
Chúng có khối lượng khác nhau vì hạt nhân của chúng có số n khác nhau
à Đ/n đồng vị
 Hoạt động 5
 GV: Khối lượng nguyên tử hiđro bằng
1,6735.10 -27 kg là khối lượng tuyệt đối
 nguyên tử khối là khối lượng tương đối
Hoạt động 6
 GV: Giới thiệu cách tính nguyên tử khối trung bình và hướng dẫn học sinh áp dụng
I - Hạt nhân nguyên tử
1/ Điện tích hạt nhân
Proton mang điện tích 1+, nếu hạt nhân có Z proton thì điện tích của hạt nhân bằng Z+
Trong nguyên tử : 
Số đơn vị điện tích hạt nhân = Số p = Số e
Vd: nguyên tử Na có Z = à ngtử Na có 11p, 11e
 2/ Số khối
Là tổng số hạt proton và nơtron của hạt nhân đó
 A = Z + N
Vd1: Hạt nhân nguyên tử O có 8p và 8n à
 A = 8 + 8 = 16
Vd2: Nguyên tử Li có A =7 và Z =3 à
 Z = P = E = 3 ; N = 7-3 =4
Nguyên tử Li có 3p, 3e và 4n
II- Nguyên tố hóa học
Định nghĩa
Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân
Vd: Tất cả các nguyên tử có cùng Z là 8 đều thuộc nguyên tố oxi, chúng đều có 8p, 8e
Số hiệu nguyên tử
Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của 1 nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó (Z).
Kí hiệu nguyên tử 
Vd: 
Cho biết nguyên tử của nguyên tố natri có Z = 11, 
 P = 11p, E = 11e và N = 12n (23-11=12)
 III-ĐỒNG VỊ
Các đồng vị của cùng 1 nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối của chúng khác nhau
Vd: Nguyên tố oxi có 3 đồng vị
Chú ý: 
Các nguyên tử của cùng 1 nguyên tố có thể có số khối khác nhau.
Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau.
IV- Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hóa học
Nguyên tử khối
Nguyên tử khối của 1 nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử
Vì khối lượng nguyên tử tập trung ở nhân nguyên tử nên nguyên tử khối coi như bằng số khối(Khi không cần độ chính xác)
Vd: Xác định nguyên tử khối của P biết P cóZ=15, N=16 à Nguyên tử khối của P=31
Nguyên tử khối trung bình
Trong tự nhiên đa số nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị(có số khối khác nhau) à Nguyên tử khối của nguyên tố là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị đó
X, Y: nguyên tử khối của đồng vị X, Y
a,b : % số nguyên tử của đồng vị X, Y
Vd: Clo là hỗn hợp của 2 đồng vị
 chiếm 75,77% 
và chiếm 24,23% 
nguyên tử khối trung bình của clo là:
 = + 35,5
VI- Củng cố
Giáo viên và học sinh

File đính kèm:

  • docGiao an hoa 10 gdtx tiet 15.doc