Giáo án lĩnh vực phát triển thẩm mĩ hoạt động giáo dục âm nhạc chủ đề: quê hương – đất nước – bác hồ

1. Yªu cÇu

a. Kiến thức

- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, thuộc lời và hát đúng giai điệu của bài hát “Múa với bạn Tây Nguyên”.

- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi trò chơi “ Nghe giai điệu đoán tên bài hát ”

- Trẻ nhận ra giai điệu của bài hát khi nghe nhạc không lời.

- Trẻ biết được một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước, một số nét văn hóa đặc sắc của vùng Tây Nguyên.

b. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ, trẻ hát đúng giai điệu của bài hát biết thể hiện tình cảm.

- Trẻ lắng nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô.

- Trẻ chơi trò chơi phản ứng linh hoat.

- Trẻ chăm chú nghe cô hát và nhận ra giai điệu của bài hát.

c. Thái độ

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động

- Giáo dục trẻ yêu quê hương đất nước, biết giữ gìn bản sắc dân tộc.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9645 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lĩnh vực phát triển thẩm mĩ hoạt động giáo dục âm nhạc chủ đề: quê hương – đất nước – bác hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ
 Đề tài: Dạy hát: Múa với bạn Tây Nguyên – ST: Mộng Lân
 Nghe hát: Em nhớ Tây Nguyên- ST: Văn Tấn – Trần Quang Huy
 Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu đoán tên bài hát
Néi dung tÝch hîp: ¢m nhac, to¸n
Đối tượng dạy: 4- 5 tuổi.
Số trẻ: 18 - 20 trẻ
Thời gian: 25 – 30 phút
Người soạn: Trịnh Thị Giang
Ngày dạy: 10/3/2014
Người dạy: Trịnh Thị Giang
Đơn vị: Trường Mầm Non Phú Long
1. Yªu cÇu
a. Kiến thức 
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, thuộc lời và hát đúng giai điệu của bài hát “Múa với bạn Tây Nguyên”.
- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi trò chơi “ Nghe giai điệu đoán tên bài hát ”
- Trẻ nhận ra giai điệu của bài hát khi nghe nhạc không lời.
- Trẻ biết được một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước, một số nét văn hóa đặc sắc của vùng Tây Nguyên.
b. Kỹ năng 
- Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ, trẻ hát đúng giai điệu của bài hát biết thể hiện tình cảm.
- Trẻ lắng nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô.
- Trẻ chơi trò chơi phản ứng linh hoat.
- Trẻ chăm chú nghe cô hát và nhận ra giai điệu của bài hát.
c. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 
- Giáo dục trẻ yêu quê hương đất nước, biết giữ gìn bản sắc dân tộc.
2. ChuÈn bÞ 
+ Đồ dùng cho cô.
- Hình ảnh Hồ Gươm, Lăng Bác, Cố đô Hoa Lư, Bến nhà Rồng,
- Nhạc không lời bài hát “Múa với bạn Tây Nguyên”, “Em nhớ Tây Nguyên”, “Nhớ ơn Bác”, “Yêu Hà Nội”
- Trang trí sân khấu hình ảnh ngày hội Tây nguyên, tranh ảnh về con người và trang phục, dụng cụ âm nhạc Tây Nguyên,
- Máy chiếu, Máy tính.
+ Đồ dùng cho trẻ.
- Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, phách tre,
- Bảng gài nốt nhạc.
- Cồng chiêng đồ chơi cho trẻ.
- Ba biển có gắn hình ảnh: Hồ Gươm, Cố đô Hoa Lư, Bến nhà Rồng cho trẻ phân đội.
3. TiÕn hµnh 
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
a. Ho¹t ®éng 1: G©y høng thó
- Cô nói: Xin chào mừng các bạn đến với chương trình “Hành trình văn hóa năm 2014”.
- Đến tham dự chương trình xin giới thiệu 3 đội:
 + Đội miền Bắc
 + Đội miền Trung
 + Đội miền Nam
- Chương trình “Hành trình văn hóa” gồm 4 phần:
 + Phần 1: Tìm hiểu
 + Phần 2: Tài năng
 + Phần 3: Thưởng thức
 + Phần 4: Về đích.
- Trong 4 phần thi ban tổ chức sẽ đưa ra các câu hỏi và các đội dùng chiêng để dành quyền trả lời, đội nào có tín hiệu trước sẽ được trả lời, trả lời đúng sẽ dành được 1 nốt nhạc.
- Thưa các bạn chương trình “ Hành trình văn hóa” là chương trình tìm hiểu một số nét văn hóa của ba miền đất nước. Hôm nay cô sẽ đưa các bạn đi thăm quan các vùng miền qua lần lượt các phần chơi của chương trình.Và ngay bây giờ xin mời các bạn đến với phần 1 mang tên “ Tìm hiểu ”.
- Cô bật hình ảnh Hồ Gươm, Lăng Bác.
+ Hai hình ảnh nói về địa danh nào?( Tặng nốt nhạc).
-> Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam, nơi đây có Bác Hồ kính yêu, tuy Bác đã đi xa nhưng tình cảm của nhân dân ta luôn hướng về Người.
- Hình ảnh Cố đô Hoa Lư.
+ Tiếp theo các bạn đến với địa danh nào đây? ( Tặng nốt nhạc)
 -> “ Chẳng thơm thời cũng thể hoa nhài
 Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
 Các con ạ! Cố đô Hoa Lư là một quần thể di tích quốc gia, có rất nhiều danh lam, khu di tích lịch sử nổi tiếng như đền thờ vua Đinh vua Lê, khu du lịch Tràng An, Bái Đính, Tam Cốc, Bích Động….
- Hình ảnh Tây Nguyên.
- Tạm biệt quê hương Ninh Bình chúng ta đến một địa danh khác nữa.
+ Đó là địa danh nào?( Tặng nốt nhạc)
b. Ho¹t ®éng 2: Dạy hát: Múa với bạn Tây Nguyên.
- Các bạn ạ! Tây Nguyên không chỉ có địa hình cao nguyên đặc trưng mà còn có những di sản văn hóa khổng lồ với nền âm nhạc mang đậm chất Tây Nguyên. Sau đây xin mời các bạn cùng đến với một tác phẩm âm nhạc như thế.
-> Cô hát lần 1:
- Ca khúc vừa rồi đã mở đầu cho phần 2 của chương trình mang tên “ Tài năng ”.
+ Sau đây là câu hỏi của ban tổ chức: Ai có thể đặt tên cho ca khúc vừa rồi.( Tặng nốt nhạc)
-> Ý kiến của các bạn đều rất hay và ý nghĩa. Bài hát nói về các em nhỏ Tây Nguyên cầm cờ hoa cùng nhau nhảy múa tưng bừng hòa trong tiếng đàn T”Rưng ngân vang. Chính vì thế nhạc sĩ Mộng Lân đã đặt tên cho bài hát là “Múa với bạn Tây Nguyên” đấy!
- Để cảm nhận rõ hơn giai điệu của bài hát, cô mời các bạn lắng nghe bài hát lại một lần nữa nhé!
 ->Cô hát lần 2:Cô hát + gõ xắc xô
 + Các bạn vừa được nghe bài hát gì?
 + Do ai sáng tác?
 + Các bạn thấy giai điệu của bài hát như thế nào?( Tặng nốt nhạc).
- Thưa các bạn! Hôm nay đến với vùng đất Tây Nguyên, chúng ta hãy cùng các bạn nhỏ nơi đây “ Cùng nhau múa hát kết đoàn” bên cây đàn T”Rưng truyền thống nhé!
- Trẻ biểu diễn:
+ Cả lớp đứng nhún theo bài hát.
+ Tố biểu diễn.
+ Nhóm, đội cá nhân hát xen kẽ nhau.
+ Cả lớp đứng hát nối tiếp nhau. Cô đưa tay về phía đội nào thì đội ấy hát và khi cô đánh nhịp bằng hai tay thì cả lớp cùng hát.
- Qua phần thi “Tài năng” vừa rồi, cô thấy 3 đội đều rất xuất sắc, dành tặng cho mỗi đội 1 nốt nhạc.
c. Ho¹t ®éng 3: Nghe hát: Em nhớ Tây Nguyên
- Các bạn ạ! Tây Nguyên nổi tiếng với lễ hội cồng chiêng là không gian văn hóa nổi bật với những âm thanh ngân nga, sâu lắng hòa quyện vào đất trời và con người Tây Nguyên. Đến nơi đây, chúng ta không thể không hòa mình vào âm thanh huyền diệu và thiêng liêng đó, khi xa rồi tất cả chúng ta đều mang những âm thanh đó bên mình. Có một bạn nhỏ khi đi xa cũng nhớ về Tây Nguyên như thế. Sau đây xin mời các bạn đến với giai điệu thiết tha của ca khúc “Em nhớ Tây Nguyên” Sáng tác: Văn Tấn – Trần Quang Huy qua phần 3 của chương trình mang tên “Thưởng thức”
-> Cô hát lần 1: kết hợp nhạc không lời.
+ Cô vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác.( Tặng nốt nhạc)
+ Các bạn thấy giai điệu của bài hát như thế nào?
- Để cảm nhận rõ hơn giai điệu bài hát xin mời các bạn cùng lắng nghe bài hát một lần nữa nhé!.
-> Cô hát lần 2: Kết hợp nhạc không lời.
+ Các bạn thấy giai điệu của bài hát này như thế nào?( Tặng nốt nhạc)
- Thưa các bạn! bài hát “ Em nhớ Tây Nguyên” không chỉ có lời ca thật ý nghĩa mà còn có điệu múa mang đậm chất Tây Nguyên. Sau đây xin mời các bạn cùng thưởng thức.
- > Lần 3: Cô múa trên nền nhạc.
d. Ho¹t ®éng 4: Trß ch¬i âm nhạc: “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”. 
- Như các bạn đã được biết, Tây Nguyên là một vùng đất với kho tàng văn hóa đặc sắc không chỉ với những âm thanh của những dụng cụ âm nhạc ngân vang đất trời mà ở đó còn có các trò chơi dân gian thể hiện sinh động về cuộc sống của con người nơi đây. Và sau đây xin mời các bạn cùng hòa vào cuộc sống ấy thông qua một trò chơi của chương trình mang tên “ Nghe giai điệu đoán tên bài hát” – đó cũng chính là thi “ Về đích” – là phần cuối của chương trình “ Hành trình văn hóa” ngày hôm nay.
- Luật chơi như sau: Ban tổ chức sẽ đưa ra một đoạn nhạc, các đội sẽ dùng chiêng để dành quyền trả lời, câu trả lời của các đội là nói tên bài hát và hát lại bài hát đó. Đội nào trả lời đúng sẽ giành được một nốt nhạc, trả lời sai sẽ phải nhường quyền trả lời cho đội khác.
- Cô bật nhạc cho trẻ chơi: 
 Múa với bạn Tây Nguyên
 Em nhớ Tây Nguyên
 Yêu Hà Nội
 Nhớ ơn Bác
- Cô cho trẻ chơi và tặng nốt nhạc cho đội trả lời đúng.
- Các bạn ạ! Chương trình “Hành trình văn hóa năm 2014” ngày hôm nay đã cho chúng ta hiểu thêm về văn hóa nghệ thuật Tây Nguyên và đó là di sản văn hóa cần giữ gìn và bảo tồn cho mai sau. Và tất nhiên trước khi kết thúc chương trình chúng ta cùng kiểm tra kết quả của 3 đội nhé?
- Cô cùng trẻ đếm số nốt nhạc của từng đội và tuyên bố đội thắng cuộc. Tuyên dương trẻ.
Thưa các bạn Tây Nguyên như một cuốn sách ảnh khó có thể nói được mọi điều hi vọng trong chương trình “Hành trình văn hóa” ngày hôm nay sẽ giúp các bạn có thêm những hiểu biết về văn hóa Tây Nguyên
- Đến đây chương trình xin được kết thúc, xin chào và hẹn gặp lại.
* KÕt thóc: Hát “Múa với bạn Tây Nguyên” ra ngoài
TrÎ đứng hình chữ U dơ tấm biển của đội mình.
Trẻ vỗ tay
TrÎ vỗ tay
trÎ l¾ng nghe
Hình ảnh Lăng Bác và Hồ Gươm ạ.
Hình ảnh Cố đô Hoa Lư ạ.
Hình ảnh về Tây Nguyên ạ.
Trẻ lắng nghe cô hát
Trẻ nói lên ý kiến của mình
Trẻ lắng nghe cô hát
Trẻ trả lời: Vui tươi, rộn ràng
Trẻ biểu diễn
Trẻ lắng nghe cô hát
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ hưởng ứng theo cô
Trẻ trả lời: Thiết tha, dịu dàng
Trẻ lắng nghe.
Trẻ chơi trò chơi vui vẻ đúng luật
Trẻ gõ chiêng và hát bài hát.
Trẻ đếm số nốt nhạc cùng cô
Trẻ vỗ tay
Trẻ kiểm tra kết quả cùng với cô
Trẻ hát và đi ra ngoài.

File đính kèm:

  • docgiao an 45 tuoi mua voi ban tay nguyen.doc