Giáo án Lịch sử lớp 9 - Trường THCS Hải Dương

A.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

-Nắm được những nét chính về công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ II đến những năm 50, qua đó thấy được những tổn thất nặng nền trong chiến tranh và tinh thần lao động sáng tạo, quên mình của nhân dân Liên Xô nhằm khôi phục đất nước.

 -Nắm được những thành tựu to lớn và những hạn chế, thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ năm 1945 đến nữa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

2. Kỉ năng:

- Biết khai thác tư liệu lịch sử, tranh ảnh để hiểu thêm những vấn đề kinh tế xã hội của Liên Xô và các nước Đông Âu.

 - Biết so sánh sức mạnh của Liên Xô với các nước tư bản những năm sau chiến tranh thế giới thứ II.

3.Thái độ:

-Giáo dục lòng tự hào về những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô, thấy được tính ưu việt của CNXH và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng cộng sản và nhà nước Xô Viết.

 - Biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

 

doc80 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 - Trường THCS Hải Dương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hái quát, phân tích tổng hợp.
3.Thái độ:
- Giúp HS nhận thức được một cách khái quát toàn cảnh thế giới của nữa sau thế kỉ XX với những diễn biến phức tạp và đấu tranh gay gắt vì mục tiêu: hoà bình thế giới, độc lập dân tộc và hợp tác phát triển. 
B.PHƯƠNG PHÁP:
 - Đồ dùng trực quan tranh ảnh, bản đồ.
- Nêu vấn đề, phân tích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, hoạt động nhóm, kể chuyện...
C. CHUẨN BỊ:
	- Thầy: Một số tranh ảnh, bản đồ thế giới. Một số tranh ảnh về hoạt động của khối quân sự, các vũ khí mới.
	- Học sinh: Soạn bài, sưu tầm tranh ảnh về các nước châu Âu.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: - VS các nước Tây Âu lại có xu hướng liên kết?
III. Tiến trình lên lớp
1.Đặt vấn đề: Sau chiến tranh thế giới thứ 2 một trật tự thế giới mới được hình thành trật tự 2 cực Ianta do 2 siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực. Trật tự 2 cực được hình thành trong bối cảnh lịch sử nào? Hội nghị Ianta đã quyết định những vấn đề quan trọng gì? Diễn biến cuộc chiến tranh lạnh và tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh ra sao? Để tả lưòi câu hỏi trên chúng ta cần tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
 2.Triển khai bài:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức 
 * Hoạt động 1:
 GV:Bối cảnh lịch sử dẫn đến việc triệu tập Hội nghị I-an-ta?
HS: Cuối 1944 đầu 1945, chiến tranh thế giới thứ II bước vào giai đoạn cuối, sự thất bại của CNPX là không thể tránh khỏi, việc kết thúc chiến tranh và phân chia lại khu vực ảnh hưởng thế giới sau chiến tranh được đặt ra và cần được giải quyết Hội nghị I-an-ta được triệu tập gồm có nguyên thủ của 3 cường quốc (LX - Xta-lin, Mĩ - Ru-dơ-ven, Anh - Sớc-xin). Từ 4 -> 11/2/1945
GV:Cho HS quan sát H22 SGK: ba nguyên thủ các cường quốc tại Hội nghị I-an-ta.
GV: Hội nghị đã thông qua nghị quyết nào?
HS:Quyết định phân chia lại khu vực ảnh hưởng giữa 2 cường quốc Xô- Mĩ: Đối với nước Đức, châu Âu, châu Á...
GV; Hệ quả của hội nghị Ianta?
Những quyết định trên trở thành trật tự thế giới mới:Trật tự 2 cực I-an-ta.
GV:Giải thích rõ k/n thế nào là'' trật tự 2 cực I-an-ta '': Những quyết định của Hội nghị I-an-ta đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới mà chủ yếu là 2 cực:Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực
 à nên gọi trật tự 2 cực I-an-ta.
 * Hoạt động 2:
GV: LHQ ra đời trong hoàn cảnh nào?
GV:Giới thiệu cho HS biết trong Hội nghị I-an-ta còn có một quyết định quan trọng khác là thành lập một tổ chức quốc tế mới là Liên hợp quốc từ 25 à26- 6-1945 tại Xan-phran-xi-xcô(Mĩ), H23 SGK.
GV: Nhiệm vụ chính của tổ chức Liên hợp quốc là gì? Những việc đã làm được của Liên hợp quốc từ khi thành lập đến nay?
HS:Thảo luận nhóm à kết quả.
GV nhận xét và chốt:
-Nhiệm vụ của Liên hợp quốc là duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế về kinh tế và văn hoá...
-Những việc đã làm của Liên hợp quốc trong hơn 50 năm qua: duy trì hoà bình và an ninh thế giới, giúp đỡ các nước phát triển kinh tế và văn hoá.
Ví dụ:Xoá bỏ CNPBCT:Nam Phi, Cam pu chia, Công gô, Nam Tư .
Việt Nam gia nhập 20-9-1977(tư liệu). Nay có 191 thành viên
 * Hoạt động 3:
GV: Hoàn cảnh nào Mĩ đề ra cuộc hciến tranh lạnh?
GV: Sau chiến tranh thế giới II Mĩ và LX đối đầu nhau (XHCN và ĐQ)
GV: Giới thiệu xuất hiện chiến tranh lạnh giữa 2 siêu cường, 2 phe TBCN-XHCN.
GV: Biểu hiện của chiến tranh lạnh? Hậu quả?
HS:Chạy đua vũ trang, thành lập các khối liên minh quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh khu vực.
-Làm tình hình thế giới luôn căng thẳng, nguy cơ chiến tranh thế giới mới, chi phí tốn kém, gây ra đói nghèo, bệnh tật...
 * Hoạt động 4:
GV:Chiến tranh lạnh kết thúc vào thời gian nào?
HS:12-1989 hai tổng thống Mĩ và Liên Xô là Bu-sơ và Gooc-ba-chốp cùng tuyên bố chấm dứt.
GV: Sau chiến tranh lạnh thế giới thay đổi theo xu hướng nào?
HS:Hoà hoãn, hoà dịu trong quan hệ quốc tế.-Hình thành trật tự đa cực nhiều trung tâm. Các nước đều lấy chiến lược kinh tế làm chiến lược trọng tâm. Xuất hiện nhiều xung đột quan sự hoặc nội chiến giữa các phe phái.
GV phân tích thêm nhấn mạnh: Mặc dù tồn tại nhiều xu thế phát triển trong thế giới ngày nay, song xu thế chung của thế giới là hoà bình, ổn định, hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức của các dân tộc.
GV:Tại sao xu thế hợp tác vừa là thời cơ vừa là thách thức của các dân tộc?
HS:Thời cơ: có ĐK hội nhập vào nền kinh tế thế giới, khu vựcà rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Aïp dụng những thành tưu KHKT vào sản xuất.
Thách thức:Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hoà tan.
I.Sự hình thành trật tự thế giới mới:
1. Bối cảnh lịch sử : 
- Chiến tranh thế giới thứ II bước vào giai đoạn cuối. Hội nghị Ianta được triệu tập (LX)
-Thành phần: Nguyên thủ các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
2. Nội dung:
-Quyết định: định phân chia lại khu vực ảnh hưởng giữa 2 cường quốc Xô- Mĩ: Đối với châu Âu, châu Á...
3.Hệ quả
- Trật tự Ianta được hình thành do LX và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
II.Sự thành lập Liên hợp quốc:
- Hội nghị Ianta quyết định thành lập LHQ.
-Nhiệm vụ của Liên hợp quốc: duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế về kinh tế và văn hoá...
-Những việc đã làm của Liên hợp quốc trong hơn 50 năm qua: duy trì hoà bình và an ninh thế giới, giúp đỡ các nước phát triển kinh tế và văn hoá.
III.Chiến tranh lạnh:
- Sau chiến tranh:xuất hiện tình trạng chiến tranh lạnh giữa 2 siêu cường, 2 phe TBCN-XHCN.
-Biểu hiện: Chạy đua vũ trang, thành lập các khối liên minh quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh khu vực.
- Hậu quả: Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ chiến tranh thế giới mới, chi phí tốn kém, gây ra đói nghèo, bệnh tật...
IV.Thế giới sau chiến tranh lạnh:
-12-1989 hai tổng thống Mĩ và Liên Xô cùng tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
-Xu hướng phát triển của thế giới hiện nay:
+ Hoà hoãn, hoà dịu trong quan hệ quốc tế. 
+ Hình thành trật tự đa cực nhiều trung tâm.
+ Các nước đều lấy chiến lược kinh tế làm chiến lược trọng tâm.
 + Xuất hiện nhiều xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái.
3/ Củng cố: 
- Sự hình thành trật tự thế giới mới? 
- Sự thành lập Liên hợp quốc?
- Tình hình thế giới sau "chiến tranh lạnh". Những hiện tượng mới và những xu thế phát triển hiện nay của thế giới? 
IV/ Dặn dò:Học bài, trả lời câu hỏi SGK, làm bài tập.
Soại bài12 chú ý: -Nguồn gốc những thành tựu chủ yếu, ý nghĩa lịch sử và tác động của cuộc cách mạng KHKT diễn ra sau chiến tranh thế giới thứ II?
Sưu tầm một số tranh ảnh về những thành tựu KHKT?
	......................................................
Tiết 14 	 Ngày soạn
CHƯƠNGV: CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC KỈ THUẬT TỪ 1945 ĐẾN NAY
BÀI 12: 
NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ 
CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC KỈ THUẬT
A.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Hiểu được nguồn gốc, những thành tựu chủ yếu, ý nghĩa lịch sử và tác động của cuộc cách mạng KHKT diễn ra sau chiến tranh thế giới thứ II.
2. Kỉ năng: Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích, đối chiếu
3.Thái độ:- Giúp HS nhận rõ ý chí vươn lên không ngừng, cố gắng không mệt mỏi, sự phát triển không giới hạn của trí tuệ con người nhằm phục vụ cuộc sống ngày đòi hỏi cao của con người qua các thế hệ. 
- Giáo dục học sinh ý chí hoài bão vươn lên chiếm lĩnh thành tựu khoa học đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 
B.PHƯƠNG PHÁP:
- Đồ dùng trực quan tranh ảnh, bản đồ.
- Nêu vấn đề, phân tích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, hoạt động nhóm, kể chuyện...
C. CHUẨN BỊ:
	1. Thầy: Một số tranh ảnh về các thành tựu KHKT .
	2. Học sinh: Soạn bài, sưu tầm tranh ảnh về các thành tựu KHKT.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: 
 - Nêu các xu hướng phát triển của thế giới ngày nay?
III. Tiến trình lên lớp
1.Đặt vấn đề: Từ những năm 40 thế kỉ XX, loài người đã bước vào cuộc CMKH-KT với những nội dung phong phú, tốc độ phát triển và những kết quả về mọi mặt, nó có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con người. Để tìm hiểu nguồn gốc, thành tựu và những tác động của cuộc CMKHKT chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
2.Triển khai bài:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dungkiến thức
* Hoạt động 1:
GV: Thế giới sau chiến tranh thế giới thứ II xuất hiện những vấn đề toàn cầu cần giải quyết: Sụ bùng nổ dân số, sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên...
Trước tình hình đó đặt ra cho loài người vấn đề cấp thiết nào cần giải quyết?
HS:Những đòi hỏi bấc thiết đó đặt ra cho cuộc cách mạng KHKT phải giải quyết, trước hết là tìm kiếm công cụ sản xuất mới có kỉ thuật và năng suất cao, tạo ra những vật liệu mới.
GV:Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm: 1, 2:Những thành tựu cơ bản trong lĩnh vực khoa học cơ bản?
Nhóm 3, 4: Những thành tựu cơ bản trong lĩnh vực khoa học- kỉ thuật khác?
Nhóm 5, 6 :Quan sát kênh hình 24, 25, 26 từ đó rút ra nhận xét?
Các nhóm dựa vào SGK trình bày kết quả.
GV:Nhận xét, và chốt:
-Trong lĩnh vực KH cơ bản: Toán học, vật lý, hoá học, sinh học.
-Những phát minh về công cụ sản xuất mới:Máy tính, máy tự động, hệ thống tự động.
-Tìm ra nguồn năng lượng mới:Nguyên tử, mặt trời, gió...
-Sáng chế ra vật liệu mới:Pôlime
-Cách mạng xanh trong nông nghiệp.
-Tiến bộ trong giao thông vận tải thông tin liên lạc.
-Thành tựu trong chinh phục vũ trụ.
H24:3- 1997 các nhà khoa học tạo ra được 1 con cừu bằng sinh sản vô tính(cừu Đô-li). 
6- 2000 tiến sĩ Cô-lin đã công bố ''Bản đồ gien người''...
Đây là những tiến bộ phi thường , kì diệu à những thay đổi lớn trong cuộc sống.
* Hoạt động 2:
GV:Ý nghĩa của của cách mạng KHKT ?
HS:Mang lại tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những thay đổi trong cuộc sống con người, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống.
GV: Cách mạng KHKT có tác động gì đến đời sống con người và sản xuất?
HS:Tích cực:Thay đổi cơ cấu dân cư lao động, các ngành dịch vụ tăng.
Tiêu cực: Nạn ô nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, bệnh dịch...
I. Những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng KHKT
-Trong lĩnh vực KH cơ bản: Toán học, vật lý, hoá học, sinh học.
-Những phát minh về công cụ

File đính kèm:

  • docLich Su 9 HK1.doc
Giáo án liên quan