Giáo án Lịch sử lớp 9 - Tiết 47: Lịch sử địa phương chiến thắng đồng dương, một chiến công của quân dân Thăng Bình

A. Mục tiêu bài học:

 1.Kiến thức: giúp học sinh nắm được sơ lược về diễn biến của chiến thắng Đồng Dương và ý nghĩa to lớn của chiến thắng này trong công cuộc đấu tranh chống Mĩ cứu nước của quân và dân Thăng Bình nói chung và nhân dân xã Bình Định nói riêng.

 2. Tư tưởng: Tự hào về truyền thống cách mạng ở địa phương, các em sẽ ra sức học tập để xây dựng đất nước, nối tiếp truyền thống này.

 B. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chánh Huyện Thăng Bình

 - Tư liệu về chiến thắng Đồng Dương

 - Hình ảnh về phật viện Đồng Dương

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 - Tiết 47: Lịch sử địa phương chiến thắng đồng dương, một chiến công của quân dân Thăng Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 47. LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
CHIẾN THẮNG ĐỒNG DƯƠNG, MỘT CHIẾN CÔNG CỦA QUÂN DÂN THĂNG BÌNH
( BÀI GIẢNG NÀY CÓ THỂ VỪA CHO HS ĐI THAM QUAN VỪA NÓI CHUYỆN)
Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức: giúp học sinh nắm được sơ lược về diễn biến của chiến thắng Đồng Dương và ý nghĩa to lớn của chiến thắng này trong công cuộc đấu tranh chống Mĩ cứu nước của quân và dân Thăng Bình nói chung và nhân dân xã Bình Định nói riêng.
 2. Tư tưởng: Tự hào về truyền thống cách mạng ở địa phương, các em sẽ ra sức học tập để xây dựng đất nước, nối tiếp truyền thống này.
 B. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chánh Huyện Thăng Bình 
 - Tư liệu về chiến thắng Đồng Dương
 - Hình ảnh về phật viện Đồng Dương
 C. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp, điểm danh: 
 - 9/1
 - 9/2.
 - 9/3.
 2. Kiểm tra: Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của công cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước của nhân dân ta?
 3. Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài:Như chúng ta đã biết UBND tỉnh Quảng Nam vừa ra quyết định công nhận chiến thắng Đồng Dương là di tích lịch sử cấp tỉnh và xã Bình Định Bắc cũng chuẩn bị tổ chức đón nhận Bằng công nhận di tích lịch sử này. Vậy chiến thắng này nó diễn ra như thế nào ? Ta sẽ tìm hiểu hôm nay.
 b. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Ghi bản (Phần HS cần nắm)
Cho 1 em học sinh giới thiệu sơ lược về Đồng Dương (Quê hương của mình)
? Em hiểu gì về Đồng Dương?
 GV giới thiệu về phế tích này: Trước kia vào năm 875 vua In dra varmanII đã xây dựng ở đây một tu viện Phật giáo để thờ một Bồ tát bảo hộ cho Vương triều Laksmindra Lụkesvara Svabhayada. Hiện nay qua thời gian và chiên tranh đã bị tàn phá và chỉ còn là phế tích.
 Nhưng đây cũng là nơi trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước cũng bị bọn Mĩ càn quét, cày xới nặng nề. 
 Nhưng quân và dân ta đã anh dũng chống trả quyết liệt , đánh thắng 2 trận càn lịch sử. 
a. Trận thứ nhất :(Trận Đồng Dương 1)
 Diễn ra vào ngày 8 và 9/12/1965 lực lượng du kích địa phương cùng với các chiến sĩ sư đoàn 2 tiểu đoàn 70 của tỉnh đã kết hợp chống trả 
** Kết quả: (Ghi ở bản phụ)
b. Trận Đồng Dương 2:
Sau chiến thắng Đồng Dương 1, dịch dùng âm mưu đổ quân trở lại Đồng Dương vào ngày 16/3/1966 chúng dùng phi pháo bắn nát khu Đồng Dương và dùng máy bay đổ bộ một trung đoàn ngụy.
 Quân và dân ta đã siết chạc vòng vây. Đến sáng 17/3/1966 ta tiêu diệt gọn 2 tiểu đoàn địch và làm thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn khác .
** Kết quả: ( Ghi ở bản phụ)
? Em có thể cho biết nguyên nân thắng lợi của 2 trận thắng này?
? 2 chiến thắng này có ý nghĩa lịch sử gì?
a.Trận Đồng Dương 1:
 Diễn ra ngày 8 và 9/12/1965
 **Kết quả: Diệtb bắt sống và làm bị thương 2000 tên.Bắt sống tên trung đoàn trưởng ngụy.
Thu trên 1000 khẩu súng các loại , bắn rơi 1 máy bay địch.
b. Trận Đồng Dương 2: Nổ ra vào ngày 16 và 17/3/1966.
**Kết quả : Diệt và làm bị thương 700 tên, bắt sống 90 tên, thu nhiều súng đạn và quân trang quân dụng.
**Nguyên nhân thắng lợi:
 - Sự lãnh đạo của Đảng
 - Tinh thần đấu tranh kiên cường của quân và dân ta
 - Sự ủng hộ của nhân dân
** Ý nghĩa lịch sử:
Ghi lại những trang sử vẻ vang hào hùng và truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của người dân xã Bình Định nói riêng và huyện Thăng Bình nói chung.

File đính kèm:

  • docLich su dia phuong.doc