Giáo án Lịch sử lớp 9 - Tiết 31: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)

A- Mục tiêu bài học:

 Giúp học sinh nắm được:

 - Nguyên nhân dẫn tới cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ (19/12/1946).

 - Nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp. Đó là đường lối của cuộc chiến tranh nhân dân.

 - Những thắng lợi mở đầu có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta trên các mặt trận. Âm mưu và thủ đoạn của thực dân Pháp trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1950).

 - Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng cho học sinh.

 - Rèn kỹ năng sử dụng tranh ảnh, bản đồ các chiến dịch, các trận đánh.

 B- Chuẩn bị:

 - Giáo viên: + Nghiên cứu soạn bài.

 + Bản đồ chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947.

- Học sinh: Học + Đọc theo Sách giáo khoa.

 

doc2 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 - Tiết 31: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCSTừ Liờm Giỏo ỏn sử 9 Giỏo viờnNguyễn Xuõn Hón
Ngày soạn :2/3/210 Ngày day :6/3/10
Tiết 31: những năm đầu của cuộc kháng chiến 
toàn quốc chống thực dân pháp (1946-1950)
	A- Mục tiêu bài học:
	Giúp học sinh nắm được:
	- Nguyên nhân dẫn tới cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ (19/12/1946).
	- Nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp. Đó là đường lối của cuộc chiến tranh nhân dân.
	- Những thắng lợi mở đầu có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta trên các mặt trận. Âm mưu và thủ đoạn của thực dân Pháp trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1950).
	- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng cho học sinh.
	- Rèn kỹ năng sử dụng tranh ảnh, bản đồ các chiến dịch, các trận đánh.
	B- Chuẩn bị: 
	- Giáo viên: + Nghiên cứu soạn bài.
 + Bản đồ chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947. 
- Học sinh: Học + Đọc theo Sách giáo khoa.
	C- Tiến trình: 
- ổn định tổ chức.
	- Kiểm tra: Em hãy trình bày tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám ?
- Bài mới:
I- Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ (19/12/1946):
Giáo viên: Mặc dù ta đã ký ... thực dân Pháp đã có thái độ gì ? Mục đích ? (Xâm lược nước ta một lần nữa).
? Để thực hiện mục đích Pháp đã có những hành động gì ?
 ? Trước tình hình đó Trung ương Đảng có quyết định gì ? Em có nhận xét gì về quyết định này ?
? Em hãy nêu nội dung chủ yếu lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ?
? Hưởng ứng lời kêu gọi, nhân dân đã có hành động gì ?
? Tính chất, mục đích, nội dung, phương châm của cuộc kháng chiến chống Pháp là gì ?
? Tại sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp là chính nghĩa và có tính chất nhân dân (Phần chữ nhỏ Trang 104).
1- Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ:
- Pháp tìm cách phá hoại:
+ Cuối tháng 11/1946 tấn công cơ sở cách mạng ,..
+ Ngày 20/11/1946 khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.
+ Đầu tháng 12/1946 liên tiếp gây xung đột vũ trạng ở Hà Nội.
+ Ngày 18/12/1946 gửi tối hậu thư.
- Đảng ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
- Nội dụng: Sách giáo khoa Trang 104.
- Đêm 19/12/1946 tiếng súng kháng chiến bắt đầu.
2- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta:
- Đường lối kháng chiến là cuộc chiến tranh nhân dân: Là toàn dân (3 thứ quân) toàn diện (quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao), trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
	II- Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16:
? Mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ta chủ động tiến công Pháp ở những nơi nào ? (Hà Nội ...)
 ? Ta giam chân địch trong thành phố để nhằm mục đích gì ? (Di chuyển kho tàng ...)
? Cuộc chiến đấu ở các đô thị khác diễn ra như thế nào ?
? Tại Vinh ?
? Theo em cuộc chiến đấu giam chân địch trong các thành phố có ý nghĩa gì ?
- Hà Nội:
+ Từ ngày 19/12/1946 đến ngày 17/2/1947 cuộc chiến đấu giam chân địch trong thành phố rất gay go và quyết liệt.
- Tại các thành phố khác:
+ Ta chủ động tiến công, giam chân địch để chủ lực ta rút lui lên chiến khu.
+ Vinh: Ta buộc địch đầu hàng.
- ý nghĩa: Tạo điều kiện thuận lợi để chủ lực ta rút lui an toàn lên chiến khu, chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài.
III- Tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài:
? Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ta được chuẩn bị như thế nào ?
- Từ cuối tháng 11/1946 ta tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến:
+ Di chuyển máy móc, thiết bị.
+ Tản cư.
- Chuẩn bị kháng chiến về mọi mặt:
+ Chính trị: Chia nước ta thành 12 khu hành chính và quân sự.
+ Quân sự: Mọi người dân từ 18 đến 45 tuổi đều tham gia lực lượng vũ trang.
+ Kinh tế: Duy trì và phát triển sản xuất thành lập Nha tiếp tế.
+ Giáo dục: Bình dân học vụ tiếp tục phát triển
	* Củng cố: Trình bày cuộc chiến đấu giam chân địch trong thành phố Hà Nội ?
	* Dặn dò: Đọc + Học tiếp theo Sách giáo khoa.
D- Rút kinh nghiệm: ..
..
.

File đính kèm:

  • docT.31.doc
Giáo án liên quan