Giáo án Lịch sử 9 - Trường THCS Gia Lâm

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

- Những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và sau đó tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của CNXH.

- Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nước Đông Ấuau năm 1945: Giành thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ dan chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng CNXH.

- Sự hình thành hệ thống XHCN thế giới.

2. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng phân tích và nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử.

3. Thái độ:

- Khẳng định những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Ở các nước này đã có những thay đổi căn bản và sâu sắc. Đó là những sự thật lịch sử.

- Với những tình hình thay đổi và có lúc gián đoạn Việt Nam vẫn duy trì và phát triển mối quan hệ với Liên Xô và Đông Âu. Cần trân trọng mqh truyền thống quý báu đó, nhằm tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị và đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác phát triển thiết thực phục vụ công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá.

B. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: SGK, SGV, bản đồ Liên xô và các nước Đông Âu, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

I. Ổn định :

II. Kiểm tra bài cũ:

III. Bài mới:

* Giới thiệu bài:

Ở chương trình lịch sử lớp 8phần lsử TG hiện đại các em đã học từ từ năm 1917 đến năm 1945; phần lsử Việt Nam học từ 1858 đến 1918; chương trình lịch sử lớp 9 các em cũng sẽ tìm hiểu hai phần:

- LSTG hiện đại từ năm 1945 đến nay.

 - LSVN từ năm1919 đến nay.

Bài 1 các em sẽ tìm hiểu về tình hình Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX.

 

doc47 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Trường THCS Gia Lâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh tế - xã hội, các nước cần hợp tác, liên minh với nhau để phát triển.
+ Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước ĐNA thành lập.
Mục tiêu: phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên, duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
Từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10”
- Từ những năm 90 xu hướng của ASEAN là mở rộng thành viên, lần lượt các nước trong khu vực tham gia tổ chức ASEAN.
- Hoạt động trọng tâm của ASEAN là hợp tác kinh tế.
Củng cố- dặn dò:
G. (Treo bảng phụ bài tập) Khoanh tròn vào câu trả lời đúngvề những biến đổi quan trọng nhất của các nước ĐNA từ sau CTTG2 đến nay:
Trở thành khu vực kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới.
Tất cả các nước trong khu vực đã giành đc độc lập.
Tất cả các nước đều tham gia tổ chức ASEAN.
Đạt đc nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế.
Lập bảng thống kê về các nước ĐNA (Tên nước, thủ đô, thời gian giành độc lập, thời gian gia nhập tổ chức ASEAN).
Học bài trả lời câu hỏi SGK.
Đọc và chuẩn bị bài 6.
Rút kinh nghiệm:
Tuần: 7
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết: 7
Bài 6. CÁC NƯỚC CHÂU PHI
MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Kiến thức: Giúp H. nắm đc:
- Tình hình chung của các nước Châu Phi sau CTTG2: cuộc đấu tranh giành độc lập và sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước Châu Phi.
- Cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hoà Nam Phi.
Kỹ năng: 
 Rèn kỹ năng sử dụng lược đồ Châu Phi và bản đồ TG, hướng dẫn H. khai thác tài liêu , tranh ảnh để các em hiểu thêm về Châu Phi.
Thái độ:
 GD H. tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ và ủng hộ nhân dân Châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập, chống đói nghèo.
B. CHUẨN BỊ.
Giáo viên: Bản đồ TG, lược đồ Châu Phi, tranh ảnh tài liệu liên quan đến bài học.
Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Ổn định .
Kiểm tra bài cũ: 
? Trình bày những nét chính về tình hình ĐNA trước và sau 1945?
? ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động?
Bài mới: 
* Giới thiệu bài:
	Châu Phi là một lục địa rộng lớn, đông dân. Từ sau CTTG2 phong trào đấu tranh chống CNTD giành độc lập dân tộc của các dân tộc Châu Phi diễn ra sôi nổi, rộng khắp, đến nay hầu hết các nước Châu Phi đã giành đc độc lập. Sau khi giành đc độc lập các nước Châu Phi ra sức phát triển kinh tế, văn hoá để thoát khỏi tình trạnh đói nghèo và lạc hậu. Để hiểu cuộc đấu tranh của các dân tộc Châu Phi và công cuộc phát triển kinh tế diễn ra ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi nhớ
G. Sử dụng bản đồ thế giới để giới thiệu vị trí địa lí và đktn của các nước Châu Phi.
? Nêu nét chính về cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Châu Phi?
G. Phong trào nổ ra sớm nhất ở Bắc Phi vì đây là nơi có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác.
G. Treo lược đồ trống:
? Điền vào lược đồ thời gian các nước Châu Phi giành độc lập?
H. lên bảng điền-H. khác nhận xét, bổ sung.
? Năm 1960, Châu Phi có điểm gì đáng chú ý?
? nhiều nước Châu Phi giành độc lập đã dẫn đến kết quả gì?
H. Hệ thống thuộc địa của CNĐQ ở Châu Phi tan rã.
? Sau khi giành đc độc lập tình hình Châu Phi ntn?
H. Đọc phần in nhỏ /SGK.
G. Hiện nay, Châu Phi là lục địa nghèo và kém phát triển nhất TG. Sản lượng lương thực đầu người chỉ bằng 70% của những năm 70. Vào những năm 60 đã tự túc đc lương thực và có xuất khẩu. Hiện 
nay, 2/3 dân số Châu Phi không đủ ăn, 1/4 đói kinh niên (=< 150 triệu người).
- Châu Phi có tỉ lệ tăng dân số cao nhất thế giới: Ru-an-đa: 5,2%/năm; Ăng-gô-la, Ni-giê-ri-a, Ma-li: 5,1%/năm
- Tỉ lệ người mù chữ cao nhất thế giới: Ghi-nê: 70%, Mô-ri-ta-ni: 69%, Xê-nê-gan: 68%, Ma-rốc: 64%, CH Nam Phi: 50%, An-giê-ri: 46%....
=> Trong những năm gần đây các nước Châu Phi đang tích cực tìm kiếm các giải pháp để giải quyết các xung đột, khắc phục khó khăn, thành lập các tổ chức liên minh khu vực (AU). Có thể nói rằng cuộc đt để xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu còn gian nan, vất vả hơn cuộc đt giành độc lập tự do.
G. SD lược đồ Châu Phi giới thiệu vị trí của nước Cộng hoà Nam Phi.
? Em biết gì về nước Cộng hoà Nam Phi?
G. Giải thích A-pác-thai: C/s phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo của Đảng Quốc dân(Đảng của người da trắng) chủ trương tước đoạt mọi quyền lợi cơ bản về chính trị - kinh tế, xã hội của người da đen ở đây. Họ lập luận rằng người da đen không thể bình đẳng với người da trắng. Nhà cầm quyền đã ban bố trên 70 đạo luậtphân biệt đối xử và tước bỏ quyền làm người của dân da đen và da mầu ở đây, quyền bóc lột Nam Phi đc xác nhận bằng Hiến pháp.
? Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Châu Phi diễn ra ntn?
H.
G. cho H. quan sát H.13- giới thiệu vài nét về Nen-xơn Man-đê-la.
? Hiện nay Nam Phi đưa ra chủ trương phát triển kinh tế ntn?
G. Nam Phi là một nước giàu có tài nguyên thiên nhiên như vàng, ủanium, kim cương, khí tự nhiên
H. Trả lời
G.- NX và kết luận.
 - Cho H. quan sát một số bức ảnh về Châu Phi hiện nay.
Tình hình chung.
- Sau CTTG2 phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Châu Phi diễn ra sôi nổi, nhiều nước đã giành đc độc lập: Ai Cập, An-giê-ri.
- Năm 1960, 17 nước tuyên bố độc lập (năm Châu Phi).
- Từ cuối những năm 80 đến nay, tình hình Châu Phi luôn ở trong tình trạng khó khăn và không ổn định với: nội chiến, xung đột, đói nghèo, dịch bệnh
Cộng hoà Nam Phi.
- Năm 1961,Cộng hoà Nam Phi tuyên bố độc lập.
- Chính quyền thực dân da trắng thi hành chính sách phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) cực kì tàn bạo.
Năm 1993, chế độ A-pác-thai bị xoá bỏ ở Nam Phi.
 5/1994, Nen-xơn-Man-đê-lảtở thành tổng thống da đen đầu tiên.
Chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt.
- Hiện nay chính quyền mới ở Nam Phi đề ra “Chiến lược kinh tế vĩ mô” nhằm phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và phân phối lại sản phẩm.
Củng cố- dặn dò: 
Trình bày ptgpdt ở Châu Phi trên lược đồ?
Lập bảng thống kê những sự kiện chính trong ptgpdt của nhân dân Châu Phi?
Sưu tầm tài liệu tranh ảnh về Châu Phi từ 1945 đến nay.
Học bài, xem trước bài 7. 
Rút kinh nghiệm:
Tuần: 8
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết: 8
Bài 7. CÁC NƯỚC MĨ LA-TINH.
MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: 
	Học sinh nắm đc khái quát tình hình Mĩ la-tinh sau CTTG2, đặc biệt là cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Cu-ba và những thành tựu mà Cu-ba đạt được về văn hoá, giáo dục, kinh tế hiện nay.
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng sử dụng lược đồ Mĩ la-tinh, xác định vị trí của các nước Mĩ la-tinh trên bản đồ th giới.
Thái độ: 
 - Thấy được cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân Cu-ba và những thành tựu Cu-ba đạt được về kinh tế, văn hoá, giáo dục. Từ đó thêm yêu mến và quý trọng nhân dân Cu-ba.
	- Thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị và tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân 2 nước Việt Nam – Cu ba.
B. CHUẨN BỊ.
Giáo viên: Bản đồ TG, lược đồ khu vực Mĩ la-tinh, tranh ảnh về Cu-ba và Mĩ la-tinh, phiếu học tập.
Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Ổn định .
II. Kiểm tra bài cũ:
 ? Điền thông tin vào cột tương ứng:
Thời gian
Sự kiện
Ngày 18/6/1953
An-giê-ri đấu tranh giành độc lập.
Năm 1960
Xung đột sắc tộc và nội chiến diễn ra ở nhiều nơi.
Năm 1953
Nen-xơn Man-đê-la được bầu làm tổng thống. 
? Nêu những nét chính về tình hình Nam Phi từ sau CTTG2 đến nay?
Bài mới:
* Giới thiệu bài:
	Mĩ la-tinh là một khu vực rộng lớn, trên 20 triệu km2 (1/7 diện tích thế giới), dân số 509 triệu người (1999), gồm 23 nước cộng hoà (từ Mê-hi-cô đến cực nam Châu Mĩ), tài nguyên phong phú. Từ sau năm 1945, các nước Mĩ la-tinh không ngừng đấu tranhđể củng cố nền độc lập , chủ quyền, phát triển kinh tế, xã hội nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào đế quốc Mĩ. Trong cuộc đấu tranh đó, nổi bật lên tấm gương Cu-ba điển hình của phong trào cách mạng khu vực Mĩ la-tinh. Cụ thể ntn chúng ta cùng nhau tìm hiểu. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi nhớ
G. Sử dụng bản đồ thế giới để giới thiệu vị trí địa lí của Mĩ la-tinh: là khu vực rộng lớn của châu Mĩ đc 2 Đại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương bao bọc với con kênh đào Pa-na-ma xuyên ngang Đại Tây dương –Thái Bình Dương rút ngắn khoảng cách đi lại. Nơi đây giàu tài nguyên thiên nhiên, giàu nông, lâm, khoáng sản. Có khí hậu ôn hoà=> Đktn thuận lợi, vị trí chiến lược quan trọng=> Mĩ la-tinh trở thành miếng mồi ngon của CNTD nói chung với người hùng phương bắc (Mĩ) nói riêng săn đuổi.
H. Quan sát lược đồ Mĩ la-tinh.
? Em có nhận xét gì về sự khác biệt giữa khu vực Mĩ la-tinh với Châu Á, châu Phi?
? Trước CTTG2 đặc điểm chính trị của Mĩ la-tinh ntn?
? Em hiểu thế nào là “Sân sau”?
H.
G. Với chiêu bài “Cây gậy lớn và củ cà rốt” hay cái gọi là châu Mĩ của người Mĩ, Mĩ đã độc chiếm biến Mĩ la-tinh thành bàn đạp, chỗ dựa vững chắc của Mĩ trong chính sách bành trướng xâm lược ra thế giới.
? Nhiệm vụ của Mĩ la-tinh trong ptgpdt là gì?
H. Đấu tranh thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
? Nhiệm vụ của nhân dân Mĩ la-tinh có gì khác với ptgpdt ở Châu Á, Châu Phi?
H. Châu Á, Châu Phi là đt chống đế quốc tay sai giành độc lập tự do và thành lập nhà nước độc lập.
? Sau CTTG2 tình hình các nước Mĩ la-tinh ntn? 
 * Thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1: Nêu tóm tắt diễn biến của ptgpdt từ 1959 - những năm 80 của thế kỷ XX?
G. Treo lược đồ trống.
H. Cử đại diện nhóm trình bày - điền kí hiệu lên lược đồ.( Đấu tranh diễn ra ở nhiều nước như: Bôlôvia, Vênêxuêla, Côlômbia, Pểu, Nicẩgoa, Enxanvađo) => k/n vũ trang mang tính phổ biến, Mĩ la-tinh trở thành “Đại lục núi lửa”. NỔi bật là sự kiện diễn ra ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa.
G. Nêu tóm lược về sự kiện ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa.
+ Nhóm 2: Tại sao sau CTTG2 Mĩ la-tinh trở thành “Đại lục núi lửa”?
H.
? Cục diện các nước Mĩ la-tinh trhay đổi ntn?
H. - Trước kia rơi vào vòng bị lệ thuộc nặng nề và trở thành “Sân sau” của Mĩ.
- Bây giờ đã là các Chính Phủ dân tộc dân chủ, giành được quyền dân tộc thực sự.
? Từ cuối những năm 80 đến nay nhiệm vụ của các nước Mĩ la-tinh đã thực hiện những nhiệm vụ gì?
? Những thành tựu đạt đc của Mĩ la-tinh?
G. Từ sau CTTG2 đến nay bộ mặt các nước Mĩ la-tinh đã biến đ

File đính kèm:

  • docGA Lich Su 9.doc