Giáo án Lịch sử lớp 9 - Nguyễn Thị Hải Yến

GV: Chứng minh sự thiệt hại của LX nặng hơn các nước đồng minh khác.

GV: Đứng trước những thiệt hại to lớn trên Đảng và nhà nước Xô Viết đó làm gỡ ?

GV: Phõn tớch sự cần thiết và nhấn mạnh nhiệm vụ to lớn của của cụng cuộc khụi phục kinh tế ở LX.

GV: Qua khôi phục và phát triển kinh tế LX đó thu được những kết quả gỡ ?

 

doc100 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 - Nguyễn Thị Hải Yến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Duyệt của tổ chuyờn mụn.
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
...................................................................
***************************************************
Ngày giảng: 9A....................................
 9B....................................
Phần hai: lịch sử việt nam từ năm 1919 đến nay.
chương I: việt nam trong những năm 1919-1930.
 Tiết 16. Bài 14: việt nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
I.Mục tiêu
1.Kiến thức:
 	- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp trong các lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, thuế. 
	- Sự biến đổi về mặt kinh tế, xã hội trên đất nước ta dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai.
2.Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng quan sát lược đồ, tập phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.
3.Thái độ: 
- GD học sinh lòng căm thù đối với những chính sách bóc lột thâm độc thấm độc, xảo quyệt của thực dân Pháp và sự đồng cảm với những vất vả, cơ cực của người lao động dưới chế độ thực dân phong kiến.
II.Chuẩn bị:
 - Bản đồ có kí hiệu nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ hai trong SGK. 
 III Hoạt động dạy và học:
1.ổn định: 9A.......................................................9B...........................................................
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung.
Hoạt động 1.
GV: Nhắc lại cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất năm 1897. 
GV: Nêu hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. ( 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường xá, cầu cống, nhà máy...bị phá hủy.)
? Em hãy cho biết tình hình nước Pháp sau chiến tranh thế giới thư nhất.
GV: Để bù đắp những thiệt hại trên thực dân Pháp đã làm gì.
GV: Trong nước thì bóc lột nhân dân lao động, tiến hành khai thác thuộc địa trong đó có VN.
GV: Em hãy cho biết, công cuộc khai thác lần hai của Pháp tập trung vào những nguồn lợi nào?
 HS Trình bày theo lược đồ về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, GTVT, ngân hàng)
GV: Cướp đoạt ruộng đất để trồng cây cao su,ngoài ra chúng còn trồng chè, cà phê, dừa, thuốc lá...
GV: Giới thiệu về cây cao su. Với những lời hứa hẹn về một công việc tốt .......nhiều thanh niên đã vào làm ở các đồn điền cao su..Liên hệ tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao..
GV: Công nghiệp pháp đã thực hiện chính sách gì.
GV: Cho hs đọc đoạn chữ nghiêng SGK trang 55.
?Tại sao chúng chú trọng đầu tư vào đồn điền cao su và khai thác mỏ?
-Vì sao cao su và than là 2 mặt hàng mà Pháp và thế giới có nhu cầu lớn.
GV: Giảng theo lược đồ SGK.
GV: Ngoài ra TB Pháp còn đầu tư mở thêm một số cơ sở công nghiệp nhẹ.
GV: Vì sao Pháp chỉ chú trọng đầu tư CN nhẹ.( muốn kinh tế nước ta phát triển què quặt, lo sợ mặt hàng của Pháp không tiêu thụ được, lấn át nền kinh tế của chính quốc) 
GV: Về GTVT pháp đã thực hiện chính sách gì.
GV: Liên hệ tuyến đường Pháp làm ở Chiêm Hoá.......
GV: Có cổ phần hầu hết ở các công ty và xí nghiệp lớn, nắm quyền chỉ huy các nghành kinh tế ở Đông Dương.
GV: Tăng thêm nghạch thuế nhất là thuế đinh, thuế điền...
? Em có nhận xét gì về mục đích, qui mô chương trình khai thác thuộc địa lần hai có gì khác so với lần một của thực dân pháp ở VN.
GV: Do tác động của cuộc khai thác đời sống kinh tế nước ta có những biến đổi nào.
( Trước cuộc khai thác là nền kinh tế phong kiến, nông nghiệp đơn thuần, không có công nghiệp, buôn bán hạn chế. Đến cuộc khai thác, nền kt biến đổi, nền kt TBCN xuất hiện, nhiều nghành nghề mới xuất hiện=> của cải nhiều hơn trước. Pháp đã bóc lột một lượng của cải lớn của nhân dân ta.) 
Hoạt động 2
? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc Pháp đã thi hành chính sách cai trị ở Việt Nam như thế nào?
Hs dựa vào SGK trả lời
?Về chính trị, chúng đã thi hành những thủ đoạn gì?
- Chính sách chia để trị. Quyền nằm trong tay người Pháp. Vua quan Nam Triều chỉ là tay sai bù nhìn. Chia nước ta thành Bắc Kì. Trung Kì, Nam Kì với 3 chế độ cai trị khác nhau.
?Về văn hoá, giáo dục chúng thực hiện thủ đoạn như thế nào?
( Hạn chế mở trường học, đặc biệt là trường tiểu học. ) 
?Những thủ đoạn về chính trị, văn hoá giáo dục của Pháp nhằm mục đích gì?
GV Dưới tác động ủa công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai xã hội Việt Nam có sự phân hoá sâu sắc.
Hoạt động 3.
Gv: Trước chiến tranh xã hội phong kiến có những giai cấp nào. ( Phong kiến, nông dân.) 
? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chịu ảnh hưởng của chính sách cai trị và bóc lột của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã có sự phân hoá ra sao? Thái độ của từng giai cấp đối với cách mạng dân tộc như thế nào?
 HS thảo luận nhóm.( Nhóm bàn.) 
(GV gợi ý HS: Giai cấp nào là giai cấp cũ, giai cấp nào mới hình thành, phân hoá ntn? thái độ chính trị và khả năng của từng gia cấp)
HS: Các nhóm dựa vào nội dunmg SGK thảo luận
GV gọi đại diện các nhóm trình bày-> Nhận xét lẫn nhau-> GV chốt ý.
GV: Liên hệ tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp .
1.Nguyên nhân
- Pháp bị chiến tranh tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ.
=>Đẩy mạnh khai thác để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra. 
2.Nội dung khai thác
- Nông nghiệp: 
- Công nghiệp: 
- Thương nghiệp: 
- Giao thông vận tải: 
- Ngân hàng: . 
- Thuế.
=> Qui mô rộng lớn, nền kinh tế nước ta bị phụ thuộc vào nền kinh tế của thực dân Pháp.
II.Các chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục.
*Chính trị:
-Chia để trị, quyền hành nằm trong tay người Pháp.
*Về văn hoá, giáo dục: Tuyên truyền cho chính sách khai thác của Pháp ở Việt Nam, khuyến khích mê tín dị đoan.
=>Mục đích: Phục vụ cho chính sách khai thác của Pháp.
III. Xã hội Việt Nam phân hoá.
1.Giai cấp địa chủ phong kiến.
+ Địa chủ lớn: thâu tóm nhiều ruộng đất, làm tay sai của Pháp.
+ Địa chủ vừa và nhỏ: 1bộ phận có tinh thần yêu nước.
2. Giai cấp tư sản.
+Tư sản mại bản: Làm tay sai cho Pháp.
+Tư sản dân tộc: ít nhiều có tinh thần yêu nước.
3. Giai cấp Tiểu tư sản: Tiếp thu những tư tưởng văn hoá mới, là lực lượng quan trọng của CM dân tộc, dân chủ. 
4.Giai cấp nông dân: Chiếm số đông, bị bần cùng hoá, là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.
5. Giai cấp công nhân.
-Tăng về số lượng.
-Bị 3 tầng áp bức bóc lột( đế quốc, phong kiến, TS bản sứ.) là lực lượng tiên phong, lãnh đạo phong cách mạng
=>Xã hội phân hoá sâu sắc. 
4.Củng cố
GV hệ thống lại toàn bộ bài
Chương trình khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp. Các chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục.
5.Hướng dẫn học ở nhà.
Học bài theo câu hỏi trong SGK.
Đọc và ôn tập toàn bộ những bài đã học từ đầu năm. Chuẩn bị tốt giờ thi học kì I.
*************************************************
Ngày giảng: 9A.........................
 9B.........................
 Tiết 17
Bài 15: phong trào cách mạng việt nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919-1925)
 I.Mục tiêu
1.Kiến thức:
- Cách mạng tháng Mười Nga 1917 thành công và sự tồn tại vững chắc của nhà nước Xô Viết đầu tiên, phong trào cách mạng thế giới đã ảnh hưởng thuận lợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam
- Những nét chính trong phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc, tiểu tư sản và phong trào công nhân Việt Nam 1919-1925.
2.Kỹ năng: 
Rèn luyện kỹ năng trình bày các sự kiện lịch sử tiêu biểu và có sự đánh giá đúng đắn về các sự kiện.
3.Thái độ: 
Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, kính yêu và khâm phục các bậc tiền bối cách mạng 
II.Chuẩn bị:
 Giáo viên: Giáo án, SGK, Tài liệu tham khảo(SGV) 
 III.Tiến trình tổ chức dạy học:
1.ổn định; 9A...............................................9B.....................................................
 2. Kiểm tra bài cũ:
*Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã có sự phân hoá như thế nào? 
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1.
HS đọc bài
?Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào?
=>Tất cả những điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến CM Việt Nam.
Hoạt động 2
Hs đọc bài
?Em hãy nêu những nét khái quát của phong trào dân chủ công khai(1919-1925)?
-Phong trào diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ thu hút nhiều tầng lớp tham gia với nhiều hình thức phong phú, sôi nổi, trước hết là ở thành thị. 
?Em hãy trình bày phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản(1919-1925)?
-Phát động phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá. Chống độc quyền xuất cảng lúa gạo của Pháp. Muốn dùng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình. Thành lập Đảng lập hiến đưa khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ. Nhưng lại sẵn sàng thoả hiệp.
GV: Nói chung, Tư sản dân tộc Việt Nam sau chiến tranh đã có những cố gắng nhất định để chống sự cạnh tranh và chén ép của tư bản nước ngoài. Nhưng cuộc đấu tranh đó chỉ nhằm thoả mãn những yêu cầu tối thiểu của lợi ích cá nhân.
GV Mục tiêu và tính chất của phong trào đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản?
-Các tầng lớp Tiểu tư sản gồm: HS, sinh vien, Giáo Viên, Nhà văn, Nhà báo...Được tập hợp trong các tổ chức chính trị. Đấu tranh chống cường quyền, đòi tự do dân chủ. Nhiều tổ chức chính trị ra đời: Việt Nam nghĩa hoà đoàn, Hội phục Việt, Đảng thanh niên.
GV minh hoạ thêm tài liệu tham khảo về vụ Phạm Hồng Thái ném bom mưu sát toàn quyền Méc-Lanh. Và giới thiệu thêm về Phan Bội Châu(TL- 176).
 -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
?Em hãy cho biết những điểm tích cực và hạn chế của phong trào dân tộc dân chủ công khai?
HS thảo luận
Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. Nhóm khác nhận xét, bổ sung->GV chốt ý.(TL-17
 Hoạt động3
HS đọc bài
?Phong trào công nhân Việt Nam trong mấy năm đầu sau chiến tranh diễn ra trong bối cảnh nào?
GV giới thiệu về Tôn Đức Thắng và 1 số hoạt động của ông đối với phong trào.
? Trình bày những phong trào đấu tranh điển hình của công nhân Việt Nam(1919-1925)

File đính kèm:

  • docls 9 CKTKN.doc