Giáo án Lịch sử lớp 9 - Nguyễn Anh Tuấn – THCS Long Khánh A

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

 HS nắm được quá trình hình thành xã hội phong kiến Châu Âu; cơ cấu xã hội( gồm 02 giai cấp cơ bản là lãnh chúa và nông nô)

 Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền KT trong lãnh địa

 Hiểu được thành thị trung đại xuất hiện như thế nào; kinh tế trong thành thị trung đại xuất hiện như thế nào và khác với KT lãnh địa ra sao?

2. Tư tưởng, thái độ:

Bồi dưỡng cho HS nhận thức về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang phong kiến.

3. Kỹ năng:

 Biết sử dụng bản đồ châu Au để xác định vị trí các quốc gia phong kiến

 Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội CHNL sang xã hội PK.

II. Đồ dùng dạy học:

 Bản đồ châu Âu thời phong kiến

 Tranh ảnh các thành quách, lâu đài, dinh thự của các lãnh chúa phong kiến

 Tư liệu về lãnh địa và đời sống của lãnh chúa.

 

doc128 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 - Nguyễn Anh Tuấn – THCS Long Khánh A, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Củng cố:5’ 
Lập bảng thống kê các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly về các mặt sau.
Về mặt xã hội .
Kinh tế.
Chình trị.
Quân sự.
Văn hóa giáo dục.
- Hãy nêu tác dụng và hạn chế của các chính sách đó? 
Dăn dò: Học bài cũ chuẩn bị bài mới.
 BÀI 17: ÔN TẬP CHƯƠNG III
 - HS về nhà ôn tập theo các nội dung sgk.
 - Xem lại các bài tập của toàn chương bài nào khó cùng đưa ra cả lớp thảo luận sau đó rút ra kết luận.
Ngày soạn: 4/12 Ngày dạy: 8/12 Tuần 16: 5 – 10/12/2011
TIẾT 32: ÔN TẬP CHƯƠNG III.
I/ Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức.
 Giúp HS ôn tập lại những kiến thức đã học về lịch sử dân tộc thời Lý, Trần, Hồ.
 Nắm được các thành tựu chủ yếu về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa của Đại Việt thời Lỳ, Trần, Hồ.
2/ Tư tưởng.
 Giáo dục niềm tin và lòng tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.
3/ Kỹ năng.
 Tổng hợp, khái quát các sự kiện lịch sử. 
 Cách dùng, chỉ bản đồ và lập niên biểu.
 Lập bảng thấng kê.
II/ Đồ dùng dạy học.
 Lược đồ ĐạiViệt thời Lý, Trần, Hồ.
 Lược đồ kháng chiến chống Tống, Mông – Nguyên.
 Tư liệu khác.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ. 5’
 GV kiểm tra phần chuẩn bị của 5 HS.
3/ Tiến hành các hoạt động. 35’
GV hướng dẫn HS ôn tập các câu hỏi sau.
Câu 1: Thời Trần nhân dân ta đã đương dầu với những cuộc xâm lược nào? 
 HS lên bảng lập bảng thống kê.
Triều đại.
Thời gian.
Kháng chiến.
Trần.
1-1258 đến 29-1-1258.
Kháng chiến chống quân xâm lược Mông lần thứ nhất.
Từ 1-1285 đến 6-1285.
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai.
Từ 12-1287 đến 4-1288.
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên làn thứ ba.
Câu 2: Đường lối chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến được thể hiện như thế nào?
* Kháng chiến chống Tống.
- Đường lối chung: Chủ động đánh giặc, buộc giặc đánh theo cách đánh của ta.
+ Giai đoạn 1: Tiến công trước để tự vệ.
+ Giai đoạn 2: Chủ động xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt 
* Kháng chiến chống Mông – Nguyên.
- Đường lối chung: Thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống” 
Câu 3: Nước Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ đã đạt được những thành tựu nổi bật gì?
Nội dung.
Thời Lý.
Thời Trần Hồ.
Nông ngiệp.
- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của vua. Hàng năm các vua Lý tổ chức cày tịch điền.
- Nhà nước khuyến khích khai khẩn đất hoang đào kênh mương.
- Thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích.
- Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn, ruộng tư hữu của địa chủ ngày càng nhiều.
Thủ công nghiệp.
- Trong dân gian các nghề thủ công nghiệp phát triển mạnh: dệt, gốm 
- Nhiều công trình do bàn tay người thợ làm ra.
- Do nhà nước quản lý và mở rộng gồm nhiều ngành nghề khác nhau như dệt tơ lụa, làm gốm tráng men 
Thương ngiệp.
Trao đổi buôn bán với nước ngoài được mở rộng.
Nhiều trung tâm kinh tế mọc lên ở nhiều nơi như Thăng Long, Vân Đồn.
Văn hóa.
Đạo Phật dược mở rộng. nhân dân ưa thích ca hát, nhảy múa, khắp nơi mở hội vào mùa xuân
Tín ngưỡng cổ truyền phát triển. nho giáo được trọng dụng để xây dưng bộ máy nhà nước.
Giáo dục.
Xây dựng Văn Miếu, Quốc Tử Giám trường đại học đầu tiên của nước ta.
Trường học ngày càng được mở rộng, các kỳ thi được tổ chức ngày càng nhiều.
Khoa học nghệ thuật.
Nhiều công trình có quy mô lớn như chùa Một Cột, tháp Bảo Thiên,  Trình độ điêu khắc tinh vi thanh thoát được thể hiện trên tượng Phật, các hính trang trí.
Nhiều thành tựu về y học, quân sự, kiến trúc như: Nam hiệu thần dược, tháp Phổ Minh, thành Tây Đô 
Câu 4: Những tấm gương tiêu biểu qua các cuộc kháng chiến? Tấm gương chỉ huy nào em nhớ nhất?
- Thời Lý: Lý Thường Kiệt, LÝ Kế Nguyên, Tông Đản, hoàng tử Hoàng Chân.
- Thời Trần: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Toản, Trần Quốc Tuấn 
Câu 5: Em có nhận xét gì về tinh thần đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
 - Kháng chiến chống Tống: Sự đoàn kết chiến đấu giữa quân đội triều đình với đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi.
- Kháng chiến chống Mômg – Nguyên: Nhân nhân theo lệnh triều đình thực hiện chiến lược “ Vườn không nhà trống”, xây dựng làng chiến đấu, phối hợp với quân triều đình để tiêu diệt giặc.
Câu 6: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến?
 HS trình bày như SGK.
 GV phân tích và kết luận.
H: Trách nhiệm của mỗi công dân - học sinh đối với thành quả mà ông cha ta đã đạt được?
Ngày soạn: 11/12 Ngày dạy: 13/12 Tuần 17: 12 – 17/12/2011
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
ĐỒNG THÁP TRONG THỜI KHAI HOANG LẬP ẤP
VÀ THỜI NHÀ NGUYỄN (TK XVII – XIX)
Tiết 33 phần I CUỘC KHAI HOANG LẬP ẤP DƯỚI THỜI CÁC NHÀ NGUYỄN
(TK XVII – TKXVIII)
I - Mục tiêu bài học:
	1 - Kiến thức:
Cuộc hkai hoang lập ấp dưỡi thời các chúa nguyễn TK XVII – XVIII diễn ra như thế nào?
Ở khu vực phía Nam sông Tiền: Kết quả tác dụng của nó đối với nền KT hàng hoá lúc bấy giờ.
Ở khu vực phĩa Bắc sông Tiền: tiến độ chậm hơn cư dân chỉ tập trung khai hoang ở ven sông tiền, kết quả.
	2 - Tư tưởng
Từ khi người Việt đã đặt chân đến sau 2 thế kỉ XVII – XVIII Đồng Tháp thực sự trở thành trung tâm kinh tế - Xã hội của Đồng Bằng sông Cửu Long.
Thành quả lao động của di dân Việt (nông dân) không ngừng được gìn giữ và phát huy đến nay.
Giáo dục cho HS lòng trân trọng và biết ơn.
	3 - Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, liên hệ thực tế.
II - Thiết bị đồ dùng dạy học:
Lược đồ Đồng Tháp.
Lược đồ Đại Việt.
III - Tiến trình tổ chức dạy học:
	1 - Ổn định:
	2 - Kiểm tra bài cũ: 5’
	- Nêu những biện pháp cải cách của HQL.
	- Ý nghĩa và tác dụng của cải cách HQL.
	3 - Dạy học bài mới:
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
15’
10’
10’
I - Cuộc khai hoang lập ấp dưới thời các chúa Nguyễn (XVII – XVIII)
- Từ năm 1627 – 1672 do chiến tranh Trịnh - Nguyễn nhân dân 2 Đàng đã di cư vào Đồng Nai - Cửu Long để sinh sống.
- 1679 Một nhóm di thần nhà Minh hơn 3000 người nhập cư vào Biên Hoà và Mỹ Tho.
- 1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt cơ sở hành chính, hình thành 2 Dinh Trấn Biên và Phiên Trấn.
1 - Ở khu vực phía Nam sông Tiền.
- 1757 Chua Nguyễn tiếp thu vùng đất Tầm Phong Long và chia thành 3 đạo: Châu Đốc (Hậu Giang), Tân Châu (Cù Lao Giang), Đổng Khẩu (Sa Đéc).
- Nền KT của Sa Đéc ngày càng pt thuận lợi.
- Đến đầu TK XIX công cuộc khai hoang ở khu vực Sông Tiền cơ bản hoàn tất.
2 – Khu vực phia Bắc Sông Tiền.
- Việc khai khẩn chậm do dân cư thưa thớt, đất trủng, nhiều phèn.
- Cư dân là người Quảng Nam, Nam Định, Quảng Ngãi tiêu biểu là Nguyễn Tú.
- Vị trí được xác định là vùng Đồng Tháp Mười đến sông Hồng Ngự.
- Yêu cầu HS xem tài liệu.
- Hỏi: Vì sao lại có những nhóm người di cư vào Nam để khai hoang lập ấp?
- Những nơi nào mà họ cho là lý tưởng để sinh sống? và họ đã khai phá vùng này như thế nào?
- Nguyễn Hữu Cảnh lập phủ Gia Định: Đồng Nai làm huyện Phước Long ->Trấn Biên; Sài Gòn làm huyện Tân Bình->Phiên Trấn.
- Thế nào là vùng đất Tầm Phong Long? Chua Nguyễn đã làm gì với vùng đất mới tiếp thu này?
- Vùng đất Nam Sông Tiền được phát triển như thế nào?
- Tình hình khẩn hoang ở phía Bắc sông Tiền diễn ra như thế nào?
- Cư dân khai phá đầu tiên là những ai?
- Khu vức Bắc Sông Tiền gồm những vùng nào?
- Dựa vào tài liệu trả lời.
- Đồng Nai - Cửu Long. Và hình thành những tụ điểm: Mỹ Tho, Cái Bè ...Sa Đéc đến đầu TK XVIII họ khai phá lên vùng thượng lưu sông Tiền đến cù Lao Tây.
- Dựa vào tài liệu trả lời.
- Dựa vào tài liệu trả lời.
- Chậm hơn do dân cư thưa thớt, đất trủng, nhiều phèn.
- Cư dân là người Quảng Nam, Nam Định, Quảng Ngãi 
- Từ Đồng Tháp Mười đến sông Hồng Ngự.
 4 - Củng cố: 5’
	Cuộc khai hoang lập ấp ở Đồng Tháp diễn ra như thế nào trong thời chúa Nguyễn?
5 - Dặn dò: 
	Học bài và sưu tầm tài liệu nói về Đồng Tháp; Chuẩn bị bài 18.
Ngày soạn: 11/12 Ngày dạy: 15/12 Tuần 17: 12 – 17/12/2011
CHƯƠNG IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ 
( THẾ KỶ XV - ĐẦU THẾ KỶ XVI )
TIẾT 34 - BÀI 18: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO 
KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỶ XV.
I/ Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức. 
 Giúp HS thấy rõ những âm mưu và hành động bành trướng của nhà Minh đối với các nước xung quanh trước hết là Đại Việt.
 Nắm được diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc khỡi nghĩa của quý tộc Trần.
2/ Tư tưởng.
 Giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí anh hùng bất khuất của nhân dân ta. Vai trò to lớn của quần chúng trong các cuộc khỡi nghĩa chống quân xâm lược Minh.
3/ Kỹ năng.
 Lược thuật sự kiện lịch sử
 Nhận xét, đánh giá,phân tích công lao của các nhân vật lịch sử.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỷ XV.
III/ Hoạt động Dạy – Học:
1/ Ổn định lớp.
2/ Kiếm tra bài cũ. GV kiểm tra phần chuẩn bị của 5 HS.
3/ Giới thiệu bài :
	Từ đầu thế kỷ XV, khi nhà Hồ lên nắm chính quyền, Hồ Quý Ly đã đưa ra hàng loạt chính sách nhằm thay đổi tình hình đất nước. tuy nhiên, có một số chính sách không được lòng dân, không được nhân dân ủng hộ. việc cai trị đất nước của nhà Hồ gặp nhiều khó khăn, giữa lúc đó, giặc Minh sang xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến chống quân Minh diễn ra ntn?
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
10’
13’
12’
1. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ:
- Tháng 11 năm 1406 nhà Minh mượn cớ khôi phục nhà Trần để xâm lược và đô hộ nước ta.
- Tháng 01 năm 1407 quân Minh chiếm Đông Đô và thành Tây Đô
- Tháng 06 năm 1407 cha con Hồ Quý Ly bị bắt, cuộc kháng chiến thất bại.
2. Chính sách cai trị của nhà Minh:
- Chính trị: xoá bỏ Quốc hiệu nước ta, đổi thành quân Giao Chỉ, xác nhập vào TQ
- Kinh tế: Đặt ra hàng trăm thứ thuế
- Văn hoá: thi hành chính sách đồng hoá ngu dân; Bắt ta bỏ phong tục tập quán
3. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần
- Khởi nghĩa Trần Ngổi:
 Tháng 10 - 1407, tự xưng là Giản Định Hoàng đế.
 Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An.
 Tháng 12 - 1408, nghĩa quân tiến đánh thành Bô Cô (Nam Định). Sau đó, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha giết hại hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Cuộc khởi nghĩa tan rã dần.
- Khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409 - 1414):
 Sau khi Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân bị giết , con của hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị cùng nhiều nghĩa quân bỏ vào Nghệ An,

File đính kèm:

  • docGIAO AN CHUAN.doc
Giáo án liên quan