Giáo án Lịch sử lớp 9 - Bài 4 - Tiết 37: Lịch sử địa phương phong trào chống Pháp của nhân dân Lạng Sơn (1858 - 1954)

A. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 * Giúp HS hiểu:

 - Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn trong phong trào chống thực dân Pháp từ 1858-1954.

 - Hiểu được ý nghĩa của các phong trào đấu tranh tiêu biểu.

 2. Tư tưởng:

Giáo dục HS lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đáng, tự hào về dân tộc Việt Nam, lịch sử đấu tranh của địa phương.

 3. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, so sánh giữa lịch sử Lạng Sơn với lịch sử Việt Nam.

 B. Đồ dùng :

 - SGK, SGV, Sách lịch sử địa phương .

 C. Phương pháp :

 - Phân tích, tường thuật, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận .

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 3877 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 - Bài 4 - Tiết 37: Lịch sử địa phương phong trào chống Pháp của nhân dân Lạng Sơn (1858 - 1954), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 4 - tiết 37
lịch sử địa phương
Phong trào chống pháp của nhân dân lạng sơn 
( 1858 - 1954).
A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
	* Giúp HS hiểu: 
	- Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn trong phong trào chống thực dân Pháp từ 1858-1954.
	- Hiểu được ý nghĩa của các phong trào đấu tranh tiêu biểu.
	2. Tư tưởng:
Giáo dục HS lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đáng, tự hào về dân tộc Việt Nam, lịch sử đấu tranh của địa phương. 
	3. Kĩ năng:
	- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, so sánh giữa lịch sử Lạng Sơn với lịch sử Việt Nam.
 	B. Đồ dùng : 
 	- SGK, SGV, Sách lịch sử địa phương .
 	C. Phương pháp :
 	- Phân tích, tường thuật, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận .
	D . Tiến trình dạy:
	1. ổn định lớp (1’)
	2. KTBC: (5’) Nêu thời gian, thành phần, nội dung của Hiệp định Giơ-ne về Đông Dương?
	- Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược 1946-1954?
	3. Bài mới. Bên cạnh những trang lịch sử hào hùng chống Pháp của nhân dân cả nước, lịch sử Lạng Sơn cũng đóng góp những chiến công không nhỏ góp phần làm rạng rỡ những trang vàng lịch sử của địa phương. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ quân và dân Lạng Sơn đã đấu tranh ntn? Ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Những nội dung chính.
H: Dựa vào lịch sử Việt Nam hãy nhắc lại quá trình xâm lược của thực dân Pháp?
H: Riêng Lạng Sơn chúng xâm lược và chiếm đóng vào thời gian nào?
H: Trước tình hình đó quân và dân Lạng Sơn đã làm gì?
- Hưởng ứng nhiệt tình phong trào Cần Vương do các văn thân và sĩ phu yêu nước phát động.
- Khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh diễn ra từ năm 1883-1888 nghĩa quân đã kết hợp với phong trào nông dân Yên Thế để tiến hành chống Pháp.
H: Hãy nêu những hiểu biết của em về khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh?
- Nghĩa quân Hoàng Đình Kinh phần lớn là người địa phương ở các thôn xóm dọc đường số 1 từ Chi Lăng-> Lạng Sơn. Với cách đánh linh hoạt sáng tạo đã chặn đánh, phục kích nhiều toán quân địch, cướp vũ khí tranh bị cho mình, tiêu biểu là các trận : Sông Hoá 6/1884; 12/1887 giết đại uý Pháp Đuy- Gien.
H: Dưới ảnh hưởng của phong trào Duy Tân đầu thế kỉ XX Lạng Sơn có những phong trào đấu tranh nào?
H: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tương ứng với các chiến dịch lớn của cả nước nhân dân Lạng Sơn đã đấu tranh ntn? Mạng lại kết quả gì?
- Từ năm 1929?
- Trong chiến dịch Việt Bắc?
- Chiến dịch Biên Giới?
- Chiến dịch Điện Biên Phủ?
Nhắc lại quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.
Liên hệ với Lạng Sơn để thấy quá trình xâm lược của thực dân Pháp tại đây.
Trình bày những hiểu biết về quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dan Lạng Sơn.
Nêu những hiểu biết về nhân vật Hoàng Đình Kinh và cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo tại Lạng Sơn.
Trinhg bày những phong trào đấu tranh đấu thế kỉ XX.
Trình bày những đóng góp của nhân dân Lạng Sơn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với cách mạng cả nước.
- Chiến dịch Việt Bắc 1947.
Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
I- Nhân dân Lạng Sơn chống thực dân Pháp xâm lược. (17’)
1- Quá trình xâm lược của thực dân Pháp.
- 1858 Pháp xâm lược Việt Nam, với điều ước Patơnốt( 1884) giai cấp phong kiến Việt Nam đã hoàn toàn đầu hàng tư bản Pháp.
- Cuối năm 1885 thực dân Pháp đánh vào thị xã Lạng Sơn, rồi tiến lên Đồng Đăng, Thất Khê, theo đường số 4 lên chiếm thị xã Cao Bằng.
2- Nhân dân Lạng Sơn chống thực dân Pháp xâm lược.
* Ngay khi mới đặt chân lên Lạng Sơn, giặc Pháp đã gặp phải sự kháng cự của nhân dân các dân tộc Xứ Lạng. 
a- Mở màn cho phong trào kháng chiến là cuộc chiến đấu của nghĩa quân Hoàng Đình Kinh ở nhiều nơi như Hữu Lũng, Quan Âm, Sông Hoá, Đồn Bắc Lệ... diệt được nhiều tên Pháp.
b- Đầu thế kỉ XX.
- 10/1913 ông Đặng Từ Mẵn từ TQ về chỉ huy lính dõng tấn công 2 đồn Pháp.
- 2/1921 tại Cao Lộc diễn ra các cuộc đấu tranh chống Pháp do đội ấn chỉ huy.
II- Nhân dân xứ Lạng kháng chiến chống thực dân Pháp. (18’)
1- Từ năm 1929 dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Nguyễn ái Quốc, chi bộ đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh Lạng Sơn được thàh lập do đ/c Hoàng Văn Thụ lãnh đạo. Lạng Sơn trở thành căn cứ địa quan trọng của cách mạng các tỉnh biên giới phía Bắc.
2- Trong kháng chiến chống Pháp, Lạng Sơn nằm trong căn cứ địa Việt Bắc, thủ đô kháng chiến.
a- Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947. 
- Quân dân Lạng Sơn đã anh dũng chống trả các cuộc tấn công của Pháp tại Ba Son, Chi Lăng, Nà Thuộc, đường số 4, Đồng Đăng làm quân Pháp kinh hoàng, buộc chúng phải rút khỏi Na Sầm, Thất Khê.
b- Chiến dịch Biên giới 1950.
- Quân dân Lạng Sơn phối hợp với quân chủ lực làm giảm bước tiến của địch , giải phóng tỉnh Lạng Sơn.
c- Chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Lạng Sơn trở thành hậu phương lớn chi viện cho chiến dịch và đồng bằng Bắc Bộ. Góp phần vào chiến thắng chung. 
	E- Củng cố- dặn dò (4’)
	H: Em hãy giới thiệu lịch sử Lạng Sơn qua 2 thời kì: - Khi thực dân Pháp xâm lược và kháng chiến chống thực dân Pháp?
	VN: Học bài cũ và ôn tập chương trình từ đầu học kì II để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • docLich su dia phuong Lang son.doc