Giáo án Lịch sử lớp 9 - Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ cứu nước (1965 - 1975) (tiết 2)

 I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức:

 - Cuối năm 1964  đầu 1965, đế quốc Mỹ gây ra chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, nhằm chặn đứng từ gốc những đòn tấn công của ta ở Miền Nam, nhưng với nỗ lực cao nhất, quân và dân ta đánh trả quyết liệt, buộc đế quốc Mỹ tuyên bố ngừng ném bom vô điều kiện Miền Bắc (1/11/1968)

- Miền Bắc thực sự là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn.

- Âm mưu thủ đoạn của Mỹ trong “Việt Nam hoá chiến tranh” quân và dân ta đã đánh bại chiến chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” buộc đế quốc Mỹ phải kí hiệp định Pa-ri (27/1/1973) chấm dứt về danh nghĩa cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

2. Tư tưởng:

- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, quyết tâm phấn đấu cho độc lập dân tộc.

- Khâm phục tinh thần đấu tranh ngoan cường của quân và dân ta để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

 

doc8 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 - Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ cứu nước (1965 - 1975) (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
3. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu thủ đoạn của địch trong hai chiến lược chiến tranh xâm lược miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc, tinh thần chiến đấu, sản xuất , lao động xây dựng miền Bắc ; Kĩ năng sử dụng tranh ảnh /sgk.
II. Chuẩn bị:
1- Thầy: Tham khảo tài liệu.
2- Trò: Tìm hiểu bài mới.
III. Tiến trình Dạy và Học.
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: ? So sánh điểm giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ. 
3- bài mới:
* Giới thiệu bài: Song song với việc chiến đấu chống chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam , miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ vừa thi đua sản xuất Để thấy việc thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ của ND Miền Bắc thế nào, tiết học hôm nay 
* Dạy - học bài mới:
* GV: Từ cuối 1964 đầu 1965 cùng với việc đẩy mạnh xâm lược Miền Nam, đế quốc Mỹ đã mở rộng chiến tranh phá hoại Miền Bắc.
? Mü dựa vào đâu để có cớ đưa chiến tranh ra Miền Bắc .
- Giáo viên: 2/8/1964 Mĩ cho hải quân xâm phạm vùng biển vịnh Bắc Bộ , liền bị hải quân VN đánh trả. Đêm ngày 4-8-1964, chính quyền Giôn- xơn dựng chuyện tàu chiến Mĩ bị hải quân VN tiến công ở ngoài khơi thuộc hải phận quốc tế và lấy cớ đó , Mĩ cho máy bay bắn phá một số nơi dọc bờ biển miền Bắc: Sông Gianh ( Quảng Bình), Vinh- Bến Thủy ( Nghệ An), Lạch Trường ( Thanh Hóa), Hòn Gai( Quảng Ninh)
- Ngày 7/2/1965 lấy cớ “trả đũa” việc quân giải phóng Miền Nam tiến công doanh trại quân Mỹ ở PLây Cu à Mỹ cho máy bay bắn phá thị xã Đồng Hới (Quảng Bình) đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)à
? Mỹ mở rộng chiến tranh ra Miền Bắc nhằm thực hiện âm mưu gì
? Để đạt được những mục tiêu trên , đế quốc Mĩ đã dùng những thủ đoạn nào.
- Mỹ huy động một lực lượng lớn không quân gồm hàng ngàn máy bay thuộc 50 loại khác nhau kể cả những loại mới nhất: F111, B52..
- Bắn phá liên tục ở các mục tiêu quân sự, đầu mối giao thông, nhà máy, xí nghiệp các công trình thuỷ lợi, khu dân cư.
- Đánh mọi lúc, mọi nơi, mọi thời tiết, cả ban ngày lẫn ban đêm. à đế quốc Mỹ gây ra muôn vàn tội ác với nhân dân ta “trời không dung, đất không tha người người đều căm giận”, những tội ác của Mỹ còn để lại tai hoạ cho nhân dân ta đến tận ngày nay.
? Trước âm mưu của địch, Đảng và chính phủ ta có chủ trương gì để đối phó lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
à Chủ trương của Đảng “vừa sản xuất vừa đấu tranh” - chiến đấu để bảo vệ sản xuất, sản xuất để có sức đấu tranh.
? Hãy nêu những thành tích của Miền Bắc trong chiến đấu.
- Trên toàn Miền Bắc dấy lên phong trào thi đua chống Mỹ cứu nước, thể hiện sáng ngời chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”
* GV: Giới thiệu H 69/sgk
-Hòa nhịp với cuộc chiến đấu của ND miền Nam , cả miền BẮc dấy lên phong trào thi đua chống Mĩ, cứu nước sôi nổi. Toàn dân miền Bắc tham gia bắn máy bay Mĩ, bắt sống giặc lái. Cả miền Bắc là một lưới lửa phòng không dày đặc từ tầm cao đến tầm thấp, từ các vũ khí hiện đại của lực lượng chủ lực đến các loại vũ khí thông thường của dân quân tự vệ...Trong ảnh là tự vệ vùng mỏ Quảng Ninh đang bắn máy bay Mĩ bằng súng trường.
? Trên mặt trận sản xuất ta đã dành được những thành tựu gì.
+ 1965 Miền Bắc có 7 huyện, 640 hợp tác xã đạt 5 tấn/ha. 
+ 1967 tăng lên 30 huyện và 2485 hợp tác xã. 
? Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất nhằm mục đích gì và đáp ứng những yêu cầu gì của cách mạng cả nước.
* Thảo luận nhóm 2’
- Mục đích:
+ Chiến đấu nhằm bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, góp phần cùng miền Nam đánh bại chiến tranh cục bộ của Mĩ- Ngụy.
+ Sản xuất nhằm tiếp tục sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc , đảm bảo đời sống của ND , làm hậu phương lớn cho miền Nam.
- Yêu cầu cách mạng: 
+ Chiến đấu và sản xuất ở miền Bắc là 1 bộ phận của chiến tranh giải phóng dân tộc, cùng miền Nam đánh bại âm mưu xâm lược của Mĩ.
+ Miền Bắc được bảo vệ vững mạnh à chi viện ngày càng nhiều sức người sức của cho chiến trường miền Nam.
? Hậu phương Miền Bắc đã chi viện những gì và bằng cách nào cho tiền tuyến Miền Nam đánh Mỹ.
+ “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”
- Giáo viên giới thiệu hình 70 : Những thửa ruộng vì Miền Nam của người dân xã Hoà Lạc (Kim Sơn, Ninh Bình) 
+ Tính chung sức người sức của từ Miền Bắc chuyển vào sau 4 năm đã gần tăng gấp 10 lần so với thời kỳ trước.
? Trình bày hoàn cảnh ra đời của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” 
? Âm mưu thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược này là gì 
- Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân của Mỹ được tiến hành bằn lực lượng quân đội sài gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hoả lực và không quân Mỹ và do Mỹ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự. 
- Với bom đạn; đô la Mỹ, do Mỹ chỉ huy, vì lợi ích của người Mỹ, rút dần quân Mỹ ra khỏi Miền Nam và Đông Dương, nhưng không bỏ chiến trường này
? Trình bầy những thắng lợi chính trị của ta trong thời kỳ “Việt Nam hoá chiến tranh” (1969 - 1973)
? Chính phủ lâm thời cộng hoà Miền Nam Việt Nam ra đời có ý nghĩa gì 
- (Là cơ quan quyền lực tập trung cao nhất, đại diện cho ý trí, nguyện vọng của nhân dân Miền Nam có nhiệm vụ trực tiếp điều hành cuộc khởi nghĩa chống Mỹ cứu nước đi đến thắng lợi hoàn toàn) 
- Vừa ra đời, chính phủ cách mạng lâm thời đã được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao
- Giáo viên : Giữa lúc cuộc kháng chiến cứu nước ở cả 2 miền đang trên đà thắng lợi thì Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời ngày 2/9/1969. Đó là tổn thất vô cùng lớn của dân tộc và cách mạng ta. Mặc dù Bác đã đi xa nhưng nhân dân ta ở cả 2 miền thực hiện di chúc của Người đẩy mạnh kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
? Trình bày những thắng lợi quân sự của ta (1969 -1973) 
à Đập tan cuộc hành quân xâm lược Cam -pu -chia của 10 vạn quân Mỹ- Nguỵ Sài Gòn, giải phóng vùng đất đai rộng lớn (đông bắc Cam Pu Chia) và 4,5 triệu dân 
à Tiêu diệt 4,5 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương
? Thắng lợi trên mặt trận quân sự có ý nghĩa gì.
=> Chứng tỏ quân dân Miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh thắng Mỹ trong “Việt Nam hoá chiến tranh” về mặt quân sự.
-Hỗ trợ và thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị, chống “ bình định” 
? Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 diễn ra trong điều kiện lịch sử như thế nào.
-Sau một loạt thắng lợi giành được trong 3 năm 1969, 1970, 1971 trên các mặt trận quân sự, chính trị ngoại giaovà trong năm 1972 diễn ra cuộc bầu cử tổng thống ở Mĩ đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong cuộc tranh cử vào Nhà Trắng mà ta có thể lợi dụng. Hơn nữa lợi dụng lúc địch chủ quan do phán đoán sai hướng tấn công của ta =>Ta mở cuộc tấn công 1972. 
?Tóm tắt diễn biến của cuộc tiến công chiến lược năm 1972. 
? Cho biết ý nghĩa lịch sử của cuộc tiến công đó. 
II- Miền Bắc vừa chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ vừa sản xuất (1965 - 1968)
1- Mỹ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại Miền Bắc.
- 7/2/1965 Mỹ chính thức gây chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ nhất.
* Âm mưu:
+ Ngăn chặn sự chi viện của Miền Bắc cho Miền Nam.
+ Cứu vãn “chiến tranh cục bộ” đang có nguy cơ phá sản. 
+ Phá hoại công cuộc CNXH ở Miền Bắc. 
+ Uy hiếp tinh thần chiến đấu của quân và dân ta .
2- Miền Bắc vừa chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất.
* Chủ trương 
- Chuyển mọi hoạt động sang thời chiến
- Thực hiện vũ trang toàn dân, đào đắp công sự, hầm hào, triệt để sơ tán 
- Chuyển kinh tế từ thời bình sang thời chiến.
* Thành tích chiến đấu
- Miền Bắc bắn rơi 3.243 máy bay các loại, bắn cháy và bắn chìm 143 tàu chiến, loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn giặc lái. 
- 1/11/1968 Mỹ tuyên bố ngừng ném bom vô điều kiện Miền Bắc. 
* Thành tích sản xuất 
- Nông nghiệp:
+ Diện tích canh tác mở rộng, năng suất lao động ngày càng cao.
- Công nghiệp:
 + Đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho chiến đấu và đời sống
+ Công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng phát triển.
- Giao thông vận tải 
Đảm bảo thông suốt, đáp ứng nhu cầu chiến đấu và sản xuất.
3- Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn.
- Miền Bắc chi viện kịp thời và đầy đủ nhất cho cách mạng Miền Nam.
- Đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển đã nối liền 2 miền Nam Bắc
- Từ 1965 à 1968, Miền Bắc đưa vào Miền Nam trên 30 vạn cán bộ, bộ đội, hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, lương thực
III- Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mỹ (1969 - 1973)
1- Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mỹ
* Hoàn cảnh: 
Sau thất bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” để gỡ thế bí Mỹ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh”
* Âm mưu thủ đoạn của Mỹ:
- “dùng người Việt trị người Việt, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”
- Mở rộng xâm lược Cam- pu-chia (1970) Lào (1971)
2- Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh.
a. Thắng lợi chính trị
- 6/6/1969 chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà Miền Nam ra đời.
- 4/1970 hội nghị 3 nước Đông Dương họp thể hiện đoàn kết chống Mỹ.
- Phong trào đấu tranh chính trị diễn ra sôi nổi: Huế Đà Nẵng, Sài Gòn.
- Nông thôn: phong trào chống “bình định” “phá ấp chiến lược” rất sôi nổi. 
b. Thắng lợi quân sự:
- 30/4 à 30/6/1970 quân đội ta kết hợp với nhân dân Cam-pu-chia lập chiến thắng ở Đông Bắc Cam-pu-chia.
- Từ 12/2à 23/3/1971, quân đội Việt Nam phối hợp với quân giải phóng Lào lập lên chiến thắng Đường 9 - Nam Lào
3, Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
- Từ 30/3 à cuối tháng 6/1972 ta mở cuộc tấn công chiến lược (1972) 
- Đã chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ 
- Diệt hơn 20 vạn địch, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn 
* Ý nghĩa: 
Cuộc tiến công chiến lược 1972 đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự thất bại của “Việt Nam hoá chiến tranh” 
4. Củng cố :

File đính kèm:

  • docB29T42.doc