Giáo án Lịch sử lớp 9 - Bài 1 đến bài 4

I .Mục tiêu bài học

 Sau khi học xong bài này HS cần nắm được :

1. Kiến thức

- Sự hình thành xã hội phong kiến Châu Âu.

- Hiểu khái niện “lãnh địa phong kiến” và đặc trưng kinh tế trong lãnh địa.

- Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế trong lãnh địa và nền kinh tế trong thành thị.

2. Tư tưởng

- Bồi dưỡng cho HS nhận thức về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người: chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

3. Kĩ năng

- Phát triển kỹ năng sử dụng bản đồ, biết vận dụng phương pháp so sánh đối chiếu để thấy rõ sự phát triển của xã hội

II. Đồ dùng dạy học

- Bản đồ Châu Âu thời phong kiến

- Tranh ảnh, tư liệu bổ sung làm nổi bật kiến thức cơ bản

 

doc12 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 - Bài 1 đến bài 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: TTC, thương nhânthị dân.
- Đặc điểm kinh tế: Là nền kinh tế hàng hoá.
 c, Vai trò của thành thị 
- Thúc đẩy xã hội phong kiến phát triển.
3, Củng cố 
- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu
- Sự phát triển của xã hội phong kiến Châu Âu biểu hiện qua lãnh địa thành thị trung đại 
- Bài tập thảo luận 
Đặc điểm
Lãnh địa phong kiến
Thành thị trung địa
1, Cư dân 
2, Kinh tế 
4. Dặn dò 
- HS học bài theo câu hỏi SGK
- Chuẩn bị bài mới 
Tuần 1
Ngày soạn
Tiết số2
Bài 2: 
Sự suy vong của chế độ phong kiến
và sự hình thànhchủ nghĩa tư bản ở châu âu
I .Mục tiêu bài học
 Sau khi học xong bài này HS cần nắm được :
1. Kiến thức 
- Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý như là một trong những nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Qúa trình hình thành quan hệ sản xuất TBCN trong xã hội phong kiến Châu Âu.
2. Tư tưởng 
- Giúp HS thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ XHPK CNTB 
3. Kĩ năng 
- Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ thế giới để đánh dấu hoặc xác định đường đi của các nhà phát kiến địa lý.
- Biết sử dụng khai thác tranh ảnh lịch sử.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ thế giới, tranh ảnh về các cuộc phát kiến địa lý 
- Các tư liệu, những mẩu chuyện, bảng phụ 
III. Tiến trình lên lớp 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
? Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành như thế nào? Thế nào là lãnh địa phong kiến, đặc điểm của nền kinh tế lãnh địa ?
? Vì sao thành thị trung đại xuất hiện. Đặc điểm nền kinh tế thành thị ? So sánh nền kinh tế thành thị với nền kinh tế lãnh địa ? 
3. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Nhóm/cả lớp 
- HS theo dõi sgk
? Nhóm thảo luận : Nguyên nhân nào dẫn tới các cuộc phát kiến địa lý ?
- HS dựa vào vốn kiến thức của mình và nội dung sgk trả lời 
- GV nhận xét bổ sung hoàn thiện nội dung: Thế kỉ XV nèn kinh tế hàng hoá phát triển ở Châu Âu nên nhu cầu về nguyên liệu và thị trường trở lên cấp thiết. Trong khi đó con đường buôn bán qua Tây á và Địa Trung Hải bị người ả Rập chiếm đóng .
 ? Em hãy kể tên một số cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu ?
- HS dựa sgk trả lời 
- GV có thể giới thiệu thêm về các nhà thám hiểm như Ga-ma, Cô-lôm- bô trong sách tư liệu lịch sử 7 –T15+16.
? Các cuộc phát kiến địa lý đã mang lại kết qủa gì ?
- HS dựa sgk trả lời 
- GV nhận xét kết luận 
? Vậy kết quả đó có ý nghĩa như thế nào ?
- HS dựa vào vốn kiến thức của mình và nội dung sgk trả lời 
- GV kết luận: Các cuộc phát kiến địa lý đã giúp cho việc giao lưu kinh tế và văn hoá được đẩy mạnh. Quá trình tích luỹ tư bản cũng dần hình thành . Vậy sự hình thành CNTB ở châu Âu diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu phần 2 .
Hoạt động 2 : Cả lớp / cá nhân 
? Sau khi tìm ra những miền đất mới giai cấp quý tộc và thương nhân châu Âu đã làm gì để phục vụ lợi ích của mình ?
- HS trả lời như sgk 
- Cho HS đọc phần chữ nhỏ 
? Quý tộc và thương nhân châu Âu đã làm cách nào để có được tiền vốn và đông đảo đội ngũ làm thuê 
- HS dựa sgk trả lời 
- GV nhận xét kết luận : Tất cả các thủ đoạn bóc lột nhân dân thuộc địa và trong nước của quý tộc phong kiến gọi là quá trình tích luỹ tư bản ban đầu 
? Với nguồn vốn và công nhân làm thuê, quý tộc và thương nhân Châu Âu đã làm gì ?
- HS dựa vào nội dung sgk trả lời 
- GV nhận xét ghi bảng 
? Những việc làm này có tác động như thế nào đến xã hội 
- HS trả lời như sgk 
- GV nhận xét kết luận 
? Giai cấp tư sản và vô sản được hình thành từ những tầng lớp nào trong xã hội ?
- HS trả lời như SGK
? Nhóm : Qua phần phân tích trên các em hãy cho biết quan hệ sản xuất TBCN là quan hệ như thế nào ?
- HS : 
- GV nhận xét và ghi bảng 
1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lý
a, Nguyên nhân
- Thế kỷ XV sản xuất phát triển nảy sinh nhu cầu về nguyên liệu vàng bạc và thị trường mới. 
- Khoa học kỹ thuật tiến bộ : đóng được thuyền lớn vượt đại dương.
b, Các cuộc phát kiến địa lý 
- - Năm 1487 Đi-a-xơđi vòng qua điểm cực Nam châu Phi.
- Năm 1498Va-xcô đơ Ga-ma đi vòng quanh mũi Hảo Vọng đến Ca-li-cút ở ấn Độ.
- Năm 1492 C. Cô-lôm-bô tìm ra Châu Mỹ 
- 1519-1522 Ph. Ma-gien-lanđi vòng quanh trái đất.
c,Kết quả 
- Tìm ra con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới.
- Đem về cho giai cấp tư sản châu Âu nguồn hương liệu, vàng bạc, đá quý, gia vị 
d, ý nghĩa 
- Thúc đẩy thương nghiệp phát triển .
- Là cuộc cách mạng giao thông và tri thức .
2. Sự hình thành CNTB ở châu Âu 
- Sau các cuộc phát kiến địa lý, quá trình tích luỹ tư bản ban đầu đã hình thành: đó là quá trinh tạo ra số vố đầu tiên và những người lao động làm thuê.
- Về kinh tế : lập các công trường thủ công, các công ty thương mại, đồn điền trang trại có thuê nhân công.
 - Về xã hội : Các giai cấp mới được hình thành : giai cấp tư sản và vô sản.
 Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành:
Tư sản bóc lột kiệt quệ vô sản 
4. Củng cố 
- Kể tên các cuộc phát kiến địa lý và tác động của nó đối với xã hội châu Âu 
- Quan hệ sản xuất ở châu Âu được hình thành như thế nào ?
- Làm bài tập 
? Em hãy chỉ ra những hình thức lao động trong hình thái kinh tế TBCN
a. Các thương hội d. Các công ty thương mại 
b. Các công trường thủ công e. Trang trại 
c. Phường hội f. Lãnh địa 
5. Dặn dò 
- Học bài và làm đề cương theo câu hỏi sgk 
- Chuẩn bị trước bài mới 
Tuần 2 
Ngày soạn:8/9/2007
Tiết số3
Bài 3:
Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến
 thời hậu kỳ trung đại ở châu âu
I .Mục tiêu bài học
 Sau khi học xong bài này HS cần nắm được :
1. Kiến thức 
- Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào văn hoá Phục Hưng 
- Nguyên nhân dẫn tới phong trào cải cách tôn giáo và những tác động trực tiếp của phong trào này đến xã hội phong kiến châu Âu bấy giờ.
2. Tư tưởng
- Nhận thức được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người: xã hội phong kiến lỗi thời lạc hậu sụp đổ thay vào đó là XHTB.
-Phong trào văn hoá Phục Hưng đã để lại nhiều giá trị to lớn cho nền văn hoá nhân loại. 
3. Kĩ năng 
 - Biết cách phân tích cơ cấu giai cấp để chỉ ra mâu thuẫn xã hội từ đó thấy trước nguyên nhân sâu xa cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản ><phong kiến 
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh về thời kỳ văn hoá Phục Hưng 
- Sưu tầm tài liệu về nhân vật lịch sử và danh nhân văn hoá tiêu biểu 
III. Tiến trình lên lớp 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
?Kể tên các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu và tác động của nó đối với xã hội châu Âu?
? Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu diễn ra như thế nào ?
3. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Cả lớp/ cá nhân/ nhóm 
- HS nghiên cứu sgk 
? Vì sao giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp quý tộc phong kiến?
- HS dựa vào vốn kiến thức bài trước trả lời 
? Em hiểu thế nào là văn hoá Phục hưng ?
- HS:..
? Nhóm :Tại sao giai cấp tư sản lại chọn văn hoá làm mở đầu cho cuộc đấu tranh chống phong kiến ?
- HS :..
 - GV nhận xét và khẳng định .
? Em hãy kể tên một số nhà văn hoá, khoa học trong thời kỳ Phục hưng ?
- HS dựa vào sgk kể 
- GV giới thiệu đôi nét về các nhân vật trên và bức tranh trong H6-T8.(Tư liệu lịch sử 7- T23)
? Qua các tác phẩm của mình cac tác giả thời Phục hưng muốn nói lên điều gì ?
- HS dựa sgk trả lời 
? Phong trào văn hoá Phục hưng có ý nghĩa như thế nào ?
- HS dựa sgk trả lời 
Hoạt động 2 : Cả lớp/ cá nhân 
- HS theo dõi sgk
? Nguyên nhân nào đã dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo ?
- HS dựa sgk trả lời 
- Gv nhận xét bổ sung ghi bảng : 
? Em hãy kể tên một số nhà cải cách tôn giáo tiêu biểu và nội dung cải cách tôn giáo 
- HS dựa sgk kểvà trình bày nội dung 
- GV bổ sung và hoàn thiện nội dung 
? Phong trào cải cách tôn giáo đã cvó tác động như thế nào đến xã hội ?
- HS dựa sgk trả lời 
- GV bổ sung kết luận : Các tư tưởng cải cách xã hội, tư tưởng nhân văn thời Phục hưng đã tấn công trực tiếp vào giáo hội thiên chúa và chế độ phong kiến. Hơn nữa chính nó đã châm ngòi làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của quần chúng vốn đầy bất mãn với chế độ phong kiến. 
1. Phong trào văn hoá Phục hưng(thế kỷ XIV- XVII)
a, Nguyên nhân 
- Chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển của xã hội.
- Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có địa vị xã hội 
phong trào văn hoá Phục hưng
b, Nội dung tư tưởng 
- Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội.
- Đề cao giá trị con người.
- Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.
2. Phong trào cải cách tôn giáo 
a, Nguyên nhân 
- Giáo hội tăng cường bóc lột nhân dân. 
- Cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản.
 phong trào cải cách tôn giáo bùng nổ .
b, Nội dung 
- Phủ nhận vai trò thống trị của giáo hội.
- Bãi bỏ lễ nghi phiền toái.
- Quay về với giáo lí nguyên thuỷ 
c, Tác động 
- Góp phần thúc đẩy cho các cuộc khởi nghĩa nông dân.
- Đạo Ki-tô bị phân hoá 
4 Củng cố 
- Giai cấp tư sản chống phong kiến trên lĩnh vực nào ? Tại sao lại có cuộc đấu tranh đó ?
- ý nghĩa của phong trào văn hoá Phục hưng ?
- Phong trào cải cách tôn giáo tác động như thế nào đến xã hội châu Âu 
- Bài tập : Phong trào văn hoá Phục hưng có nội dung rất phong phú, hãy khoanh tròn vào chữ cái đúng :
A.Lên án nghiêm khắc giáo hội, đả phá trật tự xã hội phong kiến.
B. Coi thần thánh là nhân vật trung tâm, kinnh thánh là chân lí.
C. Đề cao giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên.
D. Con người phải được tự do phát triển. 
5. Dặn dò 
Học bài và làm BT1&2-T10. Đọc trước bài mới 
Tuần 2
Ngày soạn:9/9/2007
Tiết số 4
Bài 4 :
Trung quốc thời phong kiến
I .Mục tiêu bài học
 Sau khi học xong bài này HS cần nắm được :
1. Kiến thức 
- Xã hội phong kiến được hình thành như thế nào?
- Những triều đại lớn của Trung Quốc.
- Những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học- kỹ thuật của Trung Quốc.
2. Tư tưởng
- Hiểu được mối quan hệ lịch sử giữa Trung Quốc và Việt Nam từ đó có thái độ đúng đắn trong quan hệ ngày nay.
- Hiểu rõ giá trị văn hoá của nhân dân Trung Quốc.
3. Kĩ năng 
- Biết phân tích trên cơ sở các dữ liệu lịch sử từ đó rút ra k

File đính kèm:

  • docgiao_an_su_7.doc