Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 53 đến tiết 56

1. Mục tiêu :

a. Về kiến thức:

Giúp học sinh:

- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh, đôi nét về sự ra đời tác phẩm.

- Thấy được những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, và tình cảm bà cháu sâu nặng, nghĩa tình trong bài Tiếng gà trưa. Đó chính là cơ sở, sức mạnh của lòng yêu nước của người chiến sĩ trong cuộc k/c chống Mỹ.

- Thấy được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ điệp câu được sử dụng trong bài thơ.

b. Về kỹ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng đọc –Hiểu – Phân tích thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự

 c. Về thái độ:

 - Giáo dục HS tình cảm yêu gia đình, tình yêu quê hương đất nước.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK-SGV ; Tài liệu chuẩn KTKN, soạn giáo án.

 b. Chuẩn bị của HS :Học bài cũ. Đọc trước bài mới ở nhà, trả lời câu hỏi trong sgk

3. Tiến trình bài dạy:

 

doc16 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 53 đến tiết 56, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm yêu thương của người bà dành cho cháu trong bài Tiếng gà trưa. Tình yêu thương bà, tình yêu quê hương đất nước chính là sức mạnh để người chiến sĩ chiến đấu vì quê hương đất nước. 
- Thấy được nghệ thuật điệp ngữ sử dụng trong bài thơ và một số thủ pháp nghệ thuật khác thể hiện tình cảm, cảm xúc qua những chi tiết tự nhiên, bình dị của bài thơ
b. Về kỹ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng đọc –Hiểu – Phân tích thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự 
 c.Về thái độ: 
- Tiếp tục bồi dưỡng cho HS tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước. 
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK-SGV ; Tài liệu chuẩn KTKN, soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của HS :Học bài cũ. Đọc trước bài mới ở nhà, trả lời câu hỏi trong sgk
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề vào bài mới:: (5’) 
* Câu hỏi: Đọc thuộc lòng khổ thơ thứ 1 của bài Tiếng gà trưa và nêu nội dung chính của khổ thơ ? Những biện pháp NT được sử dụng trong khổ thơ này?
* Đáp án: - HS đọc thuộc lòng khổ thơ.
- Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỷ niệm, ký ức tuổi thơ làng quê thắm thiết, sâu nặng trong lòng người lính trên đường ra trận. NT: Liệt kê. Điệp từ, so sánh
Giới thiệu bài : Kí ức đầu tiên gợi lên trong tâm hồn người lính khi nghe tiếng gà trưa là hình ảnh những con gà mái và những quả trứng hồng. Sau đó là những kỉ niệm nào tiếp tục trỗi dậy trong lòng người lính? Tiết học...
b. Dạy nội dung bài mới:
II. Phân tích.
HS đọc phần 2 của bài thơ.
2.Tiếng gà trưa và ký ức tuổi thơ. (tiếp)
?
Trong âm thanh tiếng gà trưa, người cháu còn nhớ đến những kỉ niệm gắn bó với ai nữa? 
b. Kỉ niệm về bà . (10’) 
- Kỉ niệm về thời thơ dại tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
- Có tiếng bà vẫn mắng 
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt
?
Vì sao bà lại mắng khi cháu xem gà đẻ?
G
?
- Bà sợ cháu bị lang mặt, bà muốn cháu mình sau này được xinh đẹp, được hạnh phúc.
Chi tiết này gợi cho em cảm nhận được tình cảm
 bà dành cho cháu như thế nào?
- Đây là lời mắng doạ thương yêu, thể hiện chân thật tình cảm giản dị mà sâu sắc trong tình yêu bà dành cho cháu.
-> Lời mắng doạ đầy tình thương yêu.
?
Vì sao cháu lại nhớ đến kỉ niệm này?
- Tuổi thơ dù trai hay gái đều sợ xấu khó lấy chồng, lấy vợ sau này. Vậy mà vẫn không thắng được tính tò mò trẻ con, vẫn cứ nhìn gà đẻ, rồi đỏ mặt xấu hổ, rồi lại buồn lo, và cúi đầu nghe bà mắng. Người cháu cảm nhận rất rõ tình yêu của bà dành cho mình trong lời mắng yêu ấy nên mỗi khi nghe tiếng gà trưa lại bồi hồi nhớ lại.
?
Cùng với những lời mắng doạ đầy tình thương yêu của bà, Người cháu còn nhớ tới hình ảnh nào?
- Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
?
Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của t/g trong hai câu thơ này?
=> NT: Từ láy}Vẻ tảo tần, nhẫn nại, dành dụm, nâng niu
?
Người cháu còn nhớ tới bà với kỉ niệm nào?
- Hàng năm...
Khi... đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
?
Theo em, đoạn thơ này đậm chất biểu cảm hay tự sự? Tác dụng?
- Đậm chất tự sự: Kể lại cả quãng dài thời gian khó nhọc của bà cháu. Năm nào cũng thế, bà cố công chăm chút đàn gà, hi vọng đàn gà sẽ sinh sôi nảy nở nhiều hơn, đông hơn. Mỗi khi đông tới, bà lại lo đàn gà không chịu được sương muối. Bà mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới để cuối năm có tiền may cho cháu bộ quần áo mới. Nỗi lo của bà là nỗi lo chân thật của người nông dân nơi thôn quê trong lúc cuộc sống còn nhiều khó khăn. Suốt một đời lam lũ, tảo tần bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho con cho cháu. Nỗi lo ấy chính là vì niềm vui của cháu. Một nỗi lo giản dị, thầm lặng, nó đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong lòng đứa cháu yêu của bà.
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
?
Như vậy trong kí ức về tuổi thơ của đứa cháu, hình ảnh người bà hiện lên với những đức tính cao quí nào?
*Là hình ảnh những năm tháng gian khó, bà gây dựng, chắt chiu dành hết tình yêu thương cho cháu
?
HSđọc khổ thơ 6.
Khổ thơ 6 bộc lộ cảm xúc nào của người cháu? Niềm vui đó được bộc lộ cụ thể qua những từ ngữ nào?
c. Niềm vui của cháu. (6’)
- Ôi cái quần chéo go
ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
?
Niềm vui mà cháu có được xuất phát từ những lí do gì?Từ ngữ ở khổ thơ này có gì đáng chú ý?tác dụng?
- Nhờ những lo toan chắt chiu ủa bà, cháu có quần áo mới. Cháu vui vì có quần áo mới nhưng vui hơn là được sống trong tình yêu thương của bà. 
Đi qua nghe sột soạt
=> NT: Từ láy, từ cảm thán } Gời tả niềm vui của cháu và gợi tả h/ả chiếc áo
?
Em cảm nhận như thế nào về niềm vui ấy?
- Niềm vui bình dị,thiêng liêng và cảm động, 
?
Từ đó em hiểu gì về tình cảm của cháu đối với bà?
- Đó là tình cảm chân thật, ấm áp nhất của tình ruột thịt. Đó là tình cảm gia đình, quê hương, tình cảm cội nguồn không thể thiếu ở mỗi người.
* Tình yêu thương kính trọng và biết ơn bà sâu nặng.
Hs đọc hai khổ thơ cuối.
3. Hai khổ thơ cuối. (11’)
?
Nghe tiếng gà trưa, những kỉ niệm về thời thơ ấu như cuốn phim trở lại trong tâm hồn người lính. Sau những hồi tưởng về kỉ niệm ấy, tiếng gà trưa còn gợi ra những suy tư nào của con người? 
- suy tư về hạnh phúc, về cuộc chiến đấu hôm nay.
- Tiếng gà trưa 
Mang bao điều hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
?
Vì sao tiếng gà trưa lại mang bao điều hạnh phúc?
- Tiếng gà trưa và những ổ trứng hồng là hình ảnh của cuộc sống bình yên, no ấm. Tiếng gà trưa đánh thức bao kỉ niệm về bà cháu, quê hương, gia đình... Đó là âm thanh bình dị nhưng đem lại niềm vui giản dị, đầm ấm và thiêng liêng cho con người.
?
Em hiểu như thế nào về câu thơ Giấc ngủ hồng sắc trứng?
- Đây là hình ảnh đẹp mang nhiều ý nghĩa khái quat sâu sắc. Ước mơ tuổi thơ đi vào trong giấc ngủ đẹp, với những giấc mơ về những điều tốt lành tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.
?
Người lính còn suy nghĩ như thế nào về cuộc sống chiến đấu hôm nay của mình?
- Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng
...vì bà
...vì tiếng gà
ổ trứng hồng tuổi thơ.
?
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật dặc sắc nào để diễn tả những suy tư đó của người lính?
-> NT: Điệp từ: vì
?
Từ vì được lặp lại 4 lần trong khổ thơ cuối có ý nghĩa như thế nào?
- Khổ thơ như một lời tâm sự của đứa cháu, người chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến, khẳng định niềm tin vững chắc của người lính về mục đích chiến đấu hết sức cao cả nhưng cũng rất bình dị của mình.
?
Vì sao người chiến sĩ lại có thể nghĩ rằng cuộc chiến đấu hôm nay còn vì bà, vì tiếng gà cục tác, vì ổ trứng hồng tuổi thơ?
- Tình bà cháu, những ổ trứng, tiếng gà là những điều bình dị, thân thương và quí giá. Cuộc chiến đấu hôm nay của người chiến sĩ là nhằm bảo về chính những điều bình dị, thân thương và quí giá ấy.
?
Qua đó em cảm nhận được Lý tưởng cao đẹp nào của người lính trong cuộc chiến đấu đó??
=>Tình yêu gia đình, làng xóm, quê hương,đất nước đã tiếp cho người lính niềm tin,lý tưởng, sức mạnh trên đường chiến đấu.
III. Tổng kết. (4’)
?
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
1. Nghệ thuật;
- Thể thơ 5 tiếng.
?
Câu thơ Tiếng gà trưa lặp lại mấy lần trong bài thơ? Tác dụng?
- Là âm thanh đồng vọng của xóm làng, trở thành hành trang của người lính trẻ, làm cho giọng thơ thêm ngọt ngào tha thiết và bồi hồi xúc động.
- Nghệ thuật điệp ngữ.
?
Em có nhận xét gì về cách diễn đạt tình cảm và các hình ảnh trong bài thơ?
- Cách diễn đạt tình cảm tự nhiên, nhiều hình ảnh bình dị, chân thực.
?
H
G
G
Khái quát nội dung chính của bài thơ?
Rút ra bài học ghi nhớ
Cho 1-2 HS nêu cảm nghĩ của mình
Nhận xét – Bổ sung
2. Nội dung: 
* Ghi nhớ:(SGK- t151)
IV. Luyện tập: (5’)
- Nêu cảm nghĩ của em về tình cảm bà cháu qua bài thơ này
c. Củng cố,luyện tập: (2’)
 	* Củng cố: qua tìm hiểu bài thơ,chúng ta cần nắm được: 
- Tình quê hương sâu nặng của người chiến sĩ lại xuất phát từ những điều bình dị trong cuộc sống: Đó là tình yêu gia đình, làng xóm, quê hương, đất nước .
	- Nắm được những nét đặc sắc về NT của bài thơ
	* Luyện tập:- Đọc diễn cảm bài thơ
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
- Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Học thuộc lòng bài thơ.
 - Chuẩn bị: Một thứ quà của lúa non: Cốm.
 ----------------------------------------
Ngày soạn: 15.11.2010 Ngày dạy: 19.11.2010 – Lớp 7B 
Bài 13. Tiết 55.
 Tiếng Việt: ĐIỆP NGỮ
1. Mục tiêu bài dạy:
a. Về kiến thức:
Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ. 
- Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết.
b. Về kỹ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích giá trị b/c của điệp ngữ trong các ngữ cảnh cụ thể.
c. Về thái độ: 
- Học sinh biết sử dụng điệp ngữ tạo nên những ấn tượng mới mẻ trong giao tiếp. 
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK-SGV ; Tài liệu chuẩn KTKN, soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của HS :Học bài cũ. Đọc trước bài mới ở nhà, trả lời câu hỏi trong sgk
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề vào bài mới: (3’)
 * (Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh).
*Giới thiệu bài : Để nhấn mạnh nội dung biểu đạt. Người ta thường dùng điệp ngữ. Điệp ngữ là gì và có giá trị ra sao? Tiết học hôm nay... 
 b. Dạy nội dung bài mới
I. Điệp ngữ và cấu tạo của điệp ngữ. (10’)
HS đọc khổ thơ 1.
1. Ví dụ.
- Bài thơ Tiếng gà trưa.
?
Trong khổ thơ 1, có những từ ngữ nào được lặp lại?
* Khổ 1:
- Từ ngữ lặp lại: Nghe (3 lần).
?
Việc lặp lại từ ngữ đó có tác dụng gì?
-> Nhấn mạnh hiệu quả của thính giác và gợi cảm xúc bồi hồi, xúc động của tác giả. 
?
HS dọc khổ thơ cuối.
Có từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần trong khổ thơ cuối? Việc lặp lại từ ngữ đó có tác dụng gì?
* Khổ cuối:
- Từ ngữ lặp lại: Vì (4 lần).
-> Khẳng định ý chí chiến đấu của người chiến sĩ. Thể hiện tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước rộng lớn, sâu sắc và cao cả.
?
Em hiểu như thế nào về phép điệp ngữ? Thế nào được gọi là điệp ngữ?
2.Bài học:
* Ghi nhớ: (SGK t152)
II. Các dạng điệp ngữ. (11’)
?
Quan sát lại VD1, cho biết cách sắp xếp điệp ngữ ở VD này như thế nào? (có liền kề với nhau không?)
1. Ví dụ:
Ví dụ 1 Khổ thơ đầ

File đính kèm:

  • docTuan 14.doc
Giáo án liên quan