Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 52: Lịch sử địa phương lịch sử khai hoang hình thành tỉnh bến tre từ thế kĩ đầu XVII đến cuối thế kĩ XVII
Mãi đến thế kỷ XVII, Bến Tre vẫn là một vùng đất hoang vu chưa được khai phá, khắp nơi là rừng rậm, đầm lầy nhiều loài dã thứnh: cọp,heo rừng ,trâu rừng,cá sấu ,răn ,rắn sinh sống. Nhiều đợt cư dân khắp nơi chuyển đến liên tục trong suốt thế kỷ XVII-XVIII đã làm nơi đây thay đổi.
Những lưu dân người Việt từ miền Bắc và miền Trung vào nhưng chủ yếu là miền Trung,đa số là những người dân nghèo khổ vào Nam tìm đất sinh sống ,ngoài ra còn một số thành phần khác như:binh lính,người trốn lính, tù nhân bị lưu đài, người có tội với triều đình .Người di dân đến Bến Tre bằng 2 cách :đường biển và đường bộ,nhưng đa số là đường biển
Từ năm 1757Bến Tre được gòi là Tổng Tân An thuộc châu Định Viễn ,Dinh Long Hồ
Đến năm 1808 Tổng Tân An dược thăng lên thành huyện Tân An,Phủ Định Viễn, Trấn Vĩnh Thanh gồm 2 tổng An Bảo và Tân Minh
LỚP 8 TIẾT 52 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG LỊCH SỬ KHAI HOANG HÌNH THÀNH TỈNH BẾN TRE TỪ THẾ KĨ ĐẦU XVII ĐẾN CUỐI THẾ KĨ XVII Mãi đến thế kỷ XVII, Bến Tre vẫn là một vùng đất hoang vu chưa được khai phá, khắp nơi là rừng rậm, đầm lầy nhiều loài dã thứnh: cọp,heo rừng ,trâu rừng,cá sấu ,răn ,rắn sinh sống. Nhiều đợt cư dân khắp nơi chuyển đến liên tục trong suốt thế kỷ XVII-XVIII đã làm nơi đây thay đổi. Những lưu dân người Việt từ miền Bắc và miền Trung vào nhưng chủ yếu là miền Trung,đa số là những người dân nghèo khổ vào Nam tìm đất sinh sống ,ngoài ra còn một số thành phần khác như:binh lính,người trốn lính, tù nhân bị lưu đài, người có tội với triều đình.Người di dân đến Bến Tre bằng 2 cách :đường biển và đường bộ,nhưng đa số là đường biển Từ năm 1757Bến Tre được gòi là Tổng Tân An thuộc châu Định Viễn ,Dinh Long Hồ Đến năm 1808 Tổng Tân An dược thăng lên thành huyện Tân An,Phủ Định Viễn, Trấn Vĩnh Thanh gồm 2 tổng An Bảo và Tân Minh Năm 1808 cù lao An Hoá thuộc Tổng Hoà Bình, huyện Kiến Hoà, phủ Kiến An, Trấn Định Tường Năm 1832 Nam kì được chia làm 6 tỉnh: Gia Định, Định Tường, Biên Hoà ,Vĩnh Long , An Giang ,Hà Tiên.Vùng đất Bến Tre thuộc phủ Hoằng An nằm trong tỉnh Vĩnh Long, gồm 2 huyện Bảo An (Cù lao Bảo), Tân Minh ( cù lao Minh) Năm 1832, tách ra thành lập tỉnh, gồm 4 huyện Bảo Hựu, Bảo An, Tân Minh và Duy Minh, trên 2 cù lao Bảo và Minh. Tỉnh chia làm 22 tổng và 151 xã, sau chỉ còn 21 tổng: Bảo Hoa, Bảo Khánh, Bảo Đức, Bảo Ngãi, Bảo Hữu, Bảo Thạnh, Bảo Lộc, Bảo Thuận, Bảo Phước, Bảo An, Bảo Trị (trên cù lao Bảo), Minh Lý, Minh Thiện, Minh Thuận, Minh Hòa, Minh Đạt, Minh Đạo, Minh Quý (Qưới), Minh Huệ, Minh Phú, Minh Trị (trên cù lao Minh). Năm 1844 Bến Tre gồm 2 phủ: Hoằng An và Hoằng Trị htuộc tỉnh Vĩnh Long Năm 1871 thực dân Pháp lập sở tham biện Bến Tre Sau đó là tỉnh Đồ Chiểu .Ngày 1-1-1900 toàn quyền Đông Dương Pôn-Đume cho thực hiện nghị định kí ngày 25-12-1899 đổi các sở tham biện thành tỉnh,Bến Tre được gọi là tỉnh bắt đầu từ đó. Thời Việt Nam Cộng Hoà, năm 1956, đổi là tỉnh Kiến Hoà, gồm thị xã tỉnh lị Bến Tre, 9 quận: Ba Tri, Bình Đại, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú, Trúc Giang, Dôn Nhơn, Hoàng Long, Hương Mỹ, với 115 xã, ấp, dân số 547819 người (1965). Sau 1975, gọi là tỉnh Bến Tre. Bến Tre hiện nay : Diện tích: 2 315 km2 Dân số: 1.299.000 người (2004) Dân tộc: Kinh Tỉnh lị: thị xã Bến Tre Bao gồm: thị xã Bến Tre và 7 huyện khác. Tất cả nằm trên ba dãy cù lao xanh ngát giữa sông Tiền: Cù lao Bảo: thị xã Bến Tre, Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri Cù lao Minh: Chợ Lách, Mỏ Cày, Thạnh Phú Cù lao An Hóa: Bình Đại Vị trí Bến Tre là tỉnh nằm ở hạ nguồn sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 86km và cách thành phố Hà Nội 1.795km. Nằm gọn trong 3 cù lao lớn là Cù lao Bảo, Cù lao Minh và Cù lao An Hóa, bao bọc bởi các nhánh sông Tiền Giang và Hậu Giang. Bắc tiếp giáp với tỉnh Tiền Giang ranh giới là sông Cửa Đại. Tây và Nam tiếp giáp với tỉnh Trà Vinh ranh giới là sông Cổ Chiên. Đông giáp biển với chiều dài 65km. Địa hình Là tỉnh đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa thế Bến Tre có dáng dấp như một quần đảo. Nhìn trên bản đồ, Bến Tre có hình rẻ quạt mà đầu nhọn nằm ở thượng nguồn. Các nhánh sông lớn giống như những nan quạt xoè rộng về phía Đông, ôm lấy ba dãy cù lao. Nhìn chung địa hình bằng phẳng, rải rác có những cồn cát xen kẽ với ruộng vườn, bốn bề sông nước bao bọc. Bến Tre không có rừng cây lớn, nhưng lại phủ một màu xanh dịu mát của dãy rừng ngập mặn ven biển và ở các cửa sông. Sông ngòi Sông Tiền ở phía Bắc còn gọi là sông Mỹ Tho chia làm hai nhánh là sông Cửa Đại và sông Cửa Tiểu đổ ra biển Đông. Sông Ba Lai chảy ra cửa Ba Lai, sông Cổ Chiên chảy ra cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu. Khí hậu Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình năm từ 26-270C. Lượng mưa trung bình hằng năm là 1.250-1.500mm. Tài nguyên thiên nhiên Là tỉnh đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, Bến Tre có hơn 130.000 ha đất phù sa màu mỡ thích hợp cho các loại cây trồng. Bờ biển dài gần 65 km cùng với mạng lưới sông ngòi chằng chịt là môi trường lý tưởng cho việc khai thác tôm cá tự nhiên và nuôi trồng thuỷ sản. Tỉnh có khoảng 500 km hệ thống sông rạch với cá loài cá nước ngọt ngon nổi tiếng như: cá thiểu, cá mối, cá cơm...Vùng biển Bình Đại rất thích hợp cho việc nuôi tôm sú. Các bãi triều ở biển này là nơi trú ngụ của nghêu, sò, điệp. Thạnh Phú và Ba Tri cũng có những bãi nghêu lớn. Đặc biệt nơi đây còn là xứ sở của dừa với gần 40 000 ha diện tích đất trồng dừa. Dừa Bến Tre nổi tiếng trong cả nước Nói về tài nguyên của tỉnh, người Bến Tre tự hào với câu ca: Quê ta giàu mía Mỏ Cày Giàu nghêu Thạnh Phú, giàu xoài Cái Mơn Bình Đại biển cá sông tôm Ba Tri ruộng muối Giồng Trôm lúa vàng Lịch sử hình thành và phát triển Mãi đến thế kỷ XVII, Bến Tre vẫn là một vùng đất hoang vu chưa được khai phá, khắp nơi là rừng rậm, đầm lầy. Nhiều đợt chuyển cư liên tục trong suốt thế kỷ XVII-XVIII đã làm nơi đây thay đổi. Lúc đầu vùng đất này thuộc phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long. Năm 1832, tách ra thành lập tỉnh, gồm 4 huyện Bảo Hựu, Bảo An, Tân Minh và Duy Minh, trên 2 cù lao Bảo và Minh. Tỉnh chia làm 22 tổng và 151 xã, sau chỉ còn 21 tổng: Bảo Hoa, Bảo Khánh, Bảo Đức, Bảo Ngãi, Bảo Hữu, Bảo Thạnh, Bảo Lộc, Bảo Thuận, Bảo Phước, Bảo An, Bảo Trị (trên cù lao Bảo), Minh Lý, Minh Thiện, Minh Thuận, Minh Hòa, Minh Đạt, Minh Đạo, Minh Quý (Qưới), Minh Huệ, Minh Phú, Minh Trị (trên cù lao Minh). Thời thuộc Pháp là tỉnh Đồ Chiểu. Thời Việt Nam Cộng Hoà, năm 1956, đổi là tỉnh Kiến Hoà, gồm thị xã tỉnh lị Bến Tre, 9 quận: Ba Tri, Bình Đại, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú, Trúc Giang, Dôn Nhơn, Hoàng Long, Hương Mỹ, với 115 xã, ấp, dân số 547819 người (1965). Sau 1975, gọi là tỉnh Bến Tre. Kinh tế Ngoài cây lúa, Bến Tre còn là quê hương của nhiều loài cây ăn trái đặc sản của Nam Bộ như: măng cụt, dứa, chôm chôm, sầu riêng, mãng cầu, vú sữa. Nghề thủ công: dệt chiếu, bện thừng dừa, dệt lụa (Ba Tri), làm gạch ngói đang được duy trì và phát triển. Công nghiệp: xay lúa, làm đường, dệt, ép dầu, nấu xà phòng cũng đang được chú trọng. Giao thông Ngoài hệ thống giao thông đường thuỷ thông qua các kênh rạch, hệ thống giao thông đường bộ của Bến Tre cũng đang dần được nâng cấp và mở rộng. Quốc lộ 60 nối hai dãy Cù lao Minh và Cù lao Bảo, đi qua Tiền Giang, nối liền với quốc lộ 1A đi TP HCM và các tỉnh. Quốc lộ 57 chạy dọc Cù lao Minh qua thị xã Vĩnh Long. Hệ thống tỉnh lộ 882 ,883 ,884 ,885 từ trung tâm thị xã toả đi khắp các huyện trong tỉnh. Ngoài ra, hệ thống các đường tỉnh 882, 883, 884, 885 ngang dọc từ trung tâm thị xã đến khắp các huyện trong tỉnh. Du lịch Bến Tre có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển "du lịch xanh" vì còn giữ được nét hoang sơ của miệt vườn, thích hợp với dã ngoại du khảo. Tỉnh Bến Tre có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và điểm du lịch tham quan. Cồn Phụng. Cồn Quy, rộng 65ha, ở huyện Châu Thành. Cồn Ốc. Cồn Tiên, nơi tắm mát và nghỉ dưỡng của huyện Châu Thành. Sân chim Vàm Hồ, nơi hội tụ sinh sống của loài cò vạc ở huyện Ba Tri. Vườn cây ăn trái Cái Mơn ở huyện Chợ Lách Mộ Nguyễn Đình Chiểu ở xã An Đức, huyện Ba Tri. Mộ Võ Trường Toản ở xã An Đức, Ba Tri. Đặc sản Kẹo dừa Rượu dừa Bưởi da xanh
File đính kèm:
- LICH SU HINH THANH TINH BEN TRE.doc