Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 47 đến tiết 52

I.Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Biết được chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, GD của thực dân Pháp. Hiểu

được mục đích, phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

2. Tư tưởng: Thấy được âm mưu dã tâm của thực dân Pháp.

2.Kĩ năng: Sử dụng bản đồ,vx được sơ đồ bộ máy nhà nước

II. Chuẩn bị bài giảng:

*GV: - Lược đồ Liên bang Đông Dương

 - Sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương

*HS: nghiên cứu và chuẩn bị bài chu đáo

III. Tiến trình tổ chức dạy học:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

GV phát bài kiểm tra và giành thời gian 5 phút nói về chất luợng bài làm của học sinh

3. Bài mới:

 

doc24 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 47 đến tiết 52, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông chờ vào sự giúp đỡ của nước ngoài,muốn thành công phải do nhân tố bên trong quyết định. 
? Ý nghĩa và nguyên nhân thất bại của phong trào Đông Du. 
- Ý nghĩa:tuy thất bại đã dấy lên cao trào yêu nước mới đi theo con đường dân chủ tư sản.
 -Nguyên nhân:do đế quốc Pháp-Nhật cấu kết với nhau. 
GV hướng dẫn học sinh xem H.102 và giới thiệu tóm lược thân thế sự nghiệp của Phan Bội Châu.
 -Phan Bội Châu (1867-1940),tên hiệu chính là Sào Nam,người làng Đan Nhiệm,xã Nam Hoà,Huyện Nam Đàn - Nghệ An ,là nhà yêu nước điển hình của phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX,trong tư tưởng của cụ có nhiều điểm mới.
-Phan Bội Châu muốn đánh Pháp giải phóng dân tộc rồi sau đó đưa nước nhà tiến lên con đường tư bản chủ nghĩa.Bởi vì trước cách mạng tháng 10 Nga thành công,nhà nước tư bản vẫn là nhà nước tiến bộ,điều đó chúng ta rất trân trọng.Nhưng để thực hiện mục đích này.Phan Bội Châu lại muốn dựa vào Nhật để đánh Pháp thì không thể thực hiện được.
*Hoạt động 2
 ? Đông Kinh nghĩa thục thành lập trong hoàn cảnh nào.
TL: Cùng với phong trào Đông Du ở Bắc Kì,có cuộc vận động cải cách văn hoá xã hội theo lối tư sản.
 3-1907 Đông Kinh nghĩa thục thành lập tại Hà Nội do Lương Văn Can,Nguyễn Quyền....... đứng đầu.
GV hướng dẫn HS xem H.103 Lương Văn Can hiệu trưởng trường Đông Kinh nghĩa thục.
 GV giải thích thêm:Đây là trường học mở tại thủ đô,thuần vì nghĩa (Đông kinh tên cũ của Hà Nội).
 ? Chương trình học của Đông Kinh nghĩa thục bao gồm những vấn đề gì. 
TL: - Chương trình học gồm có địa lí,lịch sử,khoa học thường thức.
- Tổ chức những buổi bình văn.
- Xuất bản sách báo nhằm bồi dưỡng lòng yêu nước,truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới.
GV giải thích thêm: 
- Học sinh của trường có lúc lên 2000 người,chia làm 8 lớp,có 4 lớp học ngày,có 4 lớp học đêm,phân chia thành 2 cấp:Trung học và tiểu học,học sinh cấp giấy bút,sách vở,có những học sinh nghèo ở tại “kí túc xá”của trường.
- Những buổi bình văn của nhà trường,quần chúng tham gia rất đông 
 “Buổi diễn thuyết người đông như hội.
Kì bình văn khách đến như mưa”.
- Bình văn: những bài văn thơ yêu nước của Đông Kinh nghĩa thục hoặc của Phan Bội Châu từ Nhật Bản gửi về .
- Họ diễn thuyết về các đề tài lịch sử,qúa khứ oanh liệt,những cuộc cách mạng điển hình của thế giới,xây dựng nếp sống văn minh,bài trừ hủ tục,dùng hàng nội hoá.
? Em nêu rõ qui mô hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục.
TL: Lúc đầu hoạt động tại Hà Nội.Học sinh có lúc lên tới 1000 người.Sau lan rộng ra các tỉnh Bắc Kì,lôi cuốn hàng ngàn người tham gia. 
 ? Đông Kinh nghĩa thục có ý nghĩa gì đối với phong trào yêu nước chống Pháp ở nước ta.
TL: Đông Kinh nghĩa thục chỉ tồn tại từ tháng 3à11 năm 1907. Thời gian tồn tại 9 tháng nhưng đã có ý nghĩa lớn đối với phong trào cách mạng Việt Nam,phát triển văn hoá và ngôn ngữ dân tộc.
- Thành tích nổi bật của Đông Kinh nghĩa thục là đề cao chữ quốc ngữ.
*Hoạt động 3
 ? Cuộc vận động Duy Tân ở Trung kì diễn ra như thế nào.
TL: Đầu thế kỉ XX,cuộc vận động Duy Tân(theo cái mới) diễn ra sôi nổi ở Trung Kì....
-Lãnh đạo. - Hình thức hoạt động...
 GV giới thiệu HS xem H.104: Phan Châu Trinh (1872-1926),hiệu Tây Hồ,quê ở làng Tây Lộc,xã Tam Phước,huyện Tam Kỳ,Tỉnh Quảng Nam. Đầu Thế kỷ XX,Phan Châu Trinh là người đề xướng dân chủ,,đòi bãi bỏ chế độ quân chủ sớm nhất ở Việt Nam,là nhà nho yêu nước chân chính.
? Em có nhận xét gì giữa phong trào Đông Kinh nghĩa thục (Bắc Kì) và cuộc vận động Duy tân (Trung Kì).
TL: Phạm vi hoạt động của Duy tân rộng hơn,hình thức phong phú xuống tận đến các làng xã,có nhiều môn học mới: diễn thuyết các đề tài sinh hoạt xã hội,tình hình thế giới,chống quan lại xấu,phong tục lạc hậu,thực hiện đời sống mới.
 ? Cuộc vận động Duy tân có ảnh hưởng gì đối với phong trào đấu tranh của nhân dân ta ở Trung Kì.
TL: Phong trào Duy tân phát triển mạnh,tư tưởng Duy tân càng ăn sâu vào nhân dân.Năm 1908 phong trào chống đi phu,chống thuế nổ ra ở Trung Kì.Bắt đầu từ Quảng Nam sau lan rộng ra .... khắp Trung Kì.
 ?Pháp có thái độ gì đối với phong trào chống thuế? TL:Thực dân Pháp đàn áp,bắt bớ,tù đày.Phan Châu Trinh,Trần Quý Cáp bị tuyên án tử hình.
 ? Em có nhận xét gì về mức độ đấu tranh của phong trào chống thuế so với cuộc vận động Duy tân ? TL: cao hơn,trực diện,có yêu sách cụ thể,ảnh hưởng rộng.
 ? Theo em,Phong trào Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì có mối liên hệ gì.
TL: Phong trào Duy Tân và phong trào chống thuế có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Cải cách Duy tân: mở trường dạy học theo lối mới,sống theo lối mới,kinh doanh theo lối mới trong quần chúng,đã kết hợp chặt chẽ với cuộc đấu tranh của nông dân đã làm bùng nổ phong trào chống thuế.
GV kết luận: Phong trào đã thể hiện rõ tinh thần cách mạng của nông dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc,nhưng cũng thể hiện rõ thiếu một giai cấp lãnh đạo có năng lực.
Nội dung kiến thức cần đạt
I.PHONG TRÀO YÊU NƯỚC TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
1. Phong trào Đông Du (1905-1909)
a. Hoàn cảnh
- Đầu thế kỉ XX,một số nhà yêu nước muốn noi gương Nhật Bản để duy tân tự cường.
b. Diễn biến
- Hội Duy tân thành lập năm 1904
- Mục đích lập ra một nước Việt Nam độc lập.
- Hoạt động chủ yếu của hội là phong trào Đông Du.
+ 1905 phong trào bắt đầu à 9-1908 học sinh Việt Nam bị trục xuất khỏi Nhật.
+ Tháng 3-1909 phong trào tan rã.
c.Ý nghĩa: Đã dấy lên cao trào yêu nước mới à dân chủ tư sản.
2.Đông Kinh nghĩa Thục (1907) 
a. Hoàn cảnh 
- Đầu thế kỷ XX,ở Bắc Kì có cuộc vận động cải cách văn hoá xã hội theo lối tư sản.
- 3-1907 Đông Kinh nghĩa thục thành lập.
b. Chương trình học:
- Địa lí,lịch sử,khoa học thường thức
- Bình văn,xuất bản báo chí 
- Truyền bá trí thức và nếp sống mới.
- Học sinh của trường có lúc lên 2000 người,chia làm 8 lớp,có 4 lớp học ngày,có 4 lớp học đêm,phân chia thành 2 cấp:Trung học và tiểu học,học sinh cấp giấy bút,sách vở,có những học sinh nghèo ở tại “kí túc xá”của trường.
- Những buổi bình văn của nhà trường,quần chúng tham gia rất đông 
 “Buổi diễn thuyết người đông như hội.
Kì bình văn khách đến như mưa”.
- Bình văn: những bài văn thơ yêu nước của Đông Kinh nghĩa thục hoặc của Phan Bội Châu từ Nhật Bản gửi về .
- Họ diễn thuyết về các đề tài lịch sử,qúa khứ oanh liệt,những cuộc cách mạng điển hình của thế giới,xây dựng nếp sống văn minh,bài trừ hủ tục,dùng hàng nội hoá.
c.Ý nghĩa:
- Thức tỉnh lòng yêu nước.bước đầu tấn công hệ tư tưởng phong kiến.
- Mở đường cho sự phát triển hệ tư tưởng tư sản ở Việt Nam. 
3. Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung kì (1908)
a. Cuộc vận động Duy Tân 
+ Lãnh đạo: Phan Châu Trinh,Huỳnh Thúc Kháng.
+ Hình thức hoạt động: (SGK)
b. Phong trào chống thuế 
- Phong trào bùng nổ 1908 bắt đầu từ Quảng Nam.Sau lan rộng khắp Trung Kì.
- Phong trào bị thực dân Pháp đàn áp và tan rã.
* Nhận xét:
- Thể hiện tinh thần cách mạng của nông dân.
- Thiếu một giai cấp lãnh đạo có năng lực.
4.Sơ kết bài học:
a. Củng cố:
- Dựa vào đâu Hội Duy tân chủ trương vũ trang giành độc lập,em có suy nghĩ về chủ trương
này.
- Kể tên các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.	
b.Dặn dò:
- Học bài,làm bài tập,soạn bài mới bài 30,phần II dựa vào câu hỏi cuối từng mục.
- Bài tập về nhà
+Nêu những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX và
cuối thế kỉ XIX. 
+Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.(theo mẫu ở sách giáo khoa)
* Giống nhau về mục đích: giải phóng dân tộc
* Khác nhau:
- Mục tiêu:
+ Phong trào Cần Vương cuối Tk XIX,thiết lập chế độ phong kiến.
+ Phong trào tự vệ vũ trang chống Pháp cuối TK XIX: đòi cơm no,áo ấm,ruộng đất,độc lập
dân tộc.
+ Phong trào đầu TK XX: Các sĩ phu tiến bộ muốn đưa nước nhà tiến lên con đường TBCN.
- Hình thức đấu tranh:
+ Phong trào cuối thế kỉ XIX: khởi nghĩa vũ trang
+ Phong trào đầu thế kỉ XX: hình thức rất phong phú: vũ trang bạo động,cải cách Duy tân,mở
trường dạy học theo lối mới,tổ chức ra đoàn học sinh xuất dương cầu viện.
Tiết 50(28/04/2010)
Bài 30. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX
ĐẾN NĂM 1918 (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Học sinh cần nhận thức rõ
- Xu hướng cách mạng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt
Nam-xu hướng cách mạng dân chủ tư sản với nhiều hình thức phong phú.
- Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc thời kì chiến tranh(1914-1918)
- Yêu cầu lịch sử và hoạt động bước đầu trên con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc
2. Tư tưởng:
- Giáo dục học sinh trân trọng sự cố gắng phấn đấu của các sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ
XX, trong chiến tranh(1914-1918) và của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc	
- Các sĩ phu tiến bộ đang muốn tìm con đường mới cứu dân tộc ra khỏi vòng nô lệ.
- Học sinh hiểu rõ bản chất tàn bạo,xảo quyệt của chủ nghĩa đế quốc,đế quốc phương Đông và
phương Tây .
3. Kĩ năng
- Học sinh hình thành kĩ năng so sánh,đối chiếu các sự kiện lịch sử.
- Biết nhận định,đánh giá tư tưởng và hành động của các nhân vật lịch sử.
II.CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG
*GV:
- Văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX.
- Chân dung các nhà yêu nước: Nguyễn Tất Thành
*HS:nghiên cứu bài
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động giữa thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
*Hoạt động 1
GV(H): Nêu những thay đổi trong chính sách kinh tế , xã hội của Pháp ở Việt Nam trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất . Vì sao có sự thay đổi đó ?
HS: Tăng cường bắt lính .Diện tích trồng cây công nghiệp tăng ,đẩy mạnh khai thác kim loại ,bắt nhân dân mua công trái ....Tất cả đều nhằm cung cấp cho chiến tranh .
(H):Mặt tích cực và tiêu cực của chính sách đó?
HS: Tích cực: kinh tế Việt Nam khởi sắc, tư sản dân tộc có điều kiện vươn lên. Tiêu cực: lợi nhuận chỉ để cho Pháp dốc vào chiến tranh, nhân dân ta nói chung càng bần cùng hơn.
GV: Về chính trị, văn hoá, Pháp sử dụng nhiều thủ đoạn hòng ru ngủ nhân dân ta, lôi kéo tay sai.
à Mâu thuẫn giai cấp và dân tộc thêm sâu sắc, là nguyên nhân dẫn tới các cuộc đấu tranh trong thời gian Chiến tranh thế giới làn thứ nhất...
*Hoạt động 2

File đính kèm:

  • docgiao an su 8 tuan 31 36.doc