Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 41 - Bài 24: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX( tiếp theo)

A . MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: hs hiểu :

- Diễn biến cơ bản của cuộc phản công và sự mở đầu của phong trào Cần Vương .

- Quy mô tính chất của phong trào Cần Vương .

- Vai trò của các văn thân sĩ phu trong phongtrào vũ trang chống Pháp .

2.Kĩ năng: -Phân tích miêu tả .So sánh, nhận xét đánh giá sự kiện.

 - Sử dụng bản đồ các tri thức phù trợ ,tranh ảnh

3.Thái độ : - Bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

 - Trân trọng lịch sử ,tôn kính các vị anh hùng dân tộc.

 B.PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhóm ,nêu vấn đề .

 C.CHUẨN BỊ :

1.GV : - Lược đồ chung về phong trào Cần Vương .

 - Tranh ảnh về các vị tướng giỏi.

 2.HS: - Học bài cũ , đọc và soạn trước bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1676 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 41 - Bài 24: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX( tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8 /2 /2008
 Tiết 41: 
 Bài 24: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP 
 TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX 
 ( tiếp theo)
 II. NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN 
 TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG 
A . MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: hs hiểu :
- Diễn biến cơ bản của cuộc phản công và sự mở đầu của phong trào Cần Vương .
- Quy mô tính chất của phong trào Cần Vương .
- Vai trò của các văn thân sĩ phu trong phongtrào vũ trang chống Pháp .
2.Kĩ năng: -Phân tích miêu tả .So sánh, nhận xét đánh giá sự kiện. 
 - Sử dụng bản đồ các tri thức phù trợ ,tranh ảnh
3.Thái độ : - Bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
 - Trân trọng lịch sử ,tôn kính các vị anh hùng dân tộc.
 B.PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhóm ,nêu vấn đề ...
 C.CHUẨN BỊ : 
1.GV : - Lược đồ chung về phong trào Cần Vương .
 - Tranh ảnh về các vị tướng giỏi.
 2.HS: - Học bài cũ , đọc và soạn trước bài mới .
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
I.Ổn định lớp:(1p)
II.Bài cũ: 
III. Bài mới:(5p)
 ? Trình bày nguyên nhân, diễn biến ,kết quả của cuộc phản công của phái chủ chiến ? và bước đầu của phong trào Cần Vương .
1.Giới thiệu bài: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt phong trào Cần Vương kết thúc giai đoạn 1.Từ đó trở đi phong trào phát triển mạnh, quy tụ thành các cuộc khởi nghĩa lớn : Ba Đình,Bãi Sậy,Hương Khê . 
2.Triển khai bài:
TL
Hoạt động thầy và trò
Nội dung kiến thức
10’
10’
14’
Hoạt động 1 :Cả lớp 
GV: Treo bản đồ công sự Ba Đình và chỉ vị trí căn cứ Ba Đình 
GV: cho hs quan sát và cho biết điểm mạnh và điểm yếu của vị trí 
( quân Pháp khó phát hiện nhưng lại không có lối thoát cho ta)
Cuộc khởi nghĩa này do ai lãnh đạo ? em biết gì về hai vị lãnh đạođó? thành phần tham gia gồm những ai?
? Hãy trình bày diễn biến tóm lược của cuộc khởi nghĩa .
Nêu kết quả và ý nghĩa của nó ? vì sao cuộc khởi nghĩa lại thất bại ?
Hoạt động 2: thảo luận nhóm 
Gv : yêu cầu các nhóm trình bày theo mục 1
Gv: mời các nhóm lên trình bày 
Gv: chuẩn xác tường thuật lại trên bản đồ 
So sánh sự giống và khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa Ba Đình và Bãi Sậy ?
Hoạt động 3: 
Gv: treo lược đồ khởi nghĩa Hương Khê và giới thiệu vị trí 
? Em hiểu biết gì về Phan Đình Phùng Gv : giới thiệu thêm và về Cao Thắng
Khởi nghĩa Hương Khê diễn ra như thế nào ?
Gv: tường thuật trên bản đồ 
?Rút ra ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa này ? vì sao cuộc khởi nghĩa này là điển hình nhất về tính chất Cần Vương (quy mô,thời giai,tính chất,lập nhiều chiến công)
1.Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887):
a. Căn cứ: 
+Ba Đình thuộc huyện Nga Sơn (Thanh hoá) 
+ Được xây dựng trên địa bàn của ba làng :Thượng Thọ,Mậu thịnh ,Mĩ khê.
b. Lãnh đạo: Phạm Bành ,Đinh Công Tráng 
c.Thành phần tham gia: người kinh ,dân tộc Mường ,Thái ...
d. Diễn biến:
-12-1886 đến1-1887nghĩa quân cầm cự trong 34 ngày đêm 
- Pháp vây hãm phun lửa triệt hạ xoá tên ba làng trên bản đồ .
2. Khởi nghĩa Bãi Sậy(1883-1892): 
a. Căn cứ: Bãi Sậy (Hưng yên ) 
b.Lãnhđạo: 
-1883-1885 Đinh Gia Quế .
-1885-1892 Nguyễn Thiện Thuật.
c.Thành phần tham gia: người kinh ,dân tộc Mường ,Thái ...
d. Diễn biến:
- 1883-1892 ta đánh du kích 
- Giặc nhiều lần bao vây nhưng thất bại.
- Lực lượng nghĩa quân ta hao mòn và tan rã.
3Khởi nghĩa Hương Khê(1885-1895): 
a. Căn cứ: Hương Khê (Hà Tĩnh ) 
b.Lãnhđạo: 
-Phan Đình Phùng và Cao Thắng 
c.Thành phần tham gia: người kinh ,dân tộc Mường ,Thái ...
d. Diễn biến: 2 giai đoạn
- Giai đoạn 1: 1885-1888 xây dựng căn cứ, rèn đúc vũ khí, chuẩn bị lực lượng .
- Giai đoạn 2: 1888-1895 đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của giặc 
- Pháp tập trung lực lượng .
-28/12/1895 Phan Đình Phùng hi sinh –nghĩa quân tan rã.
IV. CỦNG CỐ: (4P) - Tìm điểm chung của ba cuộc khởi nghĩa trên 
 - Tại sao các cuộc khởi nghĩa đều thất bại .
V.DẶN DÒ: (1p) - Học bài cũ ,làm bài tập ,ôn bài để tiết sau kiểm tra 1tiết 

File đính kèm:

  • docT41.doc