Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 40 - Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

I.Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

 - Nguyên nhân sâu xa của các cuộc chiến tranh xâm lược thực dân thế kỉ xix. Nguyên nhân và tiến trình xâm lược Việt Nam của tư bản Pháp.

 - Cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam chống xâm lược Pháp nổ ra ngay từ những ngày đầu tiên, thể hiện rõ ở mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1859) và các tỉnh Nam Kì.

2. Về tư tưởng:

 - Bản chất tham lam, tàn bạo, hiếu chiến của chủ nghĩa thực dân.

 - Tinh thần bất khuất, kiên cường chống ngoại xâm của nhân dân ta trong những ngày đầu chống Pháp xâm lược, cũng như thái độ yếu đuối, bạc nhược của giai cấp phong kiến.

 - Ý chí thống nhất đất nước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 40 - Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Lê Lợi.	Thứ 4, ngày 12/01/2011 
Giáo Viên: Trần Quang Tuấn.	Giáo án lớp 8.
Tuần 21
Phần hai: LỊCH SỬ VIỆT NAM
TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918
Chương I: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX
Tiết 40, Bài 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873 (tt)
I.Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
	- Nguyên nhân sâu xa của các cuộc chiến tranh xâm lược thực dân thế kỉ xix. Nguyên nhân và tiến trình xâm lược Việt Nam của tư bản Pháp.
	- Cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam chống xâm lược Pháp nổ ra ngay từ những ngày đầu tiên, thể hiện rõ ở mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1859) và các tỉnh Nam Kì.
2. Về tư tưởng:
	- Bản chất tham lam, tàn bạo, hiếu chiến của chủ nghĩa thực dân.
	- Tinh thần bất khuất, kiên cường chống ngoại xâm của nhân dân ta trong những ngày đầu chống Pháp xâm lược, cũng như thái độ yếu đuối, bạc nhược của giai cấp phong kiến.
	- Ý chí thống nhất đất nước.
3. Về kĩ năng:
	- Rèn luyện cho HS phương pháp quan sát tranh ảnh, sử dụng bản đồ, các tư liệu lịch sử, văn học để minh họa, khắc sâu những nội dung cơ bản của bài học trên lớp. 
II.Thiết bị và tài liệu:
	- Lược đồ những địa điểm nổ ra khởi nghĩa ở Nam Kì (1860-1875).
	- Tranh Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định.
III. Dạy-học bài mới:
	1. Giới thiệu bài mới:
	- Ở tiết trước chúng ta thấy được sự nhu nhược và hèn nhát của triều đình nhà Nguyễn khi chỉ biết lo phòng thủ và kí hiệp ước Nhâm Tuất với thực dân Pháp mà không hề có một đợt phản công nào. Tuy nhiên trong nhân dân và những nhân sĩ yêu nước, các cuộc đấu tranh chống Pháp vẫn tiếp tục diễn ra. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các cuộc diễn biến này ở Bài 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873 (tt)
3.Dạy-học bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
* Mục tiêu kiến thức cần đạt:
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
- Tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.
* Tiến trình thực hiện:
- HS đọc mục 1.
- GV: “Trước thái độ xâm lược của quân Pháp và thái độ nhu nhược của triều Nguyễn nhân dân ta đã có thái độ như thế nào?”.
+ Căm phẫn, nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình chống giặc.
+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1861).
+ Khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo làm thất điên bát đảo.
- GV cho HS tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo.
- GV cho HS quan sát hình 85 và miêu tả, nhận xét.
- GV trình bày thêm về Nguyễn Đình Chiểu, quân sư của Trương Định.
- GV chốt ý mục 1.
Hoạt động 2
* Mục tiêu cần đạt:
- Kháng chiến lan rộng ra 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.
* Tiến trình thực hiện:
- HS đọc mục 2.
- GV trình bày ngắn gọn về hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862).
- GV: “Sau khi ký Hiệp Ước Nhâm Tuất, triều đình nhà Nguyễn đã có những việc làm gì?”.
+ Đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Trung Kì và Bắc Kì, ra sức ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Nam Kì.
+ Cử phái bộ sang Pháp thương lượng nhưng thất bại.
+ Ngày 20 đến ngày 24/6/1867 Pháp chiếm các tỉnh miền Tây Nam Kì.
- GV: “Trước hành động của Pháp và triều đình, nhân dân Nam Kì đã có thái độ gì?”.
+ Nổi lên khởi nghĩa khắp nơi.
- GV cho HS dựa vào hình 86 trình bày diễn biến chính các cuộc nổi dậy của nhân dân Nam Kỳ
- GV chốt ý cuối bài.
II.Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873:
1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
- Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp.
- Ở các tỉnh miền Đông Nam Kỳ phong trào kháng Pháp diễn ra sôi nổi:
+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt tàu hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1861).
+ Khởi nghĩa Trương Định ở Gò Công làm cho Pháp khốn đốn và thiệt hại.
2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì:
- Sau Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862), triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp khởi nghĩa nông dân ở Trung và Bắc Kì.
- Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất ba tỉnh miền Tây:
+ Ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì.
+ Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình, Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn viên đạn.
- Phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức:
+ Bất hợp tác, đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh.
+ Dùng văn thơ lên án Pháp, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông..
	3. Củng cố và dặn dò:
	a. Củng cố:
	- GV cho 1 HS khác lên bảng dựa vào lược đồ trình bày lại những địa điểm nổ ra khởi nghĩa.
	b. Dặn dò:
	- Học mục 1 và 2, chuẩn bị trước Bài 25: Kháng Chiến Lan Rộng Ra Toàn Quốc (1873-1884).
IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docsu 8 bai 24tiet 2.doc
Giáo án liên quan