Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 37 đến tiết 40

1. Mục tiêu bài dạy:

a. Kiến thức: giúp HS

- Thấy được tình cảm quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu nặng của Lí Bạch. Thấy được một số đặc điểm NT của bài thơ: hình ảnh gần gũi tự nhiên, bình dị,tình cảnh giao hoà.

 - Hiểu được nghệ thuật dối và vai trò của câu kết tyrong bài thơ.

b. Kĩ năng

 - Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu thơ cổ qua bản dịch tiếng Việt.

 - Nhân ra nghệ thuật đối trong bài thơ.

 - Rèn luyện kỹ nawngso sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán

 c. Thái độ:

- Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước.

2. Chuẩn bị cuả GV và HS:

a. Chuẩn bị cuả GV và HS:.Nghiên cứu tài liệu, soan giáo án, Bảng phụ

b. Chuẩn bị cuả GV và HS: Đọc bài và tìm hiểu bài ở nhà

 

doc17 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 37 đến tiết 40, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nghệ thuật của bài thơ.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Làm bài tập phần luyện tập (SGK t125)
- Chuẩn bị: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
	------------------------------------------------
Ngày soạn : 14.10.2010 	 Ngày dạy: 17.10.2010 – Lớp 7B
 Bài 10. Tiết 38.
Văn bản: NGẤU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
(Hồi hương ngẫu thư)
 – Hạ Tri Chương- 
1. Mục tiêu :
a. Về kiến thức:
Giúp học sinh:
- Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ. 
	- Bước đầu nhận biết phép đối trong câu cùng tác dụng của nó. 
b. Về kỹ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích thơ cổ.
 c.V ề thái độ: 
 - Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước. 
2 . Chuẩn bị
 a. Thầy: Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án.
 b. Trò: Học bài cũ. Đọc trước bài mới ở nhà, trả lời câu hỏi trong sgk
3. Tiến trình bài dạy: 
a. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
- Hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Trình bày những hiêut biết của em về thể thơ đó?
- Đáp: Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. Mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ. Vần gieo ở các tiếng cuối câu 1, 2, 4.
* Giới thiệu bài (1’): Xa quê, nhớ quê là những đề tài quen thuộc trong thơ cổ trung đại phương Đông. Nhưng mỗi nhà thơ trong mỗi hoàn cảnh riêng lại có những cách thể hiện khác nhau. Với Hồi hương ngẫu thư, Hạ Tri Chương lại có cách thể hiện tình yêu quê rất riêng, rất độc đáo. Tiết học hôm nay...
 b. Dạy nội dung bài mới:
I. Đọc và tìm hiểu chung. (7’) 
1. Tác giả. Tác phẩm 
?
Nêu một vài nét về tác giả Hạ Tri Chương?
- Hạ Tri Chương (659-744), quê ở Vĩnh Hưng, Việt Châu nay thuộc Chiết Giang, Trung Quốc.
?
G
H
G
Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào?
- HD đọc giọngtrầm, buồn: -> Đọc mẫu phiên âm.
- Học sinh đọc dịch nghĩa và dịch thơ.
- Lưu ý chú thích giải nghĩa từ SGK t125.
- Bài thơ được viết khi ông về quê sau hơn 50 năm làm quan ở kinh đô, là mộttrong 2 bài nổi tiếng nhất của ông.
 2. Đọc:
?
H
?
H
G
Qua chú thích (SGK), em hiểu lần về quê này của HTC có gì đặc biệt?
- Năm 86 tuổi, sau hơn 50 năm làm quan ở Trường An (Kinh đô TQ thời nhà Đường), HTC từ quan cáo lão về quê đó là nghĩa cử cao đẹp đáng trân trọng của nhiều bậc chính nhân quân tử ngày xưa như Khuất Nguyên thời Xuân Thu chiến quốc, Đào Tiềm - Đào Uyên Minh đời Tấn, hay như Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Việt Nam.
Rõ ràng về quê là có chủ ý nhưng tại sao tác giả lại lấy tiêu đề của bài thơ là Ngẫu nhiên viết ?
- Ngẫu nhiên viết vì TG vốn không chủ định làm thơ ngay khi mới đặt chân đến quê nhà. việc sáng tác thơ hoàn toàn tình cờ vì cái duyên cớ ngẫu nhiên: Về đến làng, gặp đám trẻ con, chúng tưởng ông là khách lạ đâu đến. Chính cái duyên cớ ngẫu nhiên khiến TG nổi thi hứng mà sáng tác bài thơ.
- Nhưng nếu chỉ vì duyên cớ ngẫu nhiên thì bài thơ không thể hay và xúc động như thế mà ẩn sau đó là tình cảm quê hương dồn nén bao năm bây giờ mới có dịp để nhà thơ thổ lộ...
* Chú thích:
?
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Thể thơ ở 2 bản dịch có gì khác? 
- Nguyên tác: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- 2 bản dịch: thể thơ lục bát. 
?
Bài thơ có thể chia thành mấy phần? ý chính trong mỗi phần là gì?
3. Bố cục:2 phần
- 2 câu thơ đầu: Sự đổi thay khi tác giả về quê cũ
- 2 câu cuối: Tâm trạng nhà thơ
II. Phân tích.
?
Tình quê của tác giả được bộc lộ bắt đầu từ những suy nghĩ nào của ông? Câu thơ nào thể hiện rõ điều đó?
- Nghĩ về tuổi trẻ, nghĩ về tuổi già, những cái đổi thay và những cái không thay đổi theo thời gian ở chính con người t/g
1. Hai câu thơ đầu. (10’)
- Thiếu tiểu li gia,/ lão đại hồi (Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về)
Hương âm vô cải,/ mấn mao tồi (Giọng quê không thay đổi, nhưng tóc mai đã rụng)
?
Hai câu thơ đầu được sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào?
- C1: Đối vế câu, đối danh từ (thiếu tiểu / lão đại), đối động từ (li/hồi) -> Đối cả lời và ý khá chỉnh.
- C2: Đối vế câu, đối danh từ (hương âm /mấn mao), đối ý (vô cải /tồi).
-> NT: đối.( tiểu đối)
?
Qua phép đối trong câu 1, em hiểu gì về cuộc đời của tác giả?
- C1 kể một cách khái quát, ngắn gọn về quãng đời xa quê, làm quan của tác giả. Rời quê từ khi còn trẻ, mãi đến khi trở về thì cũng là lúc đã già. Từ lúc đi đến lúc về, con người đã đổi khác cả về tuổi tác, vóc người. Cảnh ngộ li biệt ấy là bi kịch của vị đại quan đời Đường, công danh thì thành đạt nhưng suốt cuộc đời phải li gia. Nỗi sầu li gia là một trong những nỗi đau day dứt không nguôi của người xa xứ xưa nay. 
- Xa quê hương lúc trẻ, trở lại quê hương lúc đã già
?
?
Trong câu thơ thứ 2, TG còn nhắc đến sự thay đổi nào nữa? Em cảm nhận được điều gì về cảm xúc của tác giả khi nói đến những đổi thay ấy?
- Câu thơ thứ 2 là câu miêu tả, TG dùng hình ảnh để nói về sự thay đổi, đó là mái tóc đã bạc theo thời gian, năm tháng. Có cảm xúc buồn buồn, bồi hồi trước sự trôi chảy của thời gian và tuổi tác. Đó là... 
Qua đó em Cảm nhận được điều gì về nỗi niềm tâm sự của t/g?
- Sự thay đổi:
+ Vóc người, tuổi tác.
+ Mái tóc.
=>Nỗi buồn sâu xa củangười con trở về sau thời gian năm tháng dài xa quê hương 
?
Đối lập với tất cả những gì đã thay đổi trên thì ở con người TG có gì không thay đổi?
- Sự không thay đổi: Giọng quê.
?
Giọng quê? 
- Giọng nói mang bản sắc riêng của một vùng quê. Giọng quê chính là chất quê, là hồn quê biểu hiện trong giọng nói của con người.
?
T/G đã sử dụng thủ pháp NT gì? Thủ pháp NT đó có ý nghĩa như thế nào?
- Suốt một đời xa quê, khách li hương giờ mái tóc đã bạc phơ, những sợi tóc mai đã rụng bớt. Thời gian đã làm cho vóc dáng, tuổi tác con người thay đổi rất nhiều nhưng giọng nói thì vẫn mang bản sắc của quê hương, không hề thay đổi. Như vậy có nghĩa là chất quê, hồn quê vẫn còn trong con người, không bao giờ thay đổi.
-> NT: Đối lập: ở đây t/g muốn khắc hoạ sự tương phản giữa tình cảm (không đổi thay) và sự đổi thay bề ngoài của mình theo thời gian năm tháng, 
?
Như vậy, nói giọng quê không đổi là tác giả muốn khẳng định điều gì?
=>Tình yêu quê hương đậm đà, bền chặt không bao giờ thay đổi.
?
G
Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt ở câu 1 và 2?
- Câu 1: biểu cảm qua tự sự.
- Câu 2: biểu cảm qua miêu tả.
 đây là cách biểu cảm gián tiếp.
?
Hãy so sánh và nhận xét hai bản dịch thơ ở hai câu thơ đầu?
- Mỗi bản dịch đều có cái hay riêng nhưng cũng có nét hạn chế riêng:
+ Bản dịch 1: Câu1 đã làm rõ phép đối chỉnh 3/3. Câu 2 dịch còn thô, chưa rõ ý (tóc đà khác bao).
+ Bản dịch 2: Câu 1 phép đối chưa thật chỉnh nhưng câu 2 lại dịch thoát ý và có hồn hơn (Sương pha mái đầu).
- GV: Tình quê của HTC thật thắm thiết, đậm đà... Vậy duyên cớ nào đã khiến ông ngẫu nhiên làm thơ để bày tỏ lòng mình như thế...
- HS đọc 2 câu cuối.
2. Hai câu thơ cuối. (11’)
?
Khi tác giả đặt chân về làng thì có tình huống nào xảy ra? Em có nhận xét gì về tình huống đó?
- Một lũ trẻ con ùa ra, tò mò nhìn ông lão đầu tóc bạc phơ, lụ khụ chống gậy bước xuống kiệu như một người xa lạ. ông lão chư kịp nói gì thì chúng đã nhanh miệng hỏi: Ông khách từ đâu đến làng?
- Nhi đồng tương kiến bất tương thức
 (Trẻ con gặp mặt không quen biết)
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
( Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến)
?
G
Tại sao lại xảy ra chuyện như vậy? Có điều gì có lí và điều gì vô lí trong tình huống này?
- Lũ trẻ sinh sau đẻ muộn. Khi nhà thơ rời quê ra đi, có lẽ bố mẹ chúng cũng chưa ra đời. Vậy thì chúng làm sao có thể nhận ra ông lão đồng hương đang ngơ ngác, ngỡ ngàng trước mặt chúng. Vốn là những đứa trẻ tò mò, hồn nhiên, tốt bụng và hiếu khách nên thấy người lạ đến làng, chúng vui mừng chào hỏi là lẽ đương nhiên. Câu hỏi chúng dành cho ông lão lúc này là hoàn toàn có lí.
- Nhưng có một điều hết sức vô lí với nhà thơ. Đó là ông bỗng trở thành người khách lạ ngay giữa giữa quê hương mình. Ông vốn là người ở chốn này mà lại chẳng có ai nhận ra. Trở về chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình mà lại bị xem như là người xa lạ. 
?
Việc bọn trẻ tươi cười, hớn hở chào hỏi đáng lẽ phải gây được cảm xúc nào ở người gặp chúng?
- Cảm giác thân thiện, dễ chịu, thoải mái mừng vui.
- Trẻ con -> thấy xa lạ, chào hỏi hồn nhiên
?
Thế nhưng với Hạ Tri Chương thì điều đó đã tác động đến đến tâm trạng của nhà thơ như thế nào?
- Âm thanh vui tươi, tiếng cười hỏi của bọn trẻ dã tác động rất lớn đến tâm trạng nhà thơ. Trước hết là ngạc nhiên, sau đó là đến nỗi buồn tủi, ngậm ngùi, xót xa cùng ập đến. Mình vốn là người ở đây mà khi trở về làng chẳng có ai nhận ra, bỗng nhiên lại trở thành khách lạ ngay giữa quê hương mình. Trong lòng ông nhói lên nỗi buồn tủi vì tất cả tình yêu, nỗi nhớ quê tích tụ, dồn nén trong ông đã hơn nửa thế kỉ, đến giờ ngờ đâu lại được đền đáp thế này ư? Cho nên nhìn bọn trẻ càng hớn hở, vui mừng bao nhiêu thì lòng ông lại càng sầu muộn bấy nhiêu Vì ông đã bấtđắc dĩ trở thành người khách xa lạ ngay chính trên quê hương mình.
- T/g thì bối rối,ngậm ngùi,pha chút buồn tủi
?
Em có nhận xét gì về giọng điệu 2 câu thơ cuối?
-> Giọng thơ hóm hỉnh pha chút ngậm ngùi.( bi – hài)
?
Từ đó, ta hiểu như thế nào về cảm xúc của tác giả khi trở về quê?
=> Sự đau xót, buồn tủi, ngậm ngùi kín đáo trước sự thay đổi của quê nhà.
?
G
Cùng là biểu hiện tình quê nhưng ở câu trên và câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu?
- 2 câu trên: bề ngoài tỏ ra bình thản, khách quan nhưng vẫn phảng phất một nỗi buồn.
- 2 câu dưới: giọng điệu bi hài kín đáo, thấp thoáng ẩn hiện sau lời tường thuật khách quan hóm hỉnh. TG giả dùng hình ảnh âm thanh vui tươi để thể hiện sự xót xa, ngậm ngùi trong lòng mình. Càng xót xa ngậm ngùi trước hoàn cảnh trớ trêu của mình, tác giả càng bộc lộ rõ tình cảm thắm thiết của mình với quê. => Biểu cảm gián tiếp.
III. Tổng kết (5’)
?
Bài thơ có những nét nghệ thuật đặc sắc nào?
1. Nghệ thuật:
- Phương thứcbiểu cảm gián tiếp. phép đối
- Giọng thơ bi hài.
- SD phép đối đặc sắc.
?
Khái quát nội dung chính của bài thơ?
2. Nội dung:
* ( Ghi nhớ SGK t128)
* Ý nghĩa: Tình quê hương là một trong những tì

File đính kèm:

  • docTuan 10.doc