Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 28, Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Đỗ Thị Hoa

I.MỤC TIÊU

 1 Kiến thức :

- Nắm được những nét khái quát về tình hình kinh tế xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất

- Nguyên nhân dẫn đến quá trình phát xít hoá ở Nhật, hậu quả của quá trình này đối với lịch sử Nhật Bản cũng như lịch sử thế giới.

2. Thái độ:

- Nhận thức được bản chất phản động, hiếu chiến tàn bạo của chủ nghĩa phát xít.

- Có tư tưởng chống chủ nghĩa phát xít, căm thù chế độ phát xít.

Tích hợp: luật biển Việt nam

 3. Kĩ năng:

- Biết sử dụng khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế, xã hội.

- Biết tư duy, so sánh để rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện lịch.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 7094 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 28, Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Đỗ Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 NgàySoạn : 16/11/2014
 Tiết 28 Ngày dạy: 22/11/2014
ChươngIII :CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ( 1918- 1939 )
Bài 19 : NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ( 1918 –1939 )
I.MỤC TIÊU
 1 Kiến thức : 
- Nắm được những nét khái quát về tình hình kinh tế xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất 
- Nguyên nhân dẫn đến quá trình phát xít hoá ở Nhật, hậu quả của quá trình này đối với lịch sử Nhật Bản cũng như lịch sử thế giới.
2. Thái độ: 
- Nhận thức được bản chất phản động, hiếu chiến tàn bạo của chủ nghĩa phát xít.
- Có tư tưởng chống chủ nghĩa phát xít, căm thù chế độ phát xít.
Tích hợp: luật biển Việt nam
 3. Kĩ năng:
- Biết sử dụng khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế, xã hội.
- Biết tư duy, so sánh để rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện lịch.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên:Bản đồ châu Á.( do phòng thiết bị không có)
2. Học sinh:
	- Sách giáo khoa. Vở bài soạn, vở bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 . Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
Nội dung tác dụng của chính sách mới của Ru-dơ-ven.
2. Giới thiệu bài mới: (1 phút)Chúng ta đã tìm hiếu về các nước châu Au giữa hai cuộc chiến tranh. Ở chương III chúng ta sẽ tìm hiếu về các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh, nước đầu tiên ta tìm hiểu ở châu Á là Nhật Bản.
3 .Bài mới(3 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
(17phút)
GV: Xác định vị trí của Nhật Bản trên bản đồ châu Á 
? Nhật có điều kiện thuận lợi gì để phát triển kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ nhất? 
? Nhận xét về đặc điểm kinh tế của Nhật trong thời gian 5 năm đầu sau chiến tranh? 
? Tình hình đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động Nhật bản sau chiến tranh? 
? Nguyên nhân nổ ra đấu tranh ?
HS thảo luận nhóm 3’: Trong thập niên 20 của thế kỷ XX sự phát triển của Mĩ và Nhật có điểm gì giống và khác nhau?
HS: trình bày kết quả thảo luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình Nhật Bản trong những năm 1929-1939. (17 phút)
? Hậu quả của cuộc khủng hoảng? ?( hs yếu)
? Để thoát khỏi khủng hoảng giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì ?
HS: đọc đoạn chữ nhỏ SGK/97 ® Vì sao khẳng định Nhật Bản là lò lửa chiến tranh ở khu vực châu Á Thái Bình Dương ?
? Trình bày kế hoạch xâm lược của Nhật Bản?
HS thảo luận nhóm 3’: Quá trình phát xít hoá ở Nhật diễn ra có gì khác với ở Đức và Ý ?
HS: trình bày kết quả thảo luận.
Tích hợp: luật biển Việt nam
I. NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
1. Kinh tế : 
+Thu nhiều lợi trong trong chiến tranh
+ Phát triển vài năm đầu sau chiến tranh: 
 - Công nghiệp : 1914-1919 công nghiệp tăng 5 lần. Xuất hiện nhiều công ty mới , mở rộng sản xuất và xuất khẩu hàng hoá
- Nông nghiệp : Tàn dư phong kiến còn nặng nề, giá cả tăng cao® đời sống nhân dân khó khăn
+ 9.1923 động đất® Tô ky ô sụp đổ 
+ 1927 khủng hoảnh tài chính ® chấm dứt sự phục hồi kinh tế
2. Xã hội
 - 1918 nổ ra các cuộc đấu tranh :” Bạo động lúa gạo” , phong trào bãi công của công nhân .
 - 7.1922 Đảng cộng sản Nhật Bản thành lập.
II. NHẬT BẢN TRONG NHỮNG NĂM 1929 –1939
1. Khủng hoảng kinh tế 1929-1933
	Kinh tế suy sụp
 Hậu quả:
 Thất nghiệp tăng® ND đấu tranh
2. Quá trình phát xít hóa ở Nhật
- Quân sự hoá gây chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài.
 - Thiết lập chế độ phát xít
- 1929-1933 Phong trào đấu tranh chống lại quá trình phát xít hoá diễn ra dưới nhiều hình thức và do Đảng cộng sản lãnh đạo® nhiều tầng lớp tham gia.
® Làm chậm quá trình phát xít hoá ở Nhật
4. Củng cố: (3 phút)
- Để thoát khỏi khủng hoảng nhà cầm quyền Nhật bản đã lựa chọn giải pháp nào dưới đây (Đánh dấu x vào câu em cho là đúng)
£ Thiết lập chế độ thống trị phát xít
£ Quân sự hoá đất nước , lập kế hoạch xâm lược
£ Ra sức khôi phục công nghiệp, tài chính, ngân hàng 
£ Cải cách về mọi mặt
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (2 phút)
- Chuẩn bị bài 20 – Lập niên biểu các phong trào đấu tranh ở châu Á ( 1918- 1939 )
IV. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docLICH SU 8 TIET 28 TUAN 14.doc