Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 29 đến tiết 32
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức:
Học sinh cần:
- Hiểu được những nét chính về cuộc đời và thân thế của bà huyện Thanh Quan
- Đặc điểm thơ của bà huyện Thanh quan qua bài thơ Qua đèo Ngang.
- Cảm nhận được khung cảnh Đèo Ngang và tâm trạng cô đơn của Bà Huyện nối niềm hoài cổ trong thơ của bà.
- Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
b. Về kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.
- Phân tich một số chi tiết NT độc đáo trong bài thơ.
c. Về thái độ :
Khơi gợi tình yêu thiên nhiên đất nước, thái độ quí trọng, cảm phục người phụ nữ tài ba .
2 . Chuẩn bị của GV và HS:
a. Chuẩn bị của GV :: Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án.
b. Chuẩn bị của HS:Học bài cũ. Đọc trước bài mới ở nhà, trả lời câu hỏi trong sgk
h là nỗi nhớ nhà da diết của đứa con tha hương lữ thứ (lúc này bà đang vào Phú Xuân để làm bà giáo dạy cung nữ), là nỗi hoài niệm về một thời dĩ vãng tươi đẹp của đất nước. Nhớ miền quê thân thương nơi đang có những người yêu dấu mong đợi. Nhớ thành Thăng Long hoài cổ. Tiếng chim kêu càng khiến lòng tác giả nặng trĩu nỗi u buồn, hoài vọng, nhìn cảnh vật càng thêm quạnh quẽ, cô liêu. ? Câu thơ thứ 7,8 cho ta thấy tác giả xuất hiện với hành động nào? - Dừng chân, đứng lại để nhìn trời, nhìn non, nhìn nước. - Dừng chân đứng lại, trời, non, nước ? Toàn cảnh Đèo Ngang hiện lên như thế nào trong ấn tượng thị giác của tác giả? Đó là không gian ra sao? - trời, non, nước => Không gian Rộng lớn, mênh mang, xa lạ và tĩnh vắng. ? Nếu câu 7 miêu tả không gian bao la thì câu 8, t/g lại diễn tả về điều gì? Của ai? - Mảnh tình riêng ( nỗi lòng của tác giả.) Một mảnh tình riêng ta với ta. ? Nhận xét cách dùng từ ở câu 8? Em hiểu ta với ta ở đây là ai? Là mấy người?? - Tâm sự sâu kín, một mình mình biết, một mình mình hay, một phạm vi chật hẹp. thu vào tầm mắt cảh thiên nhiên Đèo ngang rộng lơn, tĩnh lặng rồi t/g đã trở về với thực tại với tâm trạng, nỗi lòng của bản thân. ( t/cảm hướng nội) ->NT: Điệp từ ( ta – ta) ? Tương quan giữa cảnh “trời, non, nước” và “mảnh tình riêng” là tương quan như thế nào?Ở đây, t/g sử dụng b/p NT gì? - Đối lập, ngược chiều. “Trời, non, nước” bát ngát rộng mở bao nhiêu thì “mảnh tình riêng” càng chật hẹp, nặng nề, khép kín bấy nhiêu. ->NT: Hình ảnh đối lập. ? G Theo em “tình riêng” của tác giả ở đây là gì? - Nỗi nhớ nước thương nhà da diết, âm thầm, lặng lẽ. Đó là tâm trạng của người con lữ thứ xa quê song đó có thể là nỗi niềm của một tấm lòng hoài cổ về một quá khứ huy hoàng đã qua Trích đọc : “Thăng Long thành hoài cổ” “ Dấu xe ngựa cũ hồn thu thảo Lầu cũ lâu đài bóng tịchdương” (Thăng Long thành hoài cô) ? H Thông qua cụm từ ta với ta tác giả bộc lộ cảm xúc nào? Nỗi buồn cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả giữa cảnh Đèo Ngang với trời cao thăm thẳm, non nước bao la. ? Qua phân tích, em hiểu gì về tâm trạng của nhà thơ trước cảnh Đèo Ngang? *Tấm lòng nhớ nước,thương nhà da diết, âm thầm, lặng lẽ; nỗi buồn cô đơn, lẻ loi của tác giả. ? Tác giả đã sử dụng những phương pháp biểu cảm nào trong bài thơ này? - Tả cảnh để bộc lộ cảm xúc (biểu cảm gián tiếp). - Trực tiếp bộc lộ cảm xúc (biểu cảm trực tiếp). -> Hai phần đầu nặng tả cảnh nhẹ tình, hai phần sau nặng tình nhẹ cảnh. => Tả cảnh ngụ tình. III. Tổng kết (5’) 1.Nghệ thuật: - Tả cảnh ngụ tình ? Bài thơ có những nét đặc sắc nào về mặt nghệ thuật? - Phong cách thơ trang nhã. - Sử dụng tài tình, điêu luyện các biện pháp nghệ thuật: đối, điệp từ, chơi chữ... ? Hãy khái quát giá trị nội dung của tác phẩm? 2. Nội dung: * (Ghi nhớ SGK t104) * Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ c. Củng cố ,luyện tập: (3’) * Củng cố: Bài hôm nay, chúng ta cần nắm được: - Đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đươcngf luật - Thấy được tâm trạng của bà Huyện thanh Quan, thình yêu thiên nhiên ,nỗi niềm hoài cổ và tài năng thơ tài hoa của bà . * Luyện tập: - Đọc diễn cảm bài thơ d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’) - Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Học thuộc lòng bài thơ. - Làm bài tập phần luyện tập (SGK t104) - Chuẩn bị: Bạn đến chơi nhà. ---------------------------------------------- Ngày soạn: 04.10.2010 Ngày dạy: 09.10.2010 - lỚP 7B Bài 8. Tiết 30. Văn bản: Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) I. Mục tiêu :HS cần a. Kiến thức: - Hiểu biết sơ giản về thân thế sự nghiệp của Nguyễn Khuyến - Thấy được tình bạn đậm đà, hồn nhiên, chân thật của Nguyễn Khuyến đã vượt qua khỏi điều kiện cuộc sống vật chất đời thường thể hiện qua cách nói hàm ý và trào lộng trong một bài bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú. - Thấy được những nét độc đáo về nghệ thuật của bài thơ. b. Về kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích thơ Nôm Đường luật viết theo thể thất ngôn bát cú. c. Về thái độ : - Giáo dục tình cảm bạn bè trong sáng, hồn nhiên vô tư; biết quý trọng tình bạn. 2 . Chuẩn bị của GV và HS: a. Chuẩn bị của GV :: Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án, bảng phụ b. Chuẩn bị của HS:Học bài cũ. Đọc trước bài mới ở nhà, trả lời câu hỏi trong sgk 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề vào bài mới: (5’) * Câu hỏi:: - Hỏi: Khái quát nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ Qua Đèo Ngang ? * Đáp ánVới phong cách trang nhã, bài thơ Qua Đèo Ngang cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sứ sống của con người nhưng còn hoang sơ; đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơng của tác giả. * Giới thiệu bài (1’): Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ cod nhiều bài thơ thật hay về cảnh làng quê, về nỗi buồn và niềm vui trong cuộc ssóng ẩn dật nơi thôn dã. Viết về tình bạn, ông đã để lại cho đời hai bài thơ đặc sắc: Bạn đến chơi nhà và Khóc Dương Khuê. Mỗi bài một vẻ. Nếu Khóc Dương Khuê thể hiện nỗi sót xa, đau đớn khi bạn qua đời thì Bạn đến chơi nhà lại là nụ hóm hỉnh, mừng vui khi bạn đến thăm... b. Dạy nội dung bài mới: ? Dựa vào phần chú thích (t104), hãy nêu vài nét sơ lược về tác giả Nguyễn Khuyến? I. Đọc và tìm hiểu chung. (5’) 1. Tác giả, tác phẩm: - Nguyễn Khuyến (1835-1909), quê ở thôn Vị Hạ, xã Yên Đổ, nay thuộc huyện Bình Lục, Hà Nam; là nhà thơ lớn của dân tộc; còn được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. ? Bài thơ được sáng tác khi nào? - Tác phẩm: Sáng tác vào giai đoạn sau ngày ông cáo quan ở ẩn. G H - HD đọc: giọng hóm hỉnh, vui, thân mật. - GV đọc. - Học sinh đọc. - Lưu ý chú thích SGK t105. ? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ đó? -> Thể thơ Thất ngôn bát cú. ? Nội dung biểu cảm chủ yếu trong bài thơ là gì? - Cảm xúc vui mừng khi có bạn tới chơi. G ? H Thông thường một bài thơ thất ngôn bát cú ĐL có bố cục gồm 4 phần. Mỗi phần một cặp 2 câu: Theo cấu trúc : đề – thực – luận – kết. Nếu xét về nội dung ở bài thơ này, em thấy nên phân tích bài thơ theo bố cục như thế nào? Vì sao? - Phân tích như vậy sẽ đảm bảo sự liền mạch về cảm xúc của tác giả trong bài thơ hơn. 2. Bố cục: 3phần - P1: Câu thơ đầu} lời chào đón - P2: Câu tiếp theo } lời giãi bày - P3: Câu thơ cuối} tình bạn thắm thiết II. Phân tích. ? ở câu thơ thứ nhất, tác giả thông báo điều gì? - Bạn đến chơi, sau một thời gian đã lâu. 1. Câu thơ đầu - Đã bấy lâu nay bác tới nhà ? Trong lời thông báo có mấy chi tiết đáng chú ý? - 2 chi tiết: thời gian và cách xưng hô. ? Đã bấy lâu nay được chủ nhà nhắc tới có ý nghĩa nhắc nhở về thời gian hay bày tỏ niềm chờ đợi bạn đến chơi đã từ lâu? - Bày tỏ niềm chờ đợi bạn đến chơi đã từ lâu.. Đã bấy lâu } bày tỏ sự mong đợi từ lâu ? Em có suy nghĩ gì về cách xưng hô của tác giả đối với bạn trong câu thơ này? - Cách gọi dân dã, thể hiện sự thân tình, gần gũi, gắn bó giữa chủ và khách. Bác: ( đại từ nhân xưng) => t/c dân dã, Thân mật ? Em có nhận xét như thế nào về giọng điệu câu thơ? - Giọng hồ hởi, vui vẻ. Câu thơ như một tiếng chào, một lời reo vui khi có khách đến chơi. Lời chào quen thuộc, gần gũi ấy sẽ là tiền đề cho sự giãi bày: Đã lâu lắm rồi, nay bác mới có dịp tới chơi, thật là quí hoá. ? G Như vậy, câu thơ 1 cho ta biết nhà thơ có cảm xúc như thế nào khi bạn đến chơi nhà? - GV: Những cảm xúc ấy chỉ có có được khi quan hệ tình bạn bền chặt, thân thiết, thuỷ chung. Đặc biệt, đối với Nguyễn Khuyến khi rũ áo từ quan về chốn quê nghèo có bạn tới thăm, điều đó thật quí hoá, thật xúc động. Vậy để biết NK tiếp đãi bạn như thế nào.... =>Cảm xúc phấn khởi, hồ hởi, vui sướng thoả lòng khi bạn đến chơi nhà. H ? - HS đọc 6 câu tiếp theo. Theo nội dung của câu1, em dự đoán NK sẽ phải thết đãi bạn như thế nào? - Bạn thân ở xa đến chơi, nhất thiết phải mời cơm mời rượu, không sơn hào hải vị thì cũng phải cơm gà, cá gỡ để tỏ lòng quý khách. 2. Sáu câu thơ tiếp: ? Thế nhưng lúc này NK đón bạn trong hoàn cảnh như thế nào? - Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa ? Tác giả kể ra những thứ nào định tiếp đãi bạn? Thế nhưng tất cả những thứ đó, tác giả có thể dùng để thết đãi bạn được không? Vì sao? - Sản vật của gia đình rất phong phú: Ao nhiều cá, vườn nhiều gà. Nhưng vì ao sâu, nước cả (lớn), không thể quăng chài bắt cá được. Vườn rộng rào lại thưa không thể đuổi gà được. Các loại rau quả cũng rất nhiều nhưng cải chưa thành cây, cà thì vừa mới thành nụ, bầu còn non, mướp chưa thành quả. Tóm lại là cái gì cũng có nhưng lại là không có vì không thể dùng chúng để tiếp bạn được. - Cá: Ao sâu, nước cả -> khôn chài. - Gà: Vườn rộng, rào thưa -> khó đuổi. - Cải: chửa ra cây. - Cà: mới nụ. - Bầu: vừa rụng rốn. - Mướp: đương hoa. ? Quan sát các cặp câu 3-4, 5-6, hãy chỉ ra các thủ pháp nghệ thuật và nhận xét cách dùng từ ở các cặp câu trên? Tác dụng? - Phép đối rất chặt chẽ: Cảnh đối cảnh, vật đối vật, trên dưới, trắc bằng phân minh tạo nên một giọng thơ nhẹ nhàng, vui tươi, lời thơ cân xứng, hoà hợp gợi nên cảnh vườn tược xinh xắn, hữu tình. - Các tính từ sâu, cả, rộng, thưa, ... cùng với các phó từ chỉ sự tiếp diễn của hành động: chửa, mới, vừa, đương,... hô ứng hỗ trợ cho nhau thật khéo léo, tự nhiên, dung dị. Thêm vào đó là các chi tiết miêu tả chấm phá làm hiện lên khung cảnh vườn tược, cây cối đang đơm hoa kết trái, ẩn chứa một sức sống mơn mởn tiềm tàng. Ta như hình dung ra hình ảnh NK đang dắt tay bạn thăm vườn cây ao cá, tận hưởng thú vui dân dã của một ông quan về ở ẩn. => NT: đối, liệt kê, dùng nhiều tính từ, phó từ. ? Tất cả các thủ pháp nghệ thuật đó được sử dụng trong phần thực và luận đều nhằm mục đích gì? - Tất cả đều nhằm diễn giải tính chất có đấy mà chẳng có gì của các sả
File đính kèm:
- Tuan 8.doc