Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 17 đến tiết 24
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại ; đặc điểm cơ bản của thể thơ tứ tuyệt,
thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh”.
b. Về kỹ năng:
- Nhận biết về hai thể thơ: Thất ngôn bát cú và Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Đọc – hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn. tứ tuyệt Đườngluật.
c. Về thái độ:
- Khơi gợi tinh thần yêu nước, ý thức độc lập chủ quyền dân tộc,lòng yêu văn chương , trân trọng những giá trị văn thơ của cha ông ta
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a.Thầy: Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án.
b. Trò: Học bài cũ. Đọc trước bài mới ở nhà, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
3. Tiến trình bài dạy:
a . Kiểm tra bài cũ: (3’) – Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.
*Giới thiệu bài (1’): Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh là hai bài thơ ra đời trong giai đoạn lịch sử dân tộc đã thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm của phong kiến phương Bắc, đang trên đường vừa bảo vệ vừa củng cố, xây dựng một quốc gia tự chủ rất mực hào hùng, Để tìm hiểu hai bài thơ này , chúng ta vào tiết học hôm nay.
b. Dạy nội dung bài mới
9.2010 - Lớp 7B Bài 5. Tiết 18. Tiếng Việt: TỪ HÁN VIỆT 1. Mục tiêu : a. Về kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt. - biết phân biệt hai loại từ ghép Hán Việt: Đẳng lập và chính phụ. b. Về kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận biết từ Hãn việt và các loại từ ghép Hán Việt. - Mở rộng các từ Hán Việt. c. Về thái độ: - Học sinh có ý thức sử dụng từ Hán Việt hợp lí trong nói và viết. 2 . Chuẩn bị của GV và HS: 1.Thầy: Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án. 2. Trò: Đọc trước bài ở nhà, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: (5’) * Hỏi: Thế nào là đại từ? Đại từ có thể đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp nào trong câu? * Đáp: Đại từ là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. - Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như: Chủ ngữ, vị ngửtong câu hay phụ ngữ cho danh từ, động từ, tính từ... *Giới thiệu bài (1’): Bằng kiến thức đã học ở lớp 6, hãy nêu những hiểu biết của em về từ Hán Việt? => Từ hán Việt là từ gốc Hán nhưng đọc theo cách phát âm Việt,viết bằng chữ cái La tinh và đặt vào trong câu theo văn phạm VN (Việt hoá), chiếm số lượng lớn trong tiếng Việt. -> Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về đơn vị cấu tạo từ Hán Việt và từ ghép Hán việt... b. Dạy nội dung bài mới: I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt (12 ’) 1. Ví dụ ? H ? Đọc đoạn văn trên, xác định từ Hán Việt rút ra nhận xét ntn số lượng từ HV trong tiếng việt của chúng ta hiện nay -đọc bài thơ Nam quốc sơn hà Tiêu đề bài thơ có mấy từ? Các từ đó được tạo thành từ những tiếng nào? Hãy giải nghĩa mỗi tiếng đó? VD1: Phụ nữ, nhi đồng, thanh thiếu niên, các cụ phụ lão đều tham gia vào việc chống ngoại xâm. * Tiếng Việt có một khối lượng lớn từ HV VD2: - Nam quốc (nam: phương Nam; quốc: nước) - sơn hà (sơn: núi; hà: sông) G : Tiếng để cấu tạo từ hán Việt gọi là yếu tố Hàn Việt. -> nam, quốc, sơn, hà là yếu tố HV ? H Trong 4 tiếng trên, tiếng nào có thể dùng độc lập như một từ đơn để đặt câu? ->Nam. - Nam : có thể dùng độc lập. VD: - Cô ấy người miền Nam. Anh ta đi về phía Nam ? ? Tại sao các tiếng còn lại không thể dùng độc lập được?Vì sao? ? - quốc, sơn, núi: không thể dùng độc lập được. vì: - quốc = nước: + Có thể nói: Cụ là một nhà yêu nước. + Không thể nói: Cụ là một nhà yêu quốc. - sơn = núi. + Có thể nói: trèo núi. + không thể nói: trèo sơn. - hà = sông. + Có thể nói: Lội xuống sông. + Không thể nói: lội xuống hà. ? Giữa hai loại trên, loại nào có số lượng nhiều hơn? -> Phần lớn Yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập mà chỉ để dùng tạo từ ghép HV . ? H Các tiếng : hoa, quả, học,tập,bút,bảng có thể vừa dùng độc lập, vừa dùng để tạo từ được không ? từ đó em rút ra n/xét gì? Được: hoa Quả => hoa quả VD 3: học, tập, hoa, quả -> Một số yếu tố Hán Việt có lúc được dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ. ? Hãy giải nghĩa yếu tố thiên trong các từ ghép HV sau? VD2 - Thiên thư (thiên: trời) - Thiên niên kỉ (thiên: nghìn) - thiên lí mã (thiên: nghìn) - Lí Công Uẩn thiên đô về Thăng Long. (thiên: dời) ? Em có nhận xét như thế nào về từ thiên trong VD trên? -> Là các yếu tố hán Việt đồng âm nhưng khác nghĩa. ? Ngoài yếu tố thiên em có thể lấy thêm VD tương tự? - tử (con); , tử trận (chết) - hữu (bạn); hữu (bên phải); hữu danh vô thực (có danh). ? G: Từ đó em rút ra nhận xét gì về hiện tượng trên? - khi viết bằng chữ Hán, các yếu tố trên sẽ được viết bằng các chữ khác nhau. -> Có nhiều yếu tố HV đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau. ? Qua phân tích các VD, em hiểu gì về yếu tố Hán Việt? 2.Bài học: Ghi nhớ: (SGK t69) II. Từ ghép Hán Việt. (8’) ? H Hãy giải nghĩa các từ sau? Xét về mặt cấu tạo, chúng thuộc loại từ nào? Từ ghép 1. Ví dụ - sơn hà (núi sông) - giang san (giang: sông dài; san: núi - thiên thư: trời sách - Bạch mã: Trắng ngựa => Từ ghép Hán Việt ? Xác định từ ghép đẳng lập và ghép chính phụ trong các từ trên? + Ghép đẳng lập: sơn hà, xâm phạm, giang san. + Ghép chính phụ: thiên thư, bạch mã, . ? ? Hãy chỉ ra trong các từ ghép chính phụ HV, đâu là yếu tố chính, đâu là yếu tố phụ? Xét về trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ HV so với trật tự các yếu tố trong từ ghép thuần Việt, em có nhận xét gì? - Thiên thư, bạch mã P - C P - C - ái quốc C - P . =>Trật tự của các yếu tố trong từ ghép HV: +Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau(Giống từ ghép thuần việt) VD: ái quốc, thủ môn, chiến thắng +TiếngPhụ đứng trước, chính đứng sau ( Khác từ ghép thuần việt) VD: thiên thư, bạch mã, tái phạm ? Qua phân tích, em có nhận xét như thế nào về từ ghép HV? 2.Bài học: Ghi nhớ: (SGK t70) III. Luyện tập: (14’) - GV nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài tập theo nhóm, trình bày trước lớp. - Nhận xét. Bài 1 - Hoa: 1. Cơ quan sinh sản của cây, thường có hương thơm và màu sắc. 2. Đẹp. - Phi: 1. Bay. 2. Điều sai, điều không tốt. 3. Vợ lẽ của vua hay vợ của các bậc vương. - Tham: 1. Ham thích quá đáng hay không chính đáng. 2. Dự vào, nhận một phần công việc. - Gia :1.nhà. 2. Cho thêm, nâng cao thêm, thêm vào. G cho HS đọc yêu cầu bài tập. Thi tìm từ giữa các nhóm. Bài 2 - VD: - Quốc: quốc gia, cường quốc, ái quốc, quốc âm, quốc doanh, quốc hiệu, quốc hội... - Sơn: sơn hà, sơn thuỷ, giang sơn, sơn hào, sơn lâm, ... - Cư: an cư, cư dân, cư trú, cư xử,... - Bại: bại binh, bại liệt, bại lộ, bại quân, bại vong,... (bại: thua) H G -: Nêu yêu cầu bài tập. - Cho 1 HS làm trên bảng. - Nhận xét. Bài3 a, Từ ghép HV có yếu tố chính đứng trước yếu tố phụ đứng sau: hữu ích, phát thanh, bảo mật. b, Từ ghép HV có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi, phòng hoả. GV nêu yêu cầu bài tập. HS tự làm. Bài 4 VD: - ái quốc, đại diện, hữu hiệu, niên khoá, niêm phong... - quốc kì, hồng ngọc, mục đồng, ngư ông, vương phi... c. Củng cố,luyện tập: (3 ’) * Củng cố: Qua bài hôm nay, chúng ta cần hiểu được: đơn vị nào cấu tạo nên từ Hán việt; đặc điểm và cách cấu tạo của từ Hán việt.Năm được điều đó ,chúng ta mới có thể vận dụng từ hán việt vào việc rạo lập v/b một cách phù hợp. * Luyện tập: Tìm 3 từ Hán Việt đồng âm ,khác nghĩa. Mẫu: Hoàng: (vua,màu vàng, rộng và tươi sáng) d. . Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’) Nắm chắc nội dung bài học. Làm các bài tập còn lại. Chuẩn bị bài: Từ Hán Việt (tiếp theo). -------------------------------------------- Ngày soạn: 04.09.2010 Ngày giảng:18.09.2010 – Lớp 7B Bài 5. Tiết 19 Tập làm văn: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 văn tự sự và miêu tả (làm ở nhà) 1. Mục tiêu : a. Kiến thức: Giúp học sinh: - Ôn tập về cách làm bài văn tự sự và bài văn miêu tả, về cách dùng từ, đặt câu và về liên kết, bố cục, mạch lạc trong văn bản. - Đánh giá chất lượng bài viết của mình theo yêu cầu của đề bài; nhờ đó, có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn bài sau. b. Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức để viết một bài văn hoàn chỉnh qua việc áp dụng quy trình viết một bài vưn hoàn chỉnh. c. Về thái độ: - HS có ý thức đánh giá bài làm của mình một cách tự giác, khách quan. Biết rút kinh nghiệm, sửa chữa những lỗi mắc phải một cách nghiêm túc. 2. Chuẩn bị 1.Thầy: chấm, chữa bài, nhận xét ưu ,nhược điểm vào bài TLV của HS đã làm 2. Trò: Ôn tập lại các thể loại văn đã học ở lớp 6. 3. Tiến trình bài dạy: a.. Kiểm tra bài cũ: ( Không kiểm tra ) * Giới thiệu bài: (1’) Giờ trước ,chúng ta đẫ thực hiện bài viết tập làm văn số 1 làm ở nhà. Để biết được những ưu nhược điểm của bài văn đã làm ,chúng ta vào bài hôm nay. b. Dạy nội dung bài mới: -HS đọc lại đề I. Đề bài: (2’) . Hãy tả lại không khí đón giao thừa của gia đình em trong đêm 30 tết. ? Nhắc lại quá trình tạo lập văn bản? ? Xác định thể loại, yêu cầu của đề? II. Tìm hiểu đề: (6’) - Thể loại: miêu tả . - Yêu cầu: Tả lại không khí đón giao thừa của gia đình trong đêm 30 tết. ? Với đề bài này em định hướng cho bài viết của mình như thế nào? - Định hướng: + Viết cho ai? (Cô giáo? Bạn bè? Người thân?...) + Viết về cái gì? (Không khí đón giao thừa...) + Viết để làm gì? (Tái hiện lại không khí sum họp vui vầy, đầm ấm của gia đình trong đêm giao thừa...) ? Hãy lập dàn ý theo bố cục một văn bản miêu tả? III. Lập dàn ý: (7’) ? Nêu nhiệm vụ của phần mở bài? MB: - Giới thiệu hoàn cảnh, không gian, thời gian... - Cảm nhận chung về không khí trong đêm giao thừa. ? Phần thân bài cần phải nêu được những nội dung gì? TB: - Kể, tả lại cảnh chuẩn bị tết. - Cảnh chuẩn bị đón giao thừa. - Cảnh đón gaio thừa. - Kể, tả thái độ, hành động của mỗi người trong gia đình trong các cảnh đó làm gợi lên không khí đầm ấm của gia đình, tâm trạng háo hức chờ đợi giao thừa đến... ? Nhiệm vụ của phần kết bài? Kết bài: - Cảm xúc, suy nghĩ về cảnh đón giao thừa của gia đình. - Ước mơ, nguyện vọng về một năm mới tốt đẹp... G - nhận xét bài làm của HS. IV. Nhận xét kết quả bài làm: (8’) 1, Ưu điểm: - Phần lớn đã xác định đúng thể loại, yêu cầu của đề. - Một số bài có bố cục chặt chẽ, lời văn khá trôi chảy, liên kết mạch lạc.. - Nhiều em đã biết chọn những chi tiết tiêu biểu để miêu tả làm nổi bật không khí sinh động, đầm ấm của gia đình trong đêm giao thừa.. biết kết hợp miểu tả cảnh với miêu tả nội tâm làm bài văn có sức hấp dẫn sinh động. - Thứ tự miêu tả, tự sự khá hợp lí.Kỹ năng dùng từ,đặt câu, liên kết câu, đoạn của một số em đã chặt chẽ,trong sáng. - Trình bày sạch sẽ. - Một số bài viết thể hiện được sự cố gắng tsuy nghĩ,đầu tư quan sát để bài viết chân thực ,sống động. 2. Nhược điểm: - Vẫn còn một số em chưa xác định đúng trọng tâm yêu cầu của đề; Một vài em còn kể lể thời gian trước tết và sau tết ( Không xác định được thời gian mà đề y/c) - Một số em trình tự miêu tả còn lộn xộn,không tuân theo trình tự sự việc và thời gian và sự việc(trước-sau ) chưa có mạch lạc, bố cục chưa rõ ràng.
File đính kèm:
- Tuan 5.doc