Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 15 - Bài 9: Ấn độ thế kỷ XVIII - Đầu thế kỷ XX

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Trình bày được phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở ấn Độ cuối thế kỷ XVIII - đầu XX phát triển mạnh mẽ.

- Vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ( Đảng quốc Đại) trong phong trào giải phóng dân tộc. Đồng thời tinh thần đấu tranh anh dũng của nông dân, công nhân, binh lính( Khởi nghĩa Xi- Pay, khởi nghĩa Bom) buộc thực dân Anh phải nhượng bộ nới lỏng ách cai trị.

- Góp phần nhận thức đúng về thời kỳ châu Á thức tỉnh và phong trào giải phóng dân tộc thời kỳ đế quốc chủ nghĩa.

2. Kỹ năng:

- Phân tích ,đánh giá.

- Làm quen và phân biệt các khái niệm “ cấp tiến”, “ ôn hoà”

3. Thái độ

- Căm thù đối sự thống trị dã man, tàn bạo của thực dân Anh đã gây ra cho nhân dân Ấn Độ

- Biểu lộ sự cảm thông và lòng khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân ấn Độ chống chủ nghĩa đế quốc.

 

doc8 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 15 - Bài 9: Ấn độ thế kỷ XVIII - Đầu thế kỷ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
* GV giới thiệu bài : 1p
 Từ thế kỷ XVI, các nước Phương Tây đã nhòm ngó xâm lược châu á. Thực dân Anh đã tiến hành xâm lược ấn Độ như thế nào? phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cùa nhân dân ấn Độ chống thực dân phát triển ra sao?
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Sự xâm lược và chính sách thống trị của thực dân Anh. 15p
* Mục tiêu:
- Trình bày những nét chính về đất nước ấn độ.
- Những chính sách thống trị của thực dân Anh và hậu quả của nó đới với ấn Độ
- Kĩ năng phân tích, đánh giá,nhận xét.
- Cảm thông với nhân dân ấn độ
- HS: Đọc sgk
H: Những sự kiện nào chứng tỏ TD Anh đã xâm lược được ấn Độ?
- Yêu cầu học sinh theo dõi trên bảng phụ nhận xét về chính sách thống trị và hậu quả của nó với ấn Độ?
=> nhân dân ấn Độ mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Anh
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ấn Độ. 18p
* Mục tiêu:
- Trình bày được các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở ấn Độ
 - Kết quả của các phong trào đấu tranh đó.
- Kĩ năng quan sát , đánh giá,nhận xét.
- Tinh thần đấu tranh của nhân dân ấn Độ
- HS: Đọc sgk
H: Tóm tắt các phong trào giải phóng dân tộc? 
- Học sinh tóm tắt 3 phong trào?
- GV giới thiệu H 41
H: Các phong trào đấu tranh có tác dụng gì đối với giai cấp tư sản ấn Độ?
H: Kết quả của các cuộc k/n, đấu tranh như thế nào?
H: Vì sao các phong trào đều thất bại?
( Nêu nguyên nhân thất bại)
HS thảo luận nhóm( 3p)
Báo cáo kết quả
GV nhận xét, KL
H: Sự phân hoá của Đảng Quốc Đại chứng tỏ điều gì?
( Tính chất hai mặt của giai cấp tư sản)
- Vì quyền lợi giai cấp => đấu tranh chống thực dân Anh.
- Sẵn sàng thoả hiệp khi được nhượng bộ quyền lợi
H: Các phong trào có ý nghĩa, tác dụng như thế nào đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở ấn Độ?
1. Sự xâm lược và chính sách thống trị của thực dân Anh.
- Thế kỷ XVI Thực dân Anh bắt đầu xâm lược ấn Độ => 1829 hoàn thành xâm lược và áp đặt chính sách cai trị ấn Độ.
- TD Anh thi hành chính sách thống trị và áp bức bóc lột nặng nề.
+ Chính trị: Chia để trị, chia rẽ tôn giáo, dân tộc.
+ Kinh tế: Bóc lột, kìm hãm.
- Hậu quả nặng nề đối với nhân dân ấn độ.=> nông dân mất đất
- Thủ công: Suy sụp nền văn hoá dân tộc bị huỷ hoại.
III/ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ấn Độ.
- Các phong trào diễn ra sôi nổi
+ Khởi nghĩa Xi pay
+ Hoạt động của Đảng quốc đại chống thực dân Anh.
 + K/N ở Bom - bay
- Tác dụng: 
Thúc đẩy giai cấp tư sản ấn Độ đứng lên chống TD Anh
- Kết quả:
 Các cuộc K/N, đấu tranh đều thất bại
- Nguyên nhân thất bại:
+ Sự đàn áp, chia rẽ của thực dân Anh
+ Các phong trào chưa có sự lãnh đạo thống nhất liên kết, chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn. 
- ý nghĩa: 
Cổ vũ tinh thần yêu nước thúc đẩy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở ấn Độ phát triển mạnh mẽ.
 4. Củng cố. 3p
GV khái quát lai nội dung bài
5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài. 2p 
+ Bài cũ: Về nhà học bài theo câu hỏi sgk
 + Bài mới: Chuẩn bị bài Trung Quốc cuối TK XIX- đầu TK XX
Ngày soạn: 10/10/10 
Ngày dạy: 12/10/10(8C)
 Tiết 16. Bài 10
Trung Quốc thế kỷ XIX đầu Thế kỷ XX
I. Mục tiêu
1 Kiến thức: 
- Phân tích được những nguyên nhân đưa đến việc trung quốc bị biến thành nước nửa thuộc địa ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là do triều đình phong kiến Mãn Thanh suy yếu hèn nhát, tạo điều kiện cho các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc.
- Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến và đế quốc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, tiêu biểu là cuộc vận động Duy Tân, phong trào Nghĩa Hoà Đoàn, Cách mạng Tân Hợi. ý nghĩa lịch sử và tính chất của các phong trào đó.
- Giải thích đúng khái niệm “ nửa thuộc địa, nửa phong kiến” “ vận động Duy Tân”
2. Kỹ năng:
- Nhận xét, đánh giá trách nhiệm của triều đình phong kiến Mãn Thanh.
- Sử dụng bản đồ Trung Quốc để trình bày các cuộc khởi nghĩa Hoà Đoàn, cách mạng Tân Hợi.
3.Thái độ
- Tỏ rõ thái độ phê phán triều đình phong kiến mãn thanh
- Khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân trung quốc chống đế quốc phong kiến
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Tranh ảnh: Các nước đế quốc xâu xé cái bánh ngọt TQ 
- Lược đồ sách giáo khoa “ Phong trào nghĩa hoà đoàn”, cách mạng Tân Hợi
2. HS: Đọc và trả lời câu hỏi sgk
III. Phương pháp
 -Phân tích, nêu vấn đề, sử dụng đồ dùng trực quan. thảo luận nhóm
IV. Tổ chức giờ học
1.ổn định tổ chức: 1p 
2.Kiểm tra đầu giờ : 5p 
H: Nêu các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu của ấn Độ? Vì sao các phong trào đó đều thất bại?
3.Mở bài
*Giới thiệu bài : 1p
 Cuối thế kỷ XIX, Trung Quốc đã bị các nước tư bản Phương tây xâu xé, xâm lược. Tại sao như vậy? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Trung Quốc đã diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu Trung quốc bị các nước đế quốc chia xẻ. 10p
* Mục tiêu:
- Trình bày những nét chính về đất nước Trung Quốc
- Tình hình Trung Quốc cuối TK XIX
- Phân tích, đánh giá,miêu tả
- GV khái quát về đất nước TQ:
Rộng lớn, đông dân,có nhiều tài nguyên khoáng sản, chế độ phong kiến tồn tại đã lâu đời, suy yếu => tạo điều kiện thuận lợi để các nước tư bản phương tây xâm chiếm.
H: Tại sao Tư bản Anh, Đức, Pháp, Nhật, Nga lại xâu xé Trung Quốc ?
GV: Treo kênh hình 42( Các nước đế quốc xâu xé “ Cái bánh ngọt” Trung Quốc.
 GV: Giới thiệu
 HS: Quan sát.
H: Nêu nhận xét về việc các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc.
GV: Tích hợp môi trường
- Sự xâm lược của các nước đế quốc gây những ảnh hưởng lớn đến noi trường , khai thác tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển sinh thái.
H: Với mỗi nước đế quốc đã chiếm những vùng nào?
TL theo sgk
GV chỉ trên lược đồ H 43
H: Vì sao không phải một nước mà nhiều nước đế quốc cùng xâu xé TQ?
GV: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn
GV: Chia nhóm
HS thảo luận nhóm
Báo cáo kết quả
GV nhận xét, KL
H: Chế độ nửa thuộc địa, nửa phong kiến là như thế nào? Liên hệ với chế độ thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam?
( Là chế độ xã hội còn tồn tại chế độ phong kiến, được độc lập về chính trị nhưng thực tế còn chịu ảnh hưởng chi phối về kinh tế, chính trị của một hay nhiều nước đế quốc.
Trung Quốc sau chiến tranh thuốc phiện (1840) bị đế quốc Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga xâu xé => biến thành nước nửa thuộc địa .
 GV:Liên hệ:
- Việt Nam về cơ bản vẫn là nước Phong kiến ( Giống Trung Quốc) nhưng thực tế chịu sự chi phối về kinh tế, chính trị của đế quốc Pháp => bị biến thành nước thuộc địa ( nước phụ thuộc nửa phong kiến)
Hoạt động 2: Tìm hiểu Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 12p
* Mục tiêu:
- Trình bày nguyên nhân dẫn đến PT đấu tranh của nhân dân TQ cuối TK XIX đầu TK XX
- Trình bày được cuộc vận động duy Tân
- PT nông dân nghĩa hoà đoàn
- Kĩ năng phân tích, đánh giá.
- Học sinh đọcSGK
H: Nguyên nhân nào đã dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối Thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX?
- Mâu thuẫn xã hội Trung Quốc trở nên sâu sắc
 -Dân tộc mâu thuẫn Đế quốc
 -Nông dân mâu thuẫn với triều đình phong kiến Mãn Thanh
H: Từ đó dẫn đến điều gì?
H: Trình bày vài nét về cuộc vận động Duy Tân 1898?
h: Cải cách Duy Tân có ý nghĩa gì?
Cải cách Duy Tân có ý nghĩa lớn cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.
- Sử dụng lược đồ: Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn, giới thiệu phong trào, nơi xuất phát từ Sơn Đông=> Trực Lệ=> Bắc Kinh Liên quân 8 nước đã đàn áp phong trào.
h:Vì sao phong trào Nghĩa Hoà Đoàn thất bại?
Hoạt động 3: Tìm hiểu Cách mạng Tân Hợi 1911 11p
* Mục tiêu:
- Sự thành lập đồng minh hội
- Diễn biến của cách mạng Trung Quốc
- Nguyên nhân thất bại của cách mạng Tân Hợi
- Trình bày được cuộc vận động duy Tân
- PT nông dân Nghĩa Hoà Đoàn
- Kĩ năng phân tích, đánh giá.
GV giảng
- Sự ra đời và lớn mạnh của giai cấp tư sản Trung Quốc cuối thế kỷ XIX = XX=> đòi hỏi phải có một chính Đảng bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản?
H: Nguyên nhân dẫn đến cách mạng Tân Hợi?
H: Cách mạng Trung Quốc nổ như thế nào?
( Dựa vào đoạn chữ nhỏ SGK)
- Dựa vào SGK để tóm tắt diễn biến
Gv giới thiệu lược đồ H 45
H: Tôn Trung Sơn là ai và ông có vai trò gì với sự ra đời của Trung Quốc Đồng Minh hội?
- Tháng 8-1905, Tôn Trung Sơn cùng với các đồng trí của ông đã thành lập Trung Quốc Đồng minh hội- chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc,đề ra học thuyết Tam dân ( Dân tộc độc lập,Dân quyền tự do,Dân sinh hạnh phúc)nhằm đánh đổ Mãn Thanh , khôi phục Trung Hoa , thành lập Dân quốc)
H: Vì sao cách mạng Tân Hợi chấm dứt?
- Giai cấp tư sản (lãnh đạo). Sợ phong trào đấu tranh của quần chúng => Thương lượng với triều đình mãnThanh 
- Thoả hiệp với các nước Đế Quốc.
H: Nêu tính chất của Cách mạng Tân Hợi?
H: ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, chốt
I/ Trung quốc bị các nước đế quốc chia xẻ.
- Cuối thế kỷ XIX, triều đình phong kiến Mãn Thanh khủng hoảng suy yếu.
=> Các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga đã xâu xé chiếm những vùng đất của Trung quốc làm thuộc địa
- Trung Quốc là đất nước rộng lớn, đông dân có lịch sử lâu đời, một đế quốc khó xâm lược
- Từ năm 1840đến năm 1842 , thực dân Anh đã tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc, từng bước biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành nước nửa thuộc địa , nửa phong kiến
II/ Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
+ Nguyên nhân:
- Sự xâu xé xâm lược của các nước đế quốc.
- Sự hèn nhát, khuất phục của triều đình Mãn Thanh
- Cuối thế kỷ XIX – XX, nhiều phong trào đấu tranh chống đế quốc, phong kiến đã nổ ra ở Trung Quốc.
+ Cuộc vận động Duy Tân 
- Người khởi xướng: Sĩ phu tiến bộ: Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu được vua Quang Tự ủng hộ.
- Mục đích: Cải cách chính trị => đổi mới canh Tân đất nước 
- Kết quả: Thất bại
+ Phong trào nông dân nghĩa Hoà Đoàn cuối Thế kỷ XIX – XX bùng nổ ở Sơn Đông => lan rộng nhiều nơi trong toàn quốc 
- Thất bại nhưng là phong trào mang tính chất dân tộc=> thúc đẩy nhân dân tiếp tục cuộc đấu tranh chống đế quốc.
III. Cách mạng Tân Hợi 1911
* Nguyê

File đính kèm:

  • docGIAO AN SU 8 TIET 151617.doc