Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 13 dến tiết 16

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

Giúp học sinh:

- Nắm được giá trị tư tưởng và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca thuộc về chủ đề than thân.

- Hiểu được hiện thực về đời sống người lao động qua các bài htas than thân

- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc sử dụng hình ảnh và sư dụng

ngôn từ của các bài ca dao than thân.

 b. Về kỹ năng:.

 - Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu những câu hát than thân.

 - Phân tích gía trị nội dung và NT của những bài ca dao này.

 c. Về thái độ:.

 - Giáo dục cho học sinh biết thương yêu, đồng cảm với nỗi khổ những ngườ LĐ nghèo khổ ,bị áp bức trong XHPK.

2. Chuẩn bị

 a.Thầy: Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án.

 b. Trò: Đọc trước bài ở nhà, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

3. Tiến trình bài dạy:

 

doc17 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 13 dến tiết 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tích được giá trị nội dung và NT của những câu ca dao châm biếm này.
 c. Về thái độ:
 - Giáo dục cho học sinh biết phê phán, tránh xa những thói hư tật xấu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.
2. Chuẩn bị
 a.Thầy: Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án.
 b. Trò: Đọc trước bài ở nhà, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
3. Tiến trình bài dạy: 
a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
* Hỏi: Khái quát nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của những bài ca dao thuộc chủ đề than thân? 
* Đáp: Những câu hát than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Những câu hát đó thường dùng các sự vật, con vật nhỏ bé, đáng thương làm biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. Ngoài ý nghĩa “than thân”, đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng tố cáo chế độ khong kiến. 
*Giới thiệu bài (1’): Những câu hát châm biếm trong ca dao, dân ca Việt Nam cũng rất phong phú, thể hiện một cách nhìn phê phán sắc sảo, một bản lĩnh sống đàng hoàng của nhân dân lao động.Tiết học hôm nay...
b. Dạy nội dung bài mới:
G
H
H
- HD đọc: giọng giễu cợt, hài hước, châm biếm....
- GV đọc mẫu: Bài 1,2
- Học sinh đọc .
 tìm hiểu phần giải nghĩa từ khó.
I. Đọc và tìm hiểu chung (5’)
1. Đọc:
2. Chú thích:
?
Chủ đề chung của các bài ca dao vừa đọc là gì?
=>Chủ đề:Châm biếm những thói hư tật xấu của người đời và sự việc đáng cười trong xhội
HS đọc bài 1
II. Phân tích
Bài 1 (6’)
? 
?
Câu mở đầu của bài ca dao là lời hỏi nhằm tới ai?
Giọng điệu của người hỏi có nghiêm túc không? Thực ra mục đích hỏi là để làm gì?
- Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng? 
- Cái cò hỏi cô yếm đào (một cô thôn nữ xinh đẹp) có lấy chú mình không? Hỏi bằng giọng điệu cười cợt. Thực ra mục đích câu hỏi này nhằm bắt đầu cho việc giới thiệu về ông chú của cái cò.
? 
Sau lời hỏi ấy, người hỏi bắt đầu kể về ông chú mình như thế nào?
+ Chú tôi hay : tửu, tăm, nước chè đặc, nằm ngủ trưa...
?
Em có nhận xét gì về cách dùng từ ở đây?
=> NT: Điệp từ, phép liệt kê, câu hỏi NT tu từ
?
 “Hay” có nghĩa là g ì?
Thích, nghiện, giỏi...
- Những cái hay của ông chú này cho thấy ông ta dích thực là kẻ nghiện rượu, nghiện chè và 
?
Cái “hay”của ông chú cái cò có gì đặc biệt?
 ông ta còn là kẻ rất lười biếng. Người nông dân vốn cần cù “một nắn hai sương”, chân lấm tay bùn quanh năm nhưng chú cái cò lại “hay nằm ngủ trưa”.
?
Ông chú của cái cò thường hay ước những diều gì? Những điều ước ấy có hợp với tâm lí của người nông dân không? Vì sao? 
- Ước: ngày mưa, đêm thừa trống canh
 - Những điều ước cũng rất lạ, ta ít thấy trong tâm lí người nông dân xưa nay. Ngày thì ước ngày mưa đẻ khỏi phải ra đồng làm lụng; đêm thì ước thừa trống canh, đêm dài ra để ngủ cho đẫy giấc. Điều ước của “chú tôi” vứa lì quặc vừa phi lí. Chỉ thích ăn no ngủ kĩ, lười biếng, không muốn động chân mó tay vào bất cứ công việc gì thì mới ước như vậy.
?
Liệu có cô yếm đào nào ưng lấy ông chú không này không ? 
- Những cái hay, những điều ước của ông chú này cũng đủ để mọi “cô yếm đào” sợ hết vía, chắc chẳng có cô nào dám cả gan lấy ông chú này nữa.
?
?
G
H
Như vậy mục đích của bài ca này có phải là để nhằm đi hỏi vợ cho ông chú không? Mục đích chính của nó là để làm gì?
Trong XH ngày nay, có hạng người như thế không ?
Cho HS liên hệ thực tiễn ở địa phương
Trình bày sự liên hệ
* Bài ca dao nhằm chế giễu những người đàn ông lười biếng, rượu chè bê tha, thích hưởng thụ trong XPK khi xưa.
- Mẫu người này thời nào cũng có, nơi nào cũng có. Ngày nay còn có những kẻ nghiện cờ bạc, nghiện ma tuý... rất đáng chê cười.
? 
- HS đọc bài 2.
Bài ca dao nhắc lại lời của ai?
- Lời thầy bói.
Bài 2 (5’)
Số cô chẳng giàu thì nghèo
 Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà
?
? 
Thầy bói nói về những điều gì trong cuộc đời 1 con người? Những điều ấy được thầy “phán” thế nào?
Ở đây ,bài ca dao đã sử dụng NT gì?
 : chẳng giàu thì nghèo...
 : Có mẹ là đàn bà, có cha:là . đàn ông.
Số cô: Có vợ, chồng;
 con đầu lòng chẳng
 gái thì trai.
=> NT: Điệp ngữ
?
Em có nhận xét gì lời phán của thầy bói?
-> Nói dựa, nói nước đôi. - 3 việc lớn của đời người thầy đều đoán theo kiểu không thể sai được. Bởi đó là lẽ đương nhiên. Không cần xem bói cũng biết. Thế mà thầy lại phán bằng giọng chắc như đinh đóng cột, nói trơn tuồn tuột khiến người nghe phải bật cười về lời phán bịp bợm, nói mò nhảm nhí của thầy.
? 
Qua bài ca dao, tác giả dân gian muốn phê phán điều gì?
*Bài ca dao châm biếm những kẻ làm nghề thầy bói chuyên nói dựa lừa đảo và phê phán tệ nạn bói toán mê tín dị đoan trong XH.
?
XH ngày nay có còn những tệ nạn đó không? Thái độ của em trước tệ nạn này?
?
Hãy tìm những bài ca dao có chung chủ đề trên?
 - Tử vi xem bói cho người...
- Hòn đất mà biết nói năng
Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn
- Nhà bà có con chó đen
Người lạ nó cắn, người quen nó mừng.
- HS đọc bài 3.
Bài 3 (6’)
?
?
?
Bài ca dao vẽ lên cảnh tượng nào? Kẻ xấu số được miêu tả ra sao? 
Có những đối tượng đi đám nào được nói đến trong bài?
Hãy tìm những từ ngữ miêu tả hành động, thái độ của người của từng đối tượng đó trong đám ma và nêu nhận xét?
“Con cò chết rũ trên cây.
Cò con mở lịch xem ngày làm ma
- Cảnh đám ma của con cò. kẻ xấu số chết đã nhiều ngày, tử khí đã bốc lên.
- Cò con mở lịch xem ngày làm ma.
 -> thái độ bình tĩnh không có vẻ tất bật lo lắng...
- Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri ríu rít bò ra lấy phần.
->Điệu bộ vui nhộn, không buồn thảm.
- Chào mào thì đánh trống quân
Chim chích cởi trần vác mõ đi rao.
 -> loan báo ầm ĩ, thô thiển.
?
Không khí của đám ma này có gì đặc biệt?
- Người xấu số đã chết rũ nhưng người ta còn phải xem, chọn ngày mới được làm ma. Những người đến đám ma không phải là để tỏ lòng thương tiếc người quá cố mà họ đến đám ma như một dịp liên hoan để ăn cỗ uống rượu, say sưa tuý luý. Đám ma không tiếng khóc mà nó diễn ra như một đám rước, đám hội. Cảnh tượng hoàn toàn không phù hợp với đám ma mà đó là một cuộc đánh chén, chia chác thật vui vẻ. Sự mất mát, tang tóc của gia đình người chết, cái chết thương tâm của con cò trở thành một dịp để có cái cuộc đánh chén, chia chác vô lối om sòm ấy.
? 
Theo em, chuyện làm ma cò ám chỉ chuyện gì về con người? Thái độ của nhân dân bộc lộ trong bài ca dao này là gì?
* Phê phán, chế giễu hủ tục ma chay và những kẻ lợi dụng hủ tục để hưởng lợi.
?
H
Ngày nay hủ tục đó có còn không?
Liên hệ. 
HS đọc bài 4
Bài 4 (6’)
?
?
?
?
Bài ca dao tả ai? Nhân vật đó được miêu tả thông qua những từ ngữ nào?
Tại sao không gọi là “ông cai” mà lại gọi là “cậu cai”?
Em có nhận xét gì về cách chon chi tiết để miêu tả cậu cai?
Cách kết kếu 2 câu đầu có gì đặc biệt?
- Cậu cai:
+ Nón dấu lông gà.
+ Ngón tay đeo nhẫn.
+ Ba năm được một chuyến sai.
Áo ngắn đi mượn quần dài đi thuê.
- Cai: chức cai lệ thấp nhất trong thời PK. 
- Có thể đây là một người còn rất trẻ. Nhưng cũng có thể đây là cách gọi ngọt ngào để châm biếm. Vì ngày xưa, những người dân thường hoặc giới chức ở làng xã có việc phải tìm đế phủ huyện thường khó qua mặt nhân vật này ở cổng huyện. Có lẽ vì thế mà cậu cai trở thành đối tượng châm biếm trong thơ ca dân gian
-> Chi tiết miêu tả chân thực.
 - Chỉ một vài nét thôi nhưng đã vẽ lên một bức tranh rất sinh động, chân thực về cậu cai:
+ Nón dấu lông gà là sắc phục tượng trưng cho uy quyền của cậu cai.
+ Ngón tay đeo nhẫn: Biểu hiện cho sự sang trọng nhưng cũng thể hiện tính cách phô trương, trai lơ của cậu cai.
- Kiểu câu định nghĩa. - Mở đầu và gói lại bằng từ “cậu cai” tạo ra cái khung của nhân vật này.
?
Chi tiết “3 nămđược một chuyến sai” cho thấy thân phận của cậu cai như thế nào? Tác giả dùng nghệ thuật gì ở đây?
( D ựa vào dấu hiệu hình thức)
=> NT: phóng đại.
 - Cậu cai chỉ là kẻ tôi tớ, kẻ hầu hạ, phục dịch quan mà thôi. Ăn chực nằm chờ mãi mới được quan sai phái một lần
?
Cách miêu tả cậu cai ở 2 câu cuối có gì mâu thuẫn với hai câu đầu? ý nghĩa của cách miêu tả ấy?
- 3 năm cậu mới được phân công một công việc nào đó. Một chuyến sai với cậu là một dịp may và vinh dự để cậu có dịp thể hiện cái oai của mình. ấy vậy mà cậu lại dùng toàn đồ đi mượn, đi thuê. Bề ngoài trông cậu có vẻ sang trọng, cũng ngón tay đeo nhẫn, cũng áo quần xenh xang, có vẻ ta đây lắm. Nhưng kì thực ra toàn là đồ đi mượn, đi thuê cả. Con người thật của cậu cai đã bị lột trần, bị hạ bệ một cách thảm hại: Cái mã bề ngoài chỉ là sự khoe khoang, cố làm dáng để bịp người của cậu.
?
Bài ca dao đã thể hiện thái độ của người nông dân đối với những kẻ làm cai dưới XH xưa?
* Bức tranh biếm hoạ thể hiện thái độ mỉa mai, khinh ghét pha chút thương hại của người dân đối với bọn tay sai PK.
III. Tổng kết (4’)
?
Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của cả 4 bài ca dao trên?
 1. NT: -Thể thơ lục bat truyền thống
	- H/ả ước lệ , ẩn dụ, so sánh vv
 2. ND:
(Ghi nhớ- SGK t53)
c. Củng cố ,luyện tập:	(5’)
* Củng cố: Như vậy ta đã thấy,:ca dao –dân ca không chỉ là tiếng nói của tình yêu thương, niềm vui,nỗi buồn trong cuộc sống mà nhiều khi nó đã trở thành vũ khí để đấu tranh với những thói hư ,tật xấu của người đời hoặc lên án thế lực thống trị PK. Qua đó ta mới thấy được tác dụng to lớn của ca dao dân ca trong đời sống của ND.
* Luyện tập: Những câu hát châm biếm có điểm gì giống với truyện cười dân gian?
 => Phê phán giễu cợt những thói hư tật xấu của người đời trong XH...
d. Hướng dẫn học sinh tự học nhà (2’)
	- Học thuộc lòng các bài ca dao đã phân tích.
- Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao.
- Sưu tầm các bài ca dao có nội dung tương tự.
- Chuẩn bị: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh.
	----------------------------------
Ngày soạn: 07.09.2010	 Ngày dạy: 11.09.2010 -Lớp 7B
Bài 4. Tiết 15.
 Tiếng Việt: Đ ẠI T Ừ
1. Mục tiêu:
 a. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Hiểu được khái niệm đại từ ; 
- Nắm được các loại đại từ ; tác dụng của đại từ trong nói( viết).
	b. Về kỹ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng nhận diện và phân loại đại từ.

File đính kèm:

  • docTuan 4.doc