Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 13, 14: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (tiếp)

 

 1 . MỤC TIÊU

 a. Về kiến thức

 Giúp học sinh hiểu được:

- Những nét chính về cuộc đời và hoạt động CM cuả Lê- nin; Những đặc trưng chủ yếu của đảng công nhân xã hội dân chủ Nga để hiểu đó là đảng kiểu mới.

- Nguyên nhân, nét diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử của cuộc CM Nga 1905- 1907.

b. Về kĩ năng

- Tiếp tục bồi dưỡng các kỹ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử để rút ra những nhận định lịch sử.

- Tìm hiểu những nét cơ bản về khái niệm “ chủ nghĩa cơ hội ” “ CM DCTS kiểu mới ”.

 c. Về thái độ

- Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về cuộc đấu tranh cuả g/c VS, chống g/c TS vì quyền tự do và tiến bộ xã hội.

- Củng cố thêm tinh thần CM, tinh thần quốc tế VS, lòng biết ơn các lãnh tụ CM thế giới.

 

doc13 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 13, 14: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trào công nhân Nga và cuộc cách mạng 1905-1907
1. Lê- Nin và việc thành lập đảng VS kiểu mới ở Nga. (16’)
* Tiểu sử Lê- Nin và việc thành lập đảng VS kiểu mới.
- Sinh 22/4/1870 trong một gđ nhà giáo tiến bộ.
- Thông minh, sớm tham gia phong trào CM.
- 1893 trở thành người lãnh đạo nhóm công nhân Mác- xít.
- 1903 thành lập đảng công nhân XH DC Nga.
* Đặc trưng của đảng công nhân XH dân chủ Nga.
- Triệt để đấu tranh vì quyền lực của g/c công nhân, tính chiến đấu triệt để. 
- Chống chủ nghĩa cơ hội và tuân theo những nguyên lí của CN Mác.
( đánh đổ CNTB, xây dựng CNXH.)
- Dựa vào nd, lãnh đạo nd đấu tranh.
=> Đảng công nhân XH DC Nga là đảng kiểu mới của g/c VS.
2. Cách mạng Nga 1905- 1907 (20’)
* Nguyên nhân: 
- Đầu TK XX nước Nga lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng: kinh tế, chính trị, XH.
=> Các mâu thuẫn xã hội gay gắt.
+ ND chán ghét CĐ Nga Hoàng thối nát.
+ CĐ Nga Hoàng đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh với nhật ( 1904- 1905 ).
=> CM Nga bùng nổ.
* Diễn biến:
- 1905 – 1907 CM Nga bùng nổ quyết liệt.
* Kết quả: 
- Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
* ý nghĩa lịch sử:
--Đối với nước Nga:
+ Là cuộc tổng diễn tập , tạo nên điểm xuất phát cho cách mạng 1917
_ Đối với thế giới 
+ Giáng đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ và tư sản , làm suy yếu CĐ Nga Hoàng, chuẩn bị cho CM XHCN 1917tự học
+ Có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc bước vào 1 giai đoạn đấu tranh mới.
c. Củng cố, luyện tập (3’)
- Trong khi các đảng quốc tế thứ 2 phản bội quyền lợi của g/c công nhân, thoả hiệp với g/c TS thì ở Nga, 1 đảng kiểu mới của g/c VS ở Nga được thành lập dưới sự lãnh đạo của Lê- Nin.
- Cuộc CM 1905- 1907 ở Nga tuy thất bại nhưng có ý nghĩa lịch sử rất to lớn, là bước chuẩn bị cho CM XHCN sẽ nổ ra vào năm 1917.
 Bài tập 1: Viết vào chỗ trống cho đầy đủ những mâu thuẫn phát triển gay gắt ở Nga.
- Mâu thuẫn giữa g/c TS với ...................................
- Mâu thuẫn PK với.....................................................
- Mâu thuẫn giữa ĐQ Nga với ...........................................
Bài 2: Nối diễn ra thời gian diễn ra cuộc CM 1905- 1907 với các sự kiện sao cho đúng.
Thời gian
Sự kiện
- Ngày 9/1/1905
- Nông dân nổi dậy đánh phá dinh cơ của đảng chuyên chế phong kiến.
- Tháng 5/1905
- Thuỷ thủ trên chiến hạm Pô- jen- Kin khởi nghĩa.
- Tháng 6/1905
- 14 vạn công nhân và gia đình kéo đến cung điện mùa đông đưa yêu sách
- Tháng 12/ 1905
- Khởi nghĩa vũ trang ở Mat- xcơva.
- Giữa 1907
- CM chấm dứt.
Bài 3: Trả lời các câu hỏi dưới đây về CM 1905- 1907 bằng cách viết vào chỗ trống.
- G/c lãnh đạo: ..................
- Động lực chủ yếu là g/c nào: .............
- Nhiệm vụ của CM..........
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Về nhà học bài , biết trả lời các câu hỏi sgk.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài mới: Bài 8 – Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật tk XVIII.
- Bài tập về nhà:
+ Em đã được đọc, được học những tác phẩm nào viết về lê Nin ( nêu tác phẩm)? Em có biết ở nước ta ( hay nơi em ở). Có công trình văn hoá nào mang tên Lê Nin.
+ So sánh cuộc cách mạng 1905- 1907 với cuộc CMTS Pháp 1789- 1794.
Ngày soạn : 01/11/2009
 Ngày dạy: 04/11/2009
TIẾT 14 : BÀI 8
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KĨ THUẬT, KHOA HỌC, VĂN HỌC
VÀ NGHỆ THUẬT THẾ KỈ XVIII –XIX
 1 . MỤC TIÊU 
 a. Về kiến thức 
 Giúp học sinh hiểu được:
- Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật của các nghành sx công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và quân sự ở tk XVIII- XIX và hiểu được tác dụng của nó đối với sx đời sống XH.
- Nắm được những phát minh lớn về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nghệ thuật ở tk XVIII- XIX và hiểu được tác dụng của nó đối với đời sống XH.
b. Về kĩ năng
- Phân biệt được thuật ngữ “ CNTS” với “ CM công nghiệp”.
- Hiểu và giải thích được các khái niệm và thuật ngữ “ cơ kí hoá” “ CN lãng mạn” “ chủ nghĩa hiện thực phê phán ” ......
- Bước đầu biết phân tích vai trò của kỹ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật đối với sự phát triển của lịch sử.
	c. Về thái độ
- Nhận thức được cuộc CM khoa học kĩ thuật là 1 bước tiên lơn của lịch sử, có khả năng làm thay đổi nhận thức và tạo ra cuộc sống ngày càng no đủ cho con người.
- Củng cố thêm niềm tin vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta hiện nay.
 2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
a. Chuẩn bị của GV : - Tranh ảnh về thành tựu khoa học kỹ thuật thế kỷ XVIII- XIX.
 - Chân dung các nhà bác học, nhà văn, nhạc sĩ lớn: Niu tơn; Đác- uyn; Lô- Mô- nô- xốp .....
 - Tài liệu tham khảo khác .... 
 - Soạn giáo án
 	b. Chuẩn bị của HS : Đọc và tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK
 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’)
a. kiểm tra bài cũ (5’)
- Hỏi: Nối diễn ra thời gian diễn ra cuộc CM 1905- 1907 với các sự kiện sao cho đúng.
Thời gian
Sự kiện
- Ngày 9/1/1905
- Nông dân nổi dậy đánh phá dinh cơ của đảng chuyên chế phong kiến.
- Tháng 5/1905
- Thuỷ thủ trên chiến hạm Pô- jen- Kin khởi nghĩa.
- Tháng 6/1905
- 14 vạn công nhân và gia đình kéo đến cung điện mùa đông đưa yêu sách
- Tháng 12/ 1905
- Khởi nghĩa vũ trang ở Mat- xcơva.
- Giữa 1907
- CM chấm dứt.
Đáp án: 
Thời gian
Sự kiện
- Ngày 9/1/1905
- Nông dân nổi dậy đánh phá dinh cơ của đảng chuyên chế phong kiến.
- Tháng 5/1905
- Thuỷ thủ trên chiến hạm Pô- jen- Kin khởi nghĩa.
- Tháng 6/1905
- 14 vạn công nhân và gia đình kéo đến cung điện mùa đông đưa yêu sách
- Tháng 12/ 1905
- Khởi nghĩa vũ trang ở Mat- xcơva.
- Giữa 1907
- CM chấm dứt.
* Giới thiệu bài : Mác và Ăng ghen đã nhận định: “ Giai cấp TS không thể tồn tại nếu không luôn CM công cụ” và “ Thế kỷ XVIII- XIX là thế kỷ của những phát minh khoa học vĩ đại về tự nhiên cũng như về lĩnh vực XH, là thế kỷ phát triển rực rỡ của những trào lưu văn học, nghệ thuật với những tên tuổi còn sống mãi với thời gian ”. Để hiểu được nhận định đó, chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung về sự phát triển của kỹ thuật, khoa học, văn học, và nghệ thuật thế kỷ XVIII- XIX trong tiết học ngày hôm nay.
b. Dạy nội dung bài mới (36’)	 
? Bằng kiến thức đã học em hãy nhận xét khái quát về hoàn cảnh lịch sử của thế kỷ XVIII- XIX.
Những tiết trước chúng ta đã lần lượt tìm hiểu về các cuộc CM TS ở châu âu và bắc mĩ, để hoàn toàn chiến thắng CĐPK về kinh tế, giai cấp TS cần tiếp tục cuộc CM thứ 2 sau CMTS, đó là cuộc CM công nghiệp thế kỷ XVIII- Đầu thế kỷ XIX, tiếp đó là cuộc CM KH- Kỹ thuật.
? Vậy yêu cầu của CM đó là gì ( HS thảo luận nhóm ).
Đẩy mạnh sự phát triển của nền sx ( từ sx nhỏ -> sx lớn ) 
? Vì sao g/c TS phải đẩy mạnh tiến hành cuộc CM này.( thảo luận )
( Phải tiến hành cuộc CM này vì SX TBCN quyết định sự tồn tại của g/c TS => “ g/c TS không thể tồn tại nếu không luôn luôn CM công cụ lao động ” nói cách khác, do nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống con người là động lực thường xuyên thúc đẩy kĩ thuật – khoa học phát triển phát triển )
- HS đọc thầm đoạn chữ in nhỏ ( sgk- 51) 
? Hãy kể tên những thành tựu chủ yếu của kĩ thuật ở TK XVIII- XIX. 
- GV chứng minh: 
+ Kỹ thuật luyện kim được cải tiến, tiến bộ vượt bậc ( Lò Mác- Tanh, lò Bét- xơ- ne) 
-> Thúc đẩy các ngành sx công nghiệp: Thép, chế tạo máy công cụ ( máy tiện, máy phay .....) sx than dầu hoả, sắt ..
+ Động cơ hơi nước ( Giêm oát 1784 ) được ứng dụng rộng rãi đặc biệt là trong giao thông, liên lạc.
? HS đọc thầm đoạn chữ in nhỏ ( sgk- 52).
? Việc phát minh ra máy hơi nước làm cho ngành giao thông vận tải phát triển như thế nào? 
( GV giới thiệu hình 37 ( sgk- 51 ) tàu thuỷ, Phơn tơn )
- GV dựa vào đoạn chữ in nhỏ ( sgk – 52 ) nêu dẫn chứng.
GV phân tích:
+ Trước đã có tàu chạy trên các đại dương ( chạy buồm lợi dụng sức gió ) nhưng còn nhiều hạn chế ( đi lại chậm mất nhiều thời gian .....)
+ 1807 Phơn Tơn một kỹ sư người Mĩ đã đóng tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước đầu tiên ( H 37 – SGK - 51) có nhiều ưu điểm: Đi lại nhanh chóng, không phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết ..... -> thúc đẩy hoạt động thương mại đường biển trở nên nhộn nhịp. Nước Anh dẫn đầu về hoạt động đường biển, với số lượng tàu lớn chạy khắp đại dương.
+ Đầu máy xe lửa bằng động cơ hơi nước ra đời ở Anh -> xe lửa Xti – phen- xơn 1814 với rất nhiều ưu điểm: chạy nhanh, chở được nhiều, nối nhiều trung tâm, kinh tế .....
+ Giữa TK XIX, máy điện tín được phát minh ở Nga và Mĩ ....
? Trong lĩnh vực nông nghiệp, quân sự đã được những thành tựu như thế nào.
VD: Máy kéo, máy cày, máy gặt đập.
- GV lấy VD sgk ( 52 ).
? Tại sao nói TK XIX là thế kỷ sắt, máy móc động cơ hơi nước.
Vì: Sắt là nguyên liệu chủ yếu để sx máy móc: XD đường sắt .....
Các nước TB đã đang hoàn thành CM công nghiệp, máy móc đã thay thế lao động thủ công, máy móc được sử dụng rộng rãi trong các ngành sx, máy hơi nước là nguồn động lực ngày càng phổ biến.
? Các phát minh kỹ thuật đã ảnh hưởng tới đời sống XH thế nào ( HS thảo luận nhóm).
* Kết luận: 
+ Máy móc ra đời chính là cơ sở kỹ thuật vật chất cho sự chuyển biến mạnh mẽ của nền sx từ công trường thủ công lên công nghiệp cơ khí -> chuyển văn minh nhân loại từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.
+ Làm giảm sức lao động cơ bắp, tăng năng xuất lao động, của cải vật chất làm ra nhanh hơn , nhiều hơn => đời sống XH được nâng cao => kỹ thuật, khoa học thúc đẩy sự phát triển của lịch sủ.
- HS đọc mục 1 ( sgk- 52 ).
? Kể tên các nhà bác học và các phát minh vĩ đại về khoa học tự nhiên trong TK XVIII – XIX.
- GV giới thiệu H 38: Niu tơn ( 1643- 1727 ).
? Ngoài ra còn có những thành tựu khoa học và nhà bác học nào?
+ Định luật “ vạn vật hấp dẫn ” của Niu tơn.
+ Thuyết tiến hoá của Đác – uyn ....
? Cho biết ý nghĩa cuả những phát minh lớn về khoa học tự nhiên kể trên.
- GV phân tích: 
+ Các phát minh khoa học tự nhiên ra đời giải thích rõ quy luật vận động của thế giới ( thuyết tiến hoá của Đác- uyn, giải thích quy luật tiến hoá của các loài, định luật vạn vật hấp dẫn ). Chống lại quan điểm giáo lí thần học cho rằng thượng đế sinh ra muôn loài.
+ Các phát minh khoa học được ứng dụng rộng rãi trong sx và đời sống => chuyển biến to lớn về

File đính kèm:

  • docTUAN 7.doc
Giáo án liên quan