Giáo án Lịch sử lớp 8 - Bài 38: Quốc tế thứ nhất và công xã pari 1871

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được:

1. Kiến thức

 - Nắm được hoàn cảnh ra đời và những hoạt động của Quốc tế thứ nhất. Qua đó nhận thấy sự ra đời của Quốc tế thứ nhất là kết quả tất yếu của sự phát triển của phong trào công nhân Quốc tế và những đóng góp tích cực C.Mác và Ăngghen.

 - Nắm được sự thành lập của công xã pari và những thành tích to lớn của Công xã.

 - Hiểu được ý nghĩa và những bài học lịch sử của Công xã Pari.

 

doc15 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 2510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Bài 38: Quốc tế thứ nhất và công xã pari 1871, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học lịch sử của Công xã Pari.
2. Tư tưởng, tình cảm
Giáo dục tinh thần quốc tế vô sản và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, củng cố niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.
- Kỹ năng về đọc sơ đồ bộ máy Công xã Pari.
II THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Sơ đồ công xã Pari.
- Tài liệu nói về Quốc tế thứ nhất và Công xã pari.
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi l: Hãy cho biết vai trò của C.Mác và Ăngghen trong việc thành lập đồng minh những người cộng sản?
Câu hỏi 2: Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử bản tuyên ngôn của Đảng Cộng sản?
2. Dẫn dắt vào bài mới
Trong tiến trình phát triển của phong trào công nhân Quốc tế ở thế kỷ XIX, sự ra đời của Quốc tế thứ nhất và sự thành lập Công xã Pari là những mối quan trọng đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp công nhân để hiểu hoàn cảnh ra đời và những hoạt động của Quốc tế thứ nhất như thế nào? Sự thành lập của công xã Pari và những thành tựu to lớn của Công xã? Ý nghĩa và những bài học của Công xã? Ý nghĩa và những bài học của Công xã ra sao, bài học hôm nay sẽ trả lời những câu hỏi nêu trên.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp
	Các hoạt động của thầy và trò
Những kiến thức HS cần nắm vững
I. QUỐC TẾ THỨ NHẤT
Hoạt động 1: Cá nhân
	- GV nêu câu hỏi: Hoàn cảnh lịch sử ra đời của Quốc tế thứ nhất?
	- GV gợi ý: Số lượng công nhân, lao động, sinh sống tập trung, sự áp bức bóc lột, những cuộc đấu tranh.
	- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
	- GV nhận xét và chốt ý:
	+ Giữa thế kỷ XIX đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao.
	+ Giai cấp tư sản tăng cường áp bức, bóc lột đối với công nhân. Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra song trong tình trạng phân tán, thiếu thống nhất về mặt tư tưởng, mặt khác đặt ra yêu cầu cần phải có một tổ chức cách mạng quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân các nước.
	- GV trình bày và phân tích kết hợp giới thiệu hình 71 trong SGK "Buổi lễ tuyên bố thành lập Quốc tế thứ nhất" tường thuật buổi lễ thành lập Quốc tế thứ nhất: Ngày 28/9/1864 một cuộc mittinh lớn được tổ chức tại Luân Đôn, 2000 người tham dự gồm đại biểu của các nước Anh, Pháp, Đức và nhiều nước khác trên thế giới. Nhiều nhà hoạt động cách mạng ở nước ngoài đang sống ở Luân Đôn cũng tham dự. C.Mác được mời dự buổi mittinh và tham gia đoàn chủ tịch. Với niềm vui phấn khởi vô sùng song những người tham dự mittinh thông qua nghị quyết thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế tức Quốc tế thứ nhất.
	+ Hội nghị bầu ra Ban chấp hành Trung Ương gồm 32 người. Việc soạn thảo tuyên ngôn và điều lệ được giao cho một tiểu ban trong đó có C.Mác.
Œ Hoàn cảnh ra đời.
- Giữa thế kỷ XIX đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao. Giai cấp tư sản tăng cường áp bức bóc lột.
- Đầu thập niên 60 của thế kỷ XIX phong trào đấu tranh của công nhân phục hồi nhưng vẫn trong tình trạng phân tán, chịu ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng phi vô sản.
- Thực tế đấu tranh, công nhân nhận thấy tình trạng biệt lập của phong trào ở mỗi nước kết quả còn hạn chế, mặt khác đặt ra yêu cầu thành lập một tổ chức Quốc tế lãnh đạo đoàn kết phong trào công nhân quốc tế các nước.
- Ngày 28/9/1864 Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C.Mác.
Hoạt động 2: Nhóm
	- GV chia lớp thành nhóm nêu câu hỏi yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
	Nêu hoạt động của Quốc tế thứ nhất?
	- HS làm việc theo nhóm, đọc SGK tư liệu tham khảo cử đại diện nhóm trình bày kết quả của mình.
	- GV nhận xét, trình bày và phân tích:
	Hoạt động của Quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kỳ Đại Hội (từ 9 – 1864 đến 7 – 1876 tiến hành 5 Đại hội) với nội dung sau:
	+ Tuyên truyền những học thuyết khác, đấu tranh chống lại các tư tưởng vô sản, đó là tư tưởng phái Pru-Đông ở Pháp với chủ trương hoà bình thông qua những biện pháp kinh tế, phủ nhận đấu tranh chính trị và mọi hình thức Nhà nước, kể cả chuyên chính vô sản.
	Phái Lat-Xan ở Đức: Hướng đấu tranh công nhân vào mục tiêu kinh tế, phản đối đấu tranh chính trị, chủ trương thông qua bầu cử.
	Phái Ba-cu-nin ở Nga, chủ nghĩa công đoàn ở Anh 
	- GV nêu câu hỏi: Tác động ảnh hưởng của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào đấu tranh của công nhân?
	- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
	- GV nhận xét và chốt ý.
	+ Công nhân các nước tham gia nhiều cuộc đấu tranh chính trị. Nhiều tổ chức quần chúng của công nhân, công đoàn xuất hiện ngày càng nhiều.
	- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để chứng minh vai trò của quốc tế thứ nhất trong việc giúp đỡ phong trào công nhân.
	- GV giới thiệu hình 72 SGK "Cuộc họp đại biểu lần đầu tiên của Quốc tế thứ nhất tại Giơnevơ".
	- GV tổ chức cho Hs tìm hiểu về vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân.
	- Sau khi HS đọc SGK trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung và chốt ý.
	+ Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa mác trong phong trào công nhân quốc tế.
	+ Đoàn kết, thống nhất lực lượng của vô sản quốc tế dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác-Lênin đấu tranh giải phóng loài người khỏi ách áp bức bóc lột.
 Hoạt dộng của Quốc tế thứ nhất
- Hoạt động của Quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kỳ Đại hội. Nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ, thông qua những nghị quyết quan trọng.
- Ảnh hưởng của Quốc tế thứ nhất:
Công nhân các nước tham gia ngày càng nhiều vào các cuộc đấu tranh chính trị, các tổ chức công đoàn ra đời.
* Vai tro:
+ Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa mác trong phong trào công nhân quốc tế.
+ Đoàn kết, thống nhất lực lượng của vô sản quốc tế dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác-Lênin đấu tranh giải phóng loài người khỏi ách áp bức bóc lột.
II. CÔNG XÃ PARI 1871
Hoạt động 3: Cả lớp và cá nhân
	- GV đặt câu hỏi : Hãy cho biết nguyên nhân cuộc cách mạng ngày 18/03/1971?
	- HS dựa vào vốn kiến thức của mình và đọc SGK và trả lời câu hỏi.
	- GV nhận xét, trình bày và phân tích:
	+ Chủ nghĩa tư bản phát triển sau cuộc cách mạng công nghiệp cùng với những mặt trái của nó là cường độ thời gian lao động ngày càng tăng, đời sống khó khăn cùng với hậu quả kinh tế trong những năm 1860 – 1867 làm mâu thuẫn vốn có của xã hội tư bản ngày càng gay gắt, tạo điều kiện công nhân đấu tranh.
	+ Cuộc chiến tranh Pháp – Phổ với sự thất bại của Pháp làm cho nhân dân căm ghét chế độ thống trị dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 04/09/1870 lật đổ đế chế II.
	+ Giai cấp tư sản Pháp lợi dụng sự non yếu về tổ chức của công nhân đã đoạt lấy thành quả cách mạng trong nước đã buộc công nhân Pari đứng lên làm cuộc cách mạng ngày 18/3/1871 lật đổ chính quyền tư sản, thành lập công xã.
Œ Cuộc cách mạng ngày 18/3/1871 và sự thành lập công xã
- Nguyên nhân:
+ Mâu thuẫn vốn có của xã hội tư bản ngày càng sâu sắc, tạo điều kiện cho công nhân đấu tranh.
+ Sự thất bại của Pháp trong cuộc đấu tranh Pháp – Phổ làm cho nguyên nhân căm phẫn chế độ thống trị tiến tới lật đổ đế chế II.
+ Sự phản động của giai cấp tư sản Pháp cướp đoạt thành quả cách mạng của quần chúng, đầu hàng Đức để đàn áp quần chúng.
® Cuộc cách mạng ngày 18/3/1871
Hoạt động 4: Cả lớp
	- GV trình bày ngắn gọn diễn biến: Khi quân Phổ tiến vào Pari. "Chính phủ vệ quốc" đã trở thành Chính phủ phản quốc, mở cửa cho quân Đức tiến vào nước Pháp. Trong khi đó, nhân dân Pari tổ chức thành các đơn vị dân quân, tự vũ trang và xây dựng phòng tuyến bảo vệ thủ đô.
	Khoảng 3 giờ sáng ngày 18/3/1871, chính phủ do quân đánh chiếm đồi Mông–mác nơi tập trung đại bác của quân quốc dân. Quần chúng nhân dân đã kịp thời kéo đến hỗ trợ, bao vây quân chính phủ. Một số bộ phận quân chính phủ cũng ủng hộ nhân dân, tước súng của sĩ quan và bắn chết viên tướng chỉ huy. Trưa ngày 18/3, các tiểu đoàn tiến vào trung tâm thủ đô chiếm các công sở, toàn quân chính phủ chạy về Vecxai. Quốc tế quân làm chủ thành phố.
Diễn biến:
+ Ngày 18/3/1871 Quốc dân quân chiếm các cơ quan chính phủ và công sở, làm chủ thành phố, thành lập công xã. Lần đầu tiên trên thế giới chính phủ thuộc về giai cấp vô sản.
+ Toán quân chính phủ phải tháo chạy về Vecxai, chính quyền giai cấp tư sản bị lật đổ.
Hoạt động 5: Nhóm
	- GV chia lớp thành nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời các câu hỏi: Hãy cho biết những việc làm của công xã?
	- HS đọc SGK làm việc theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quả của mình.
	- GV nhận xét trình bày và phân tích:
	+ Ngày 26/3/1871 Hội đồng công xã được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông bầu phiếu. Hội đồng gồm nhiều uỷ ban là một uỷ viên công xã chịu trách nhiệm trước công nhân và có thể bị bãi nhiệm.
	- GV vẽ sơ đồ công xã lên bảng, kết hợp giới thiệu hình 73 trong SGK "Công xã Pari mở cuộc họp các uỷ viên công xã tại Toà thị chính".
	+ Quân đội cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là các lực lượng vũ trang nhân dân, nhà thờ tách khỏi trường học.
	+ Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp có chủ bỏ trốn, kiểm soát chế độ tiền lương, giảm lao động ban đêm, cấm án phạt công nhân, đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc
	- GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về việc làm của Công xã?
	- HS suy nghĩ tự trả lời câu hỏi.
	- GV nhận xét và chốt ý: Công xã Pari là một nhà nước khác hẳn, Nhà nước của những giai cấp bóc lột trước, đây là một Nhà nước kiểu mới.
	- Nhà nước vô sản do dân và vì dân.
	- Gv nhấn mạnh và giải thích cho HS rõ: Sự thất bại của Công xã Pari là không thể tránh khỏi trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, song Công xã Pari để lại cho giai cấp vô sản những bài học về tổ chức lãnh đạo, sự liên minh và đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh chống áp bức.
 Công xã Pari – Nhà nước kiểu mới
- Ngày 26/3/1871 công xã được thành lập, cơ quan cao nhất là Hội đồng công xã được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
- Những việc làm của công xã:
+ Quân đội cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là các lực lượng vũ trang nhân dân, nhà thờ tách khỏi trường học.
+ Thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp có chủ bỏ trốn, kiểm soát chế độ tiền lương, giảm lao động ban đêm
- Công xã Pari là một Nhà nước kiểu mới do dân và vì dân.
-

File đính kèm:

  • doclich_su_lop_10_bai_38_7986.doc