Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 21: Phong trào yêu nước chống pháp của nhân dân việt năm trong những năm cuối thế kỉ XIX ( tiết 2)

I- Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - Năm được diễn biến cơ bản của một số khởi nghĩa tiêu biểu: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế.

2. Kỹ năng:

 - Củng cố kỹ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử, kỹ năng sử dụng kiến thức bổ trợ để năm được bài.

3. Tư tưởng-tình cảm:

 - Giáo dục cho HS lòng yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc đưa cuộc đấu

tranh chống ngoại xâm đến thắng lợi.

II- Phương tiện.

 - Lược đồ căn cứ khởi nghĩa Ba Đinh, Bãi Sậy.

III- Tiến trình lên lớp:

 1. Kiểm tra sĩ số.

 2. Kiểm tra bài cũ

 - Trình bày nét chính về diễn biến của phong trào Cần Vương giai đoạn 1885-1888?

 - Thế nào là phong trào Cần Vương, phong trào bùng nổ trong hoàn cảnh nào?

 3. Bài mới: Từ 1983 đến 1896, phong trào CV diễn ra với 3 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. Ngoài ra phong trào k/n nông dân Yên Thế kéo dài 30 năm gây cho Pháp nhiều khó khăn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 20210 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 21: Phong trào yêu nước chống pháp của nhân dân việt năm trong những năm cuối thế kỉ XIX ( tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 T27	Ngày soạn: 16/3/2008
	Ngày giảng:19/3/2008
Bài 21 - Phong trào yêu nước chống pháp của nhân dân việt năm trong những năm cuối thế kỉ XiX ( t2)
I- Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 - Năm được diễn biến cơ bản của một số khởi nghĩa tiêu biểu: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế.
2. Kỹ năng:
 - Củng cố kỹ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử, kỹ năng sử dụng kiến thức bổ trợ để năm được bài.
3. Tư tưởng-tình cảm:
 - Giáo dục cho HS lòng yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc đưa cuộc đấu 
tranh chống ngoại xâm đến thắng lợi.
II- Phương tiện.
 - Lược đồ căn cứ khởi nghĩa Ba Đinh, Bãi Sậy.
III- Tiến trình lên lớp:
 1. Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ
 - Trình bày nét chính về diễn biến của phong trào Cần Vương giai đoạn 1885-1888?
 - Thế nào là phong trào Cần Vương, phong trào bùng nổ trong hoàn cảnh nào?
 3. Bài mới: Từ 1983 đến 1896, phong trào CV diễn ra với 3 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. Ngoài ra phong trào k/n nông dân Yên Thế kéo dài 30 năm gây cho Pháp nhiều khó khăn.
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động cá nhân
GV sử dụng lược đồ giới thiệu về khởi nghĩa Bãi Sậy.
GV giới thiệu về Nguyễn Thiện Thuật
GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tổ chức, trang bị, diễn biến, kết quả, ‏‎ý nghĩa của nghĩa quân.
PV: Vì sao gọi là khởi nghĩa Ba Đình?
GV giới thiệu về Phạm Bành, Đinh Công Tráng
HS đọc in nhỏ tr 130
Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, cả 2 cùng bị thương vong. Pháp dùng vòi rồng đốt cháy các luỹ tre..
Hoạt động cá nhân
HS đọc in nhỏ tr 131 về Phan Đình Phùng.
PV: Em có nhận xét gì về địa bàn của nghĩa quân Hương Khê?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu 2 giai đoạn của khởi nghĩa.
PV: Các cuộc khởi nghĩa để lại bài học kinh nghiệm gì?
PV: Tại sao nói khởi nghĩa Hương Khê là k/n tiêu biểu nhất trong phong trào CV?( Quy mô, địa bàn, trình độ tổ chức, thời gian..)
II- Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự về cuối thế kỉ XIX.
1. Khởi nghĩa Bãi Sậy( 1883-1892)
- Điạ bàn: Hầu khắp các tỉnh miền Bắc( chủ yếu là Bãi Sậy)
- Lãnh đạo: Nhuyễn Thiện Thuật.
- Tổ chức, trang bị: 
+ Nghĩa quân chia thành các nhóm nhỏ(20-25 người trà trộn vào dân).
+ Vũ khí chủ yếu là tự tạo.
- Diễn biến.
+ Những năm 1885-1887, nghĩa quân tập trung tổ chức lực lượng, xây dựng căn cứ, bẻ gãy nhiều trận càn của địch( Có trận diệt tới 40 tên)
+ Từ 1888, nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt
+ Năm 1889, Pháp và tay sai bao vây căn cứ chính. NTT lánh sang T Quốc-> 1892 phong trào tan rã.
- Kết quả, ‏‎ý nghĩa: 
+ K/n tồn tại 9 năm, gây cho Pháp và tay sai nhiều thiệt hại.
+ Kế tục truyền thống yêu nước, bất khuất của cha ông, cổ vũ nhân dân đứng lên đấu tranh.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm qu‏‎ý( nhất là kinh nghiệm tác chiến vùng đồng bằng)
2. Khởi nghĩa Ba Đình( 1886-1887)
- Căn cứ chính: ở 3 làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê và căn cứ khác ở Phi Lai, Mã Cao do Phạm Bành, Đinh Công Tráng chỉ huy.
- Về lực lượng: Nghĩa quân có khoảng 300 người thuộc các dân tộc: Kinh, Mường, Thái, Nùng.
- Vũ khí chủ yếu là giáo mác, cung nỏ
- Hoạt động: Chủ yếu là chặn đánh các đoàn xe vận tải của địch và tập kích lính trên đường hành quân.
- Pháp nhiều lần tấn công căn cứ nhưng đều thất bại
- 6/1/1887, Pháp huy động 2500 quân bao vây, tấn công căn cứ.
- Đêm 20/1/1887, nghĩa quân mở đường máu rút lên Mã Cao.
- Kết quả: Khởi nghĩa bị dập tắt.
3. Khởi nghĩa Hương Khê( 1885- 1896)
- Căn cứ chính: Vùng rừng núi Hương Sơn, Hương Khê do Phan Đình Phùng, Cao Thắng chỉ huy.
- Lực lượng tham gia: nhân dân các dân tộc 4 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Từ 1885-1888, thời kì xây dựng lực lượng
+ Tập hợp, huấn luyện binh sĩ( 15 quân thứ)
+ Rèn đúc vũ khí
+ Đào đắp công sự ở Ngàn Trươi, Vụ Quang
+ Tích trữ lương thảo( huy động đóng góp của nd)
- Từ 1888-1896: Thời kì chiến đấu quyết liệt.
+ Từ đầu 1889, nghĩa quân đẩy mạnh hoạt động, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch( tiêu biểu tấn công đồn Trường Lưu, thị xã Hà Tĩnh, đồn Nu..)
+ Từ cuối 1893, nghĩa quân bị hao mòn, bị bao vây cô lập
+ Năm 1896, những thủ lĩnh cuối cùng lần lượt rơi vào tay Pháp, khởi nghĩa thất bại.
* ‏‎ý nghĩa, bài học:
- ‏‎ý nghĩa: 
+Thể hiện truyền thống bất khuất chống giặc của nhân dân ta.
+ Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân ta.
- Bài học: Lợi dụng địa hình, tránh thủ hiểm 1 nơi, chiến tranh du kích...
 4. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
Giai đoạn
Những đặc điểm nổi bật và hoạt động của nghĩa quân
1884-1892
- Nhiều toán nghĩa quân chống Pháp hình thành, hoạt động riêng lẻ, tiêu biểu là nghĩa quân do Đề Nắm lãnh đạo.
- Năm 1892, Đề Nắm mất, Hoàng Hoa Thám thành thủ lĩnh, lãnh đạo phong trào.
1893-1897
- Do tương quan lực lượng, Đề Thám 2 lần chủ động giảng hoà với Pháp để củng cố lực lượng.
1898- 1908
Nghĩa quân vừa sản xuất vừa tích cực luyện tập quân sự, Yên Thế thành nơi tụ hội của nghĩa sĩ yêu nước khắp nơi kéo về.
1909-1913
Sau vụ đầu độc Pháp ở Hà Nội, Pháp tấn công quy mô lớn lên Yên Thế. T2/1913, khi Đề Tám bị sát hại, phong trào tan rã.
4. Sơ kết bài học.
 * Củng cố: Hướng dẫn HS câu hỏi1,2 tr 136
 * Chuẩn bị bài sau: Ôn tập kiểm tra 1 tiết.
5. Rút kinh nghiệm bài dậy.

File đính kèm:

  • docT27- LS11.doc
Giáo án liên quan