Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 21: Phong Trào Yêu Nước Chống Pháp Của Nhân Dân Việt Năm Trong Những Năm Cuối Thế Kỉ XIX

 I- Mục tiêu bài học.

 1. Kiến thức:

 - Hiểu rõ hoàn cảnh phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, trong đó có cuộc khởi nghĩa Cần Vương và các cuộc khởi nghĩa tự vệ (tự phát).

2. Kỹ năng:

 - Củng cố kỹ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử, kỹ năng sử dụng kiến thức bổ trợ để năm được bài.

3. Tư tưởng-tình cảm:

 - Giáo dục cho HS lòng yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc, bước đầu nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có để đưa cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đến thắng lợi.

II- Thiết bị và tài liệu:

 - Lược đồ phong trào Cần Vương.

III- Tiến trình lên lớp:

1. Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Hoàn cảnh, nội dung cơ bản của Hiệp ước 1883-1884?

 - Tại sao cuối cùng Việt Nam bị rơi vào tay Pháp.

3. Bài mới: Cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, phong trào Cần Vương diễn ra sôi nổi, kéo dài hơn 10 năm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 44264 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 21: Phong Trào Yêu Nước Chống Pháp Của Nhân Dân Việt Năm Trong Những Năm Cuối Thế Kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T26	Ngày soạn: 11/3/2007
	Ngày giảng:12/12/2007
Bài 21 - Phong trào yêu nước chống pháp của nhân dân việt năm trong những năm cuối thế kỉ XiX
 I- Mục tiêu bài học.
 1. Kiến thức:
 - Hiểu rõ hoàn cảnh phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, trong đó có cuộc khởi nghĩa Cần Vương và các cuộc khởi nghĩa tự vệ (tự phát).
2. Kỹ năng:
 - Củng cố kỹ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử, kỹ năng sử dụng kiến thức bổ trợ để năm được bài.
3. Tư tưởng-tình cảm:
 - Giáo dục cho HS lòng yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc, bước đầu nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có để đưa cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đến thắng lợi.
II- Thiết bị và tài liệu:
 - Lược đồ phong trào Cần Vương.
III- Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Hoàn cảnh, nội dung cơ bản của Hiệp ước 1883-1884?
 - Tại sao cuối cùng Việt Nam bị rơi vào tay Pháp.
3. Bài mới: Cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, phong trào Cần Vương diễn ra sôi nổi, kéo dài hơn 10 năm.
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động cá nhân
PV: Nét chính về tình hình nước ta sau Hiệp ước Hác Măng và Pa-tơ-nốt?
 Mặc dù Pháp đã khuất phục được triều đình Huế (bộ phận chủ hòa) song chúng không thể khuất phục được nhân dân ta và một bộ phận chủ chiến chống Pháp tiếp tục phát triển.
Hoạt động cá nhân
GV: Dùng lược đồ kinh thành Huế (1885) để trình bày về phe chủ chiến. Diễn biến, kết quả (theo SGK).
HS: Quan sát lược đồ, nắm bắt kiến thức
PV: Nguyên nhân thất bại của cuộc phản công ?
 GV liên hệ với chủ trương kháng chiến toàn dân, toàn diện và vấn đề thời cơ khởi nghĩa
GV giới thiệu về vua Hàm Nghi:
Hoạt động cá nhân
PV: Em hiểu thế nào là”Cần vương”? Xuống chiếu Cần vương nhằm mục tiêu gì?
HS: trả lời GV: Nhận xét
HS quan sát H61 tr 127
PV: Em có nhận xét gì về địa bàn nổ ra k/n Cần Vương?
Hoạt động nhóm
Nhóm 1: Tìm hiểu giai đoạn 1
- Lãnh đạo:
- Lực lượng tham gia:
- Địa bàn:
- Kết quả:
Nhóm 2: Tìm hiểu giai đoạn 2 
- Lãnh đạo:
- Địa bàn:
- Kết quả:
- Tính chất của phong trào Cần vương
PV: Tại sao sau khi vua Hàm Nghi bị bắt phong trào vẫn tiếp tục nổ ra? Qua đó nói lên điều gì?
( Cần Vương chỉ là danh nghĩa, tính chất yêu nước chống Pháp là chủ yếu)
I. Phong trào Cần Vương bùng nổ
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ PT Cần Vương
a. Nguyên nhân .
- Sau hai Hịêp ước Hác-măng năm 1883 và Pa-tơ-nốt 1884 thực dân Pháp bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì
- Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta đã tiếp tục phát triển
- Phe chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay trong hành động
- Thực dân Pháp âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến-> Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay trước
b. Diễn biến cuộc tấn công quân Pháp:
- Đêm 4 rạng 5/7/1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho quân triều đình tấn công Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
- Sáng ngày 5/7/1885 quân Pháp phản công kinh thành Huế. Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi cùng triều đình rút khỏi kinh thanh lên sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị)
- Ngày 13/7/1885 Tôn Thất Thuyết đã lấy danh nghĩa Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương.
- ‏‎‎ý nghĩa?
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương.
a. Từ năm1885 đến năm 1888
- Lãnh đạo: Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, các văn thân, sĩ phu yêu nước
- Lực lượng: Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn: Rộng lớn từ Bắc vào Nam, sôi nổi nhất là Trung Kỳ (từ Huế trở ra) và Bắc Kì
- Các cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ, tiêu biểu có khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê, Bãi Sậy.
- Kết quả: Cuối năm 1888 Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và bị lưu đầy sang Angiêri
b. Từ năm 1888 đến năm 1896
- Lãnh đạo: các sỹ phu, văn thân yêu nước tiếp tục lãnh đạo.
- Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ thành trung tâm lớn. Trọng tâm chuyển lên vùng núi và trung du, tiêu biểu có khởi nghĩa Hồng Lĩnh, Hương Khê.
- Kết quả: Năm 1896 phong trào thất bại.
* Tính chất của phong trào: Là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo khuynh hướng, ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
4. Sơ kết bài học.
 * Củng cố: Qua phong trào cho thấy tinh thần yêu nước quyết tâm chống Pháp của nhân dân ta. Mặc dù so sánh chênh lệch lực lượng, phong trào kéo dài hơn 10 năm.
 * Chuẩn bị bài sau: Câu hỏi 2-3 tr 136
5. Rút kinh nghiệm bài dạy.

File đính kèm:

  • docT26-LS11.doc
Giáo án liên quan