Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 17: Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai ( 1939-1945 )
I- Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được con đường dẫn đến chiến tranh.
2. Tư tưởng, tình cảm: Lên án chiến tranh, phê phán những nước đã gây chiến tranh trực tiếp hay gián tiếp: Đức, Anh, Pháp.
3. Kĩ năng: Phân tích, đánh giá, rút ra sự kiện.
II - Phương tiện: Lược đồ chiến tranh thế giới thứ hai.
III - Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Trình bày những biến đổi của ĐNA sau chiến tranh thế giới thýư nhất?
- Trình bày khái quát phong trào độc lập ở In -đô- nê-xi-a?
3. Bài mới: Năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Chúng ta cùng tìm hiểu tại sao chiến tranh bùng nổ.
Ngày soạn 14/1/2008 Ngày giảng 16/1/2008 Chương IV, Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939-1945 ) T19 Mục i. I- Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được con đường dẫn đến chiến tranh. 2. Tư tưởng, tình cảm: Lên án chiến tranh, phê phán những nước đã gây chiến tranh trực tiếp hay gián tiếp: đức, Anh, Pháp. 3. Kĩ năng: Phân tích, đánh giá, rút ra sự kiện. II - Phương tiện: Lược đồ chiến tranh thế giới thứ hai. III - Tiến trình dạy học. 1. Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ. - Trình bày những biến đổi của ĐNA sau chiến tranh thế giới thư nhất? - Trình bày khái quát phong trào độc lập ở In -đô- nê-xi-a? 3. Bài mới: Năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Chúng ta cùng tìm hiểu tại sao chiến tranh bùng nổ. Phương pháp Nội dung Hoạt động cá nhân PV: Âm mưu của Đức, italia, NB những năm 30 của thế kỉ XX? Hoạt động nhóm Nhóm 1: Đức, Italia, NB đã thực hiện những hoạt động quân sự nào? Những hoạt động đó nói lên điều gì? Nhóm 2: Thái độ của các nước lớn trước những hành động quân sự của khối phát xít? Các nhóm trả lời - Gv nhận xét GV sử dụng lược đồ Đức- Italia gây chiến và bành trướng( từ T10/1935 đến T8/1939) Hoạt động cá nhân PV: Hoàn cảnh triệu tập hội nghị? HS trả lời - Gv nhận xét Gv giải thích vụ Xuy- đét GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung hội nghị? PV: Hội nghị Muy - ních nói lên điều gì? + Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít của Mi-Anh-Pháp. + Thẻ hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc (kể cả Anh-Pháp-Mĩ và Đức-Italia-Nhật Bản) trong việc tiêu diệt Liên Xô. I- Con đường dẫn đến chiến tranh. 1.Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược(1931-1937) - Những năm 30 của thế kỉ XX, các nước Đức, Italia và Nhật liên kết với nhau thành lập khối phát xít. - Giai đoạn 1931 – 1937, khối phát xít đẩy mạnh chính sách bành trướng xâm lược: + Nhật chiếm vùng Đông Bắc rồi mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. + Italia xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha (1936 - 1939) + Đức công khai xoá bỏ hoà ước Véc xai, âm mưu thành lập một nước “Đại Đức” ở châu Âu - Thái độ của các nước lớn; + Liên Xô: kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. + Mĩ, Anh, Pháp: không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít, trái lại còn thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy phát xít tấn công Liên Xô. 2. Từ hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới a. Hội nghị Muy-ních: - Hoàn cảnh triệu tập: + Tháng 3/1938, Đức thôn tính áo. Hít le gây ra vụ Xuy-đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc. + Liên Xô kiên quyết giúp Tiệp khắc chống xâm lược. + Anh – Pháp tiếp tục thoả hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức. à Do đó, ngày 29/9/1938, hội nghị Muy-ních được triệu tập gồm đại diện 4 nước Anh, Pháp, Đức, Italia. - Nội dung: Anh – Pháp kí hiệp ước trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức. Đổi lại Đức cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu. b. Sau hội nghị Muy-ních: - Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (3/1939) - Tiếp đó, Đức gây hấn và chuẩn bị tấn công Ba Lan - Ngày 23/8/1939 Đúc kí với Liên Xô “Hiệp ước Xô-Đức không xâm lược nhau” Như vậy, Đức dã phản bội lại hội nghị Muy-ních, thực hiện nưu đồ thôn tính châu Âu trước rồi mới dốc toàn lực đánh Liên Xô. 4. Sơ kết bài học. * Củng cố: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh? * Chuẩn bị bài sau: Lập bảng thống kê diễn biến chiến tranh thế giới thứ hai qua các giai đoạn. 5. Rút kinh nghiệm bài học.
File đính kèm:
- T19-LS11.doc