Giáo Án Lịch Sử Lớp 11 - Bài 14: Nhật Bản Giữa Hai Cuộc Chiến Tranh Thế Giới (1918-1939)

I- Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 Giúp HS nắm được những nét lớn về Nhật Bản giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. Nguyên nhân dẫn đến Khủng hoảng kinh tế ở Nhật và quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước của Nhật.

2. Kỹ năng:

 Rèn luyện kĩ năng sử dụng tài liệu tranh ảnh lịch sử.

 Tăng cường khả năng so sánh, nối kết lịch sử dân tộc với lịch sử khu vực và thế giới.

3. Tư tưởng-tình cảm:

 Giúp HS hiểu rõ bản chất phản động, tàn bạo của phát xít Nhật.

 Giáo dục tinh thần chống chủ nghĩa phát xít và các biểu hiện của nó.

II- Thiết bị và tài liệu:

 - Lược đồ châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

 - Tranh ảnh, tư liệu về Nhật Bản trong những năm 1918-1939

III- Tiến trình lên lớp:

 1. ổn đinh tổ chức: .11A2. .11A3. .11A4.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Tình hình kinh tế Mĩ những năm 1918-1923?

3. Bài mới: Là 1 nước hẹp, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm. Từ 1918-1939 Nhật có nhiều thăng trầm, để thoát khỏi khủng hoảng NB quân phiệt hoá bộ máy chính quyền-> thành lò lửa chiến tranh.

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 13998 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Lịch Sử Lớp 11 - Bài 14: Nhật Bản Giữa Hai Cuộc Chiến Tranh Thế Giới (1918-1939), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 T15	Ngày soạn: 15/12/2007
	Ngày giảng:19/12/2007
 Bài 14 - Nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
(1918-1939)
I- Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 Giúp HS nắm được những nét lớn về nhật bản giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. Nguyên nhân dẫn đến Khủng hoảng kinh tế ở Nhật và quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước của Nhật.
2. Kỹ năng:
 Rèn luyện kĩ năng sử dụng tài liệu tranh ảnh lịch sử.
 Tăng cường khả năng so sánh, nối kết lịch sử dân tộc với lịch sử khu vực và thế giới.
3. Tư tưởng-tình cảm:
 Giúp HS hiểu rõ bản chất phản động, tàn bạo của phát xít Nhật.
 Giáo dục tinh thần chống chủ nghĩa phát xít và các biểu hiện của nó.
II- Thiết bị và tài liệu:
 - Lược đồ châu á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
 - Tranh ảnh, tư liệu về Nhật Bản trong những năm 1918-1939
III- Tiến trình lên lớp:
 1. ổn đinh tổ chức:
..........11A2......... ..............11A3............. ...........11A4........
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tình hình kinh tế Mĩ những năm 1918-1923?
3. Bài mới:
Là 1 nước hẹp, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm. Từ 1918-1939 Nhật có nhiều thăng trầm, để thoát khỏi khủng hoảng NB quân phiệt hoá bộ máy chính quyền-> thành lò lửa chiến tranh.
Phương pháp
Nội dung
I. Nhật Bản trong những năm 1918-1929
1.Nhật Bản trong những năm đầu sau chiến tranh 1918-1923
* Kinh tế:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Nhật có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế công nghiệp. 
+ Nhật không bị chiến tranh tàn phá 
 + Thu lợi nhuận do sản xuất vũ khí
 + Lợi dụng châu Âu có chiến tranh, Nhật tranh thủ sản xuất hàng hóa và xuất khẩu.
-> Sản xuất công nghiệp của Nhật tăng nhanh
- Biểu hiện.
+ Năm 1914-1919 sản lượng công nghiệp tăng 5 lần tổng giá trị xuất khẩu gấp 4 lần, dự trữ vàng và ngoại tệ tăng gấp 6 lần
- Năm 1920-1921 Nhật Bản lâm vào khủng hoảng. 
* Về xã hội: Đời sống của người lao động không được cải thiện lắm. Bùng nổ phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân.
- Tiêu biểu có cuộc bạo động lúa gạo( 1918).
- T7/1922, ĐCS Nhật thành lập và lãnh đạo phong trào đấu tranh.
 2. Nhật Bản trong những năm (1924-1929)
* Kinh tế:
- Từ năm 1924-1929 kinh tế Nhật phát triển bấp bênh, không ổn định.
 + Năm 1926 sản lượng công nghiệp phục hồi và vượt mức trước chiến tranh 
 + Năm 1927 khủng hoảng tài chính bùng nổ
* Về chính trị xã hội:
 - Những năm đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, Nhật Bản thi hành một số cải cách chính trị.
 - Cuối thập niên 20 chính phủ Ta-na-ca thực hiện những chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến. Hai lần xâm lược Trung Quốc song đều thất bại
II. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật
1. Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở Nhật Bản
- Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 tác động vào nền kinh tế Nhật Bản làm kinh tế Nhật bị giảm sút trầm trọng, nhất là trong nông nghiệp.
 + Sản lượng công nghiệp 1931 giảm 32,5%
 + Nông nghiệp giảm 1,7%
 + Ngoại thương giảm 80%
 + Đồng yên sụt giá nghiêm trọng
- Hậu quả: Khủng hoảng đạt đỉnh cao vào năm 1932, tác động mạnh đến xã hội
 + Nông dân bị phá sản
 + 3 triệu côngnhân thất nghiệp
 + Mâu thuẫn xã hội lên cao những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động bùng nổ quyết liệt
 2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước
- Để thoát khỏi khủng hoảng giới cầm quyền Nhật chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược
- Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa.
 + Diễn ra sự kết hợp giữa chủ nghĩa quân phiệt với nhà nước, tiến hành chiến tranh xâm lược
 + Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật kéo dài 
- Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa
+ Năm 1931 Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu á.
+ 1933, dựng chính phủ bù nhìn ở TQ
- NB thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu á.
3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản
- Trong thập niên 30 của thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật diễn ra sôi nổi
- Lãnh đạo: Đảng Cộng sản
- Hình thức: Biểu tình, bãi công, thành lập Mặt trận nhân dân
- Mục đích: phản đối chính sách xâm lược hiếu chiến của chính quyền Nhật
- Tác dụng: Làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước ở Nhật
Hoạt động cá nhân
PV: Trình bày những nét chính về NB trong năm đầu sau chiến tranh?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu những thuận lợi và biểu hiện sự phát triển kinh tế.
- GV trình bày tiếp tình hình kinh tế nông nghiệp ở Nhật Bản
PV: Nét nổi bật về tình hình xã hội Nhật?
- GV cung cấp thêm cho HS về cuộc “bạo động lúa gạo”
PV: Em hãy tìm ra điểm giống và khác nhau giữa nước Mĩ và Nhật trong thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. 
HS + Giống nhau: Cùng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi lộc trong và sau chiến tranh, không bị tàn phá tổn thất gì.
 + Khác nhau: Kinh tế Nhật phát triển bấp bênh không ổn đinh..... Còn nước Mĩ phát riển phồn vinh trong suốt thập kỷ 20 của thế kỉ XX
Hoạt động cá nhân
PV: Em hãy khái quát tình hình Nhật Bản từ 1929-1933 có những đặc điểm gì nổi bật về kinh tế, chính trị?
- GV: Từ đầu năm 1927 ở Nhật Bản đã xuất hiện những dấu hiệu của cuộc khủng hoảng kinh tế (cuộc khủng hoảng tài chính làm 30 ngân hang ở Tôkiô phá sản). Đến năm 1929 sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mĩ dẫn đến đại sụp đổ suy thoái của kinh tế Nhật
 Hoạt động cá nhân
PV: Em hãy cho biết nước Đức và Mĩ đã giải quyết khủng hoảng bằng con đường nào?
PV: Đặc điểm của qúa trình quân phiệt hoá ở nhật?
HS tìm hiểu đặc điểm
 GV giới thiệu H38 tr 77
Hoạt động cá nhân
GV hướng dẫn HS tìm hiểu lãnh đạo, hình thức, mục đích của phong trào.
àChứng tỏ chủ nghĩa quân phiệt đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ ngay trên chính quê hương của nó
4. Sơ kết bài học
* Củng cố: GV nêu câu hỏi kiểm tra HS để củng cố bài học:
	+ Khủng hoảng 1929-1933 ở Nhật và hậu quả của nó?
	+ Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa ở Nhật	?
* Chuẩn bị bài sau: Câu hỏi 1,2,3 tr 83
5. Rút kinh nghiệm bài dậy.

File đính kèm:

  • docT15 - LS11.doc
Giáo án liên quan