Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 5+6+7 - Năm học 2009-2010

I.Mục tiêu bài học.

1.Về kiến thức.

- Điều kiện tự nhiên của vùng Địa Trung Hải với sự phát triển của thủ công nghiệp và thơng nghiệp đờng biển và với chế độ chiếm nô

- Từ cơ sở kinh tế- xã hội đã dẫn đến việc hình thành thể chế nhà nước dân chủ.

2.Về t tởng.

- GD cho HS thấy được mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp mà tiêu biểu là cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo trong xã hội chiếm nô.Từ đó giúp các em thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.

3.Về kỹ năng.

- Kỹ năng sử dụng bản đồ để phân tích được thuận lợi, khó khăn và vai trò của đk địa lý đối với sự phát triển mọi mặt của các quốc gia cổ đại phương Tây.

- Kỹ năng khai thác tranh ảnh.

II.Thiết bị- tài liệu dạy học.

- SGK,SGV, t liệu tranh ảnh có liên quan

- Lợc đồ “ các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây”

III.Tiến trình tổ chức dạy học.

1.ổn định lớp.

2.Kiểm tra bài cũ.

1) Em hãy nêu những đặc trưng cơ bản nhất của các quốc gia cổ đại phương Đông: địa bàn hình thành, thời gian hình thành nhà nước, đặc trng kinh tế, các tâng lớp chính trong xã hội, thể chế chính trị?

2) C dân phương Đông thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hoá cho nhân loại?

3.Dẫn dắt vào bài mới.

 GV nxét phần kiểm tra bài cũ rồi dẫn vào bài mới,nêu nhiệm vụ cho HS :

? ĐKTN đã chi phối sự phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia cổ đại Hilạp và Rôma ntnào?

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 5+6+7 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắt đối với vùng Địa Trung Hải?
 - HS suy nghĩ, trả lời
 - GV nxét, kết luận.
 - GV yêu cầu HS đọc SGK để HS they được sự phát triển của TCN và KT hàng hoá ở ĐTH
- GV chia lớp làm 2 nhóm:
Nhóm 1:Nguyên nhân nào dẫn tới sự ra đời của thị quốc?
Nhóm 2: Thị quốc được tổ choc như thế nào?
 - HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm, sau đó cử đại diện trình bày.
 - HS khác bổ sung 
 - GV nxét, chốt ý
- GV nêu câu hỏi:
(?) Thể chế dân chủ cổ đại được biểu hiện như thế nào?
 - HS đọc SGK, trả lời
 - GV nxét, chốt ý, lấy thêm dẫn chứng minh hoạ ở Aten
- GV đặt câu hỏi:
(?) Có phải ai cũng có quyền công dân hay không? vậy bản chất của nền dân chủ ở đây là gì?
 - HS suy nghĩ, trả lời
 - GV nxét, phân tích thêm, lấy dẫn chứng minh hoạ trong phần chữ nhỏ ở SGK
- GV hướng dẫn HS tự tìm hiểu về:
 + Hoạt động kinh tế trong thị quốc
 + Đấu tranh của nô lệ.
1.Thiên nhiên và đời sống con người.
a.Thiên nhiên
 Hi Lạp và Rôma nằm ở ven bờ biển Địa Trung Hải, có nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cằn
- Thuận lợi: có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển thuận lợi nên nghề hàng hải sớm phát triển.
- Khó khăn: đất ít và manh mún, khô cằn chỉ thích hợp với loại cây lâu năm còn lương thực luôn phải nhập khẩu.
b, Đời sống của con người.
- Công cụ bằng sắt ra đời làm biến đổi cuộc sống của cư dân ĐTH:
+ Làm tăng diện tích trồng trọt
+ Thúc đẩy sản xuất thủ công và KT hàng hoá phát triển
 Cư dân ĐTH đã sớm biết buôn bán, đi biển và trồng trọt.
2.Thị quốc Địa Trung Hải.
a,Nguyên nhân ra đời của thị quốc.
- Nguyên nhân: đất đai phân tán, nhỏ + đặc điểm cư dân sống bằng nghề TCN và Thương nghiệp là chủ yếu.
- Tổ chức của thị quốc: thị quốc là một nước trong đó thành thị là chủ yếu, có lâu đài, phố xá, nhà hát và nhất là có bến cảng.
b,Thể chế dân chủ cổ đại.
- Thị quốc sinh hoạt theo thể chế dân chủ
- Quyền lực không nằm trong tay quý tộc mà tập trung trong ĐH công dân, Hội đồng 500; mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những việc lớn của quốc gia.
- Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hi Lạp- Rôma: đó là nền dân chủ chủ nô
5. Sơ kết bài học.
- GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS, yêu cầu HS nhắc lại đặc trưng về ĐKTN, kinh tế, thể chế dân chủ của các quốc gia cổ đại ĐTH.
- Dặn dò: HS học bài, trả lời câu hỏi SGK, tìm hiểu những thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại Hi lạp và Rô ma:
 +Nhóm 1: Những hiểu biết của cư dân ĐTH về lịch và chữ viết? So với cư dân cổ đại phương Đông có gì tiến bộ hơn? ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết?
 +Nhóm 2: Những hiểu biết của em vê các lĩnh vực khoa học của cư dân cổ ĐTH? Tại sao nói: “ khoa học đã có từ lâu nhưng đến Hilạp, Rôma khoa học mới thực sự trở thành khoa học” ?
 +Nhóm 3: Những thành tựu về văn học, nghệ thuật của cư dân cổ đai ĐTH?
6.Rút kinh nghiệm
Tiết 6
9/2009
BàI 4: CáC QUốC GIA Cổ ĐạI PHƯƠNG TÂY – HILạP Và RÔMA
( Tiếp theo)
I.Mục tiêu bài học.
1.Về kiến thức.
- HS có được những hiểu biết nhất định về những thành tựu cơ bản của nền văn hoá Hilạp và Rôma: chữ viết, lịch pháp, khoa học, nghệ thuật. Trên cơ sở đó đối chiếu, so sánh với phương Đông.
2.Về tư tưởng.
- Bồi dưỡng tình yêu lao động, biết kính trọng quần chúng nhân dân vì chính họ là người làm nên sự phát triển của lịch sử.
3.Về kỹ năng.
- Rèn luyện tư duy phân tích, so sánh, phát triển kỹ năng quan sát tranh ảnh
II.Thiết bị – tài liệu dạy học.
- Tranh ảnh: khu phố cổ ở Rôma, nhà hát Hilạp
- Các tài liệu chuyên khảo về văn hoá Hilạp và Rôma
III.Tiến trình tổ chức dạy học.
1.ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.
 Câu hỏi: Thị quốc là gì? nền dân chủ cổ đại ở Hilạp và Rôma được thể hiện như thế nào?
3.Dẫn dắt vào bài mới.
 Dựa vào trình độ phát triển cao về kinh tế hàng hoá và thể chế dân chủ, cư dân Địa Trung Hải đã để lại cho nhân loại một nền văn hoá rực rỡ. Đó là những thành tựu gì? chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học này.
4.Tổ chức dạy học.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản HS cần nắm vững
-Dựa vào nhiệm vụ đã giao cụ thể cho từng nhóm ở tiết trước, GV cho HS trình bày và thảo luận về những thành tựu văn hoá của cư dân Đia Trung Hải cổ đại.
- GV đặt câu hỏi:
(?) Những hểu biết của cư dân ĐTH về lịch và chữ viết? So với cư dân cổ đại phương Đông có gì tiến bộ hơn? ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết?
 - Đại diện nhóm 1 lên trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
 - GV đưa ra các câu hỏi gợi mở để các nhóm thảo luận: 
 +Quan niệm của cư dân ĐTH về trái đất,mặt trời? Cách tính lịch so với cư dân phương Đông?
 + Chữ viết của cư dân ĐTH có dễ đọc, dễ viết hơn phương Đông không? những chữ viết trên cổng Khải hoàn môn Trai-an có gì giống với chữ viết chúng ta đang sử dụng bây giờ?...
 -HS thảo luận, GV chốt lại và cho điểm
- GV tiếp tục hỏi:
(?) Hãy trình bày những hiểu biết của em về các lĩnh vực khoa học của cư dân cổ đại Địa Trung Hải ? tại sao nói: “ khoa học đã có từ lâu nhưng đến Hilạp và Rôma khoa học mới thực sự trở thành khoa học” ?
 - Đại diện nhóm 2 lên trình bày, HS khác lắng nghe, bổ sung.
 - GV có thể gọi 1 HS ghi lên bảng giới thiệu cho cả lớp một định lý.
 - GV nxét, cho điểm nhóm trình bày và những ý kiến tốt
- GV nêu câu hỏi:
(?) Những thành tựu về văn học, nghệ thuật của cư dân cổ đại Địa Trung Hải?
 - Nhóm 3 lên trình bày, giới thiệu về các tác phẩm nghệ thuật mà các em đã sưu tầm được ( đền Pác-tê-nông, đấu trường ở Rôma..)
 - Nhóm khác bổ sung
 - GV có thể kể cho HS nghe cụ thể về một câu chuyện và cho HS nhận xét về nội dung
 - GV chốt ý, cho điểm
3.Văn hoá cổ đại Hilạp và Rô-ma.
a,Lịch và chữ viết.
- Lịch: cư dân cổ đại Địa Trung Hải đã tính được lịch 1 năm có 365 ngày và 1/4 nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày. Dù chưa thật chính xác nhưng đã rất gần với hiểu biết ngày nay.
- Chữ viết: phát minh ra hệ thống chữ cáI A,B,C ; lúc đầu có 20 chữ, sau đó thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ hoàn chỉnh như ngày nay.
- ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết: đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung HảI cho nền văn minh của nhân loại.
b,Sự ra đời của khoa học.
- Toán học: Talet, Pitago, .
- Lý học: Acsimet,
- Sử học: Hêrôđốt, Xênôphôn, Nơviut
- Thiên văn học: Talét
* Khoa học đến thời Hilạp, Rôma mới thực sự trở thành khoa học vì:
 +Có độ chính xác cao
 +Đạt tới trình độ kháI quát thành định lý,lý thuyết
 +Nó được thực hiện bởi những nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho nghành khoa học đó.
c,Văn học.
- Chủ yếu là kịch( kịch kèm theo hát)
- Một số nhà viết kịch tiêu biểu: Sôphốc, Ê-sin..
- Nội dung: ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tinh thần nhân đạo sâu sắc.
d,Nghệ thuật.
- Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thờ thân đạt tới đỉnh cao
5.Sơ kết bài học.
- Củng cố: thành tựu văn hoá của cư dân cổ đại phương Tây đặc sắc, phong phú, phát triển tới đỉnh cao.
- Dặn dò: HS học bài cũ, làm bài tập trong SGK và lập bảng so sánh hai mô hình xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây về : điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội.
6. Rút kinh nghiệm
CHƯƠNG III: TRUNG QUốC THờI PHONG KIếN.
Tiết 7
9/2009
BàI 5: TRUNG QUốC THờI PHONG KIếN.
I.Mục tiêu bài học.
1.Về kiến thức.
- Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc và các quan hệ trong xã hội.
- Bộ máy chính quyền Trung Quốc được hình thành dưới thời Tần- Hán và được củng cố dưới triều đại nhà Đường
- Sự thịnh trị về kinh tế, chính trị, xã hội dưới thời Đường.
2.Về tư tưởng.
- Giúp HS thấy được bản chất phi nghĩa của các cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc
3.Về kỹ năng.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích và so sánh, rút ra kết luận, kỹ năng vẽ sơ đồ.
II.Thiết bị- tài liệu dạy học.
- Bản đồ Trung Quốc qua các thời kỳ
- Sơ đồ bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc thời Tần- Hán.
III.Tiến trình tổ chức dạy học.
1.ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.
 Câu hỏi: Em hãy so sánh các điều kiện tự nhiên, đặc trưng kinh tế, thể chế chính trị, các giai cấp trong xã hội giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ vùng ĐịaTrung Hải?
3.Dẫn dắt vào bài mới.
 Trên cơ sở thuộc mô hình các quốc gia cổ đại phương Đông, Trung Quốc vào những thế kỷ cuối công nguyên do sự phát triển của sản xuất, xã hội phân hoá giai cấp nên chế độ phong kiến ở đây đã hình thành sớm dưới triều đại Tần..Để hiểu được quá trình hình thành chế độ phong kiến ra sao? Phát triển qua các triều đại như thế nào?sự hưng thịnh về kinh tế gắn với chính trị ntnào? chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
4.Tổ chức dạy học.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản HS cần nắm vững
- GV gợi lại cho HS nhớ kiến thức đã học ở 
bài trước về các giai cấp cơ bản trong XH cổ đại phương Đông, rồi đặt câu hỏi:
(?) Việc sử dụng công cụ bằng sắt ở Trung Quốc vào thế kỷ VTCN có tác dụng gì ?
 - HS suy nghĩ, trả lời.
 - GV nxét, cho cả lớp xem sơ đồ sau:
Quý tộc
Địa chủ
Nông
dân
công
xã
Nông
dân
lĩnh
canh
ND giàu
ND tự canh
ND nghèo
- GV đặt câu hỏi:
(?) Nhà Tần – Hán được hình thành như thế nào? tại sao nhà Tần lại thống nhất được Trung Quốc?
 - HS đọc SGK, trả lời, HS khác bổ sung
 - GV củng cố và chốt ý:cục diện Xuân Thu- Chiến Quốc trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang..
- GV nêu câu hỏi: 
(?) Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần- Hán được tổ chức như thế nào?
 - HS đọc SGK, trả lời.
 - GV nxét, củng cố bằng cách treo trên bảng sơ đồ bộ máy nhà nước PK thời Tần- Hán
 -GV minh hoạ thêm về quyến lực của hoàng đế thông qua H.12 SGK
- GV phát vấn:
(?) Em hãy kể tên một số cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống lại sự xâm lược của nhà Tần- Hán?
- GV giới thiệu khái quát về sự thành lập nhà Đường: cuối nhà Hán, tình hình TQ loạn lạc.Lý Uyên dẹp loạn lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Đường
-GV nêu câu hỏi:
(?) Dưới thời Đường, kinh tế Trung Quốc phát triển như thế nào?
 - HS theo dõi SGK, trả lời.
 - GV nxét, chốt ý, nhấn mạnh thêm về:
 + Chính sách quân điền: tô, dung, điệu?
 + Con đường “ tơ lụa”
- GV đặt câu hỏi:
(?) Bộ máy nhà nước phong kiến thời Đường được củng cố như thế nào?
 - HS suy nghĩ, trả lời.
 - GV củng cố, chốt ý:
 + GV gthích thêm về chức “tiết độ sứ”
1.Chế đ

File đính kèm:

  • docTiet 5 LS10.doc