Giáo án Lịch sử lớp 10 - Bài 39: Quốc Tế Thứ Hai
1) PHONG TRÀO CÔNG NHÂN CUỐI THẾ KỈ XIV:
Câu hỏi 1: Nêu nguyên nhân của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIV?
Trả lời:
+ Đội ngũ công nhân tăng về số lượng và chất lượng, sống tập trung.
+ Do sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản, chính sách công nhân đấu tranh.
®chạy đua vũ trang làm đời sống công nhân cực khổ.
Câu hỏi 2:Hãy cho biết phong trào đấu tranhcủa công nhân diễn ra như thế nào?
Trả lời: Phong trào công nhân đòi cải thiện đời sống, đòi quyền tự do dân chủ ngày càng lan rộng, đặc biệt ở các nước tư bản tiên tiến như Anh, Pháp, Đức, Mĩ.
Câu hỏi 3: Nêu cuộc khởi công của công nhân Chi-ca-go
Trả lời: Cuộc tổng bãi công của gần 40 vạn công nhân Chi-ca-gô ngày 1 - 5 - 1886 đòi lao động 8 giờ đã buộc giới chủ phải nhượng bộ. Ngày đó đi vào lịch sử là ngày Quốc tế lao động.
Ngày đó đi vào lịch sử là ngày Quốc tế lao động và chế độ ngày làm việc 8 giờ dần được thực hiện trong nhiều nước.
Câu hỏi 4: Điểm mới gì nổi bật trong phong trào công nhân thế giới thời kỳ này?
Trả lời: Nhiều đảng công nhân, đảng xã hội, nhóm công nhân tiến bộ được thành lập
- Đảng công nhân xã hội dân chủ Đức (1875)
- Đảng công nhân xã hội Mĩ (1876)
- Đảng công nhân Pháp (1879)
- Nhóm giải phóng lao động Nga (1883)
Câu hỏi 5: Theo bạn từ thực tế nhiều tổ chức Đảng ra đời đặt theo yêu cầu gì?
Trả lời: Đặt ra yêu cầu cần phải thành lập một tổ chức Quốc tế mới của giai cấp vô sản thế giới nối tiếp nhiệm vụ của Quốc tế thứ nhất Yêu cầu thành lập một tổ chức Quốc tế mới để đoàn kết lực lượng công nhân các nước càng trở lên cấp thiết.
Câu hỏi 6: So sánh điểm giống và khác nhau giữa các phong trào công nhân nữa đầu thế kỉ XIX với phong trào công nhân những năm cuối thế kỉ XIX?
Trả lời:
*Giống: Đều đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản bằng hình thức bãi công, biểu tình và cùng chung mục tiêu đòi tăng lương, giảm giờ làm.
* Khác:
- Phong trào công nhân nữa đầu thế kỉ XIX nhận thức còn hạn chế, thiếu lí luận cách mạng soi đường.
Phong trào công nhân những năm cuối thế kỉ XIX: ý thức giác ngộ giai cấp tăng nhanh, có người lãnh đạo, có sự phát triển nhất định.
Câu hỏi 7: Những yêu cầu nào đòi hỏi phải thành lập tổ chức Quốc tế mới ?
Trả lời:
+ Sự phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỷ 19: nhiều tổ chức, chính đảng của giai cấp công nhân ra đời đòi hỏi phải thống nhất lực lượng trong tổ chức Quốc tế .
+ Quốc tế thứ nhất đã hoàn thành nhiệm vụ và đã giải tán =>yêu cầu cấp thiết phải thành lập một tổ chức quốc tế mới để thống nhất lực lượng và lãnh đạo phong trào vô sản quốc tế.
Bài 39: QUỐC TẾ THỨ HAI 1) PHONG TRÀO CÔNG NHÂN CUỐI THẾ KỈ XIV: Câu hỏi 1: Nêu nguyên nhân của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIV? Trả lời: + Đội ngũ công nhân tăng về số lượng và chất lượng, sống tập trung. + Do sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản, chính sách công nhân đấu tranh. ®chạy đua vũ trang làm đời sống công nhân cực khổ. Câu hỏi 2:Hãy cho biết phong trào đấu tranhcủa công nhân diễn ra như thế nào? Trả lời: Phong trào công nhân đòi cải thiện đời sống, đòi quyền tự do dân chủ ngày càng lan rộng, đặc biệt ở các nước tư bản tiên tiến như Anh, Pháp, Đức, Mĩ. Câu hỏi 3: Nêu cuộc khởi công của công nhân Chi-ca-go Trả lời: Cuộc tổng bãi công của gần 40 vạn công nhân Chi-ca-gô ngày 1 - 5 - 1886 đòi lao động 8 giờ đã buộc giới chủ phải nhượng bộ. Ngày đó đi vào lịch sử là ngày Quốc tế lao động. Ngày đó đi vào lịch sử là ngày Quốc tế lao động và chế độ ngày làm việc 8 giờ dần được thực hiện trong nhiều nước. Câu hỏi 4: Điểm mới gì nổi bật trong phong trào công nhân thế giới thời kỳ này? Trả lời: Nhiều đảng công nhân, đảng xã hội, nhóm công nhân tiến bộ được thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Đức (1875) Đảng công nhân xã hội Mĩ (1876) Đảng công nhân Pháp (1879) Nhóm giải phóng lao động Nga (1883) Câu hỏi 5: Theo bạn từ thực tế nhiều tổ chức Đảng ra đời đặt theo yêu cầu gì? Trả lời: Đặt ra yêu cầu cần phải thành lập một tổ chức Quốc tế mới của giai cấp vô sản thế giới nối tiếp nhiệm vụ của Quốc tế thứ nhất à Yêu cầu thành lập một tổ chức Quốc tế mới để đoàn kết lực lượng công nhân các nước càng trở lên cấp thiết. Câu hỏi 6: So sánh điểm giống và khác nhau giữa các phong trào công nhân nữa đầu thế kỉ XIX với phong trào công nhân những năm cuối thế kỉ XIX? Trả lời: *Giống: Đều đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản bằng hình thức bãi công, biểu tình và cùng chung mục tiêu đòi tăng lương, giảm giờ làm. * Khác: - Phong trào công nhân nữa đầu thế kỉ XIX nhận thức còn hạn chế, thiếu lí luận cách mạng soi đường. Phong trào công nhân những năm cuối thế kỉ XIX: ý thức giác ngộ giai cấp tăng nhanh, có người lãnh đạo, có sự phát triển nhất định. Câu hỏi 7: Những yêu cầu nào đòi hỏi phải thành lập tổ chức Quốc tế mới ? Trả lời: + Sự phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỷ 19: nhiều tổ chức, chính đảng của giai cấp công nhân ra đời đòi hỏi phải thống nhất lực lượng trong tổ chức Quốc tế . + Quốc tế thứ nhất đã hoàn thành nhiệm vụ và đã giải tán =>yêu cầu cấp thiết phải thành lập một tổ chức quốc tế mới để thống nhất lực lượng và lãnh đạo phong trào vô sản quốc tế. Câu hỏi 8: Sự kiện nào chứng tỏ phong trào công nhân Quốc tế vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỉ XIX? Trả lời: Thành lập các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân các nước àkết quả đó đã tác động mạnh đến tinh thần chiến đấu của giai cấp công nhân và tinh thần đó đã kéo dài đến những năm cuối của thế kỉ XIX. Câu 9: So với thời kì trước năm 1871 phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX phát triển như thế nào? Trả lời: - Do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp TBCN dẫn tới giai cấp công nhân thế giới tăng nhanh về số lượng lẫn chất lượng và ý thức giác ngộ giai cấp cũng tăng nhanh. - Do những hoạt động tích cực của Mác và Ăngghen nên có uy tín lớn tiếp tục lãnh đạo phong trào. Cùng với ảnh hưởng tích cực của học thuyết Mác đã giành thắng lợi trong phong trào công nhân àý thức đấu tranh của giai cấp công nhân được nâng cao hơn. - Do sự áp bức bóc lột, trấn áp của giai cấp tư sản trong thời kì Đế quốc à mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản trở nên gay gắt. 2) QUỐC TẾ THỨ HAI Câu hỏi 10: Bạn hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ hai Trả lời: + Chủ nghĩa tư bản phát triển ở giai đoạn cao. Giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột nhân dân lao động. + Sự thay thế xu hướng độc quyền và chính sách chạy đua vũ trang, chuẩn bị phân chia lại thế giới → đời sống nhân dân cực khổ. + Cùng với đó nhiều Đảng và tổ chức công nhân ra đờiàngày 14 - 7 - 1889 Quốc tế thứ hai được thành lập ở Pari Câu hỏi 11 Bạn hãy nêu nội dung của Đại hội Quốc tế thứ hai Trả lời: Thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, nêu lên sự cần thiết thành lập chính đảng của giai cấp vô sản Đề cao vai trò đấu tranh chính trị Tăng cường phong trào quần chúng Đòi tăng lương, ngày làm 8h Lấy ngày 1/5 làm ngày Quốc tế lao động để đoàn kết & biểu dương lực lượng giai cấp vô sản thế giới Câu hỏi 12: Nêu vai trò và họat động của Quốc tế thứ hai Trả lời: _Phát triển phong trào công nhân thế giới _Đoàn kết phong trào công nhân ở Châu Âu & Mĩ _Thúc đẩy việc thành lập các chính đảng vô sản ở nhiều nước. _Hạn chế ảnh hưởng của các trào lưu cơ hội chủ nghĩa xu hướng vô chính phủ Những năm đầu TK XX diễn ra mâu thuẫn gay gắt giữa khuynh hướng cách mạng & khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa. Câu hỏi 13: Hãy cho biết đóng góp của quốc tế thứ hai? Trả lời: Hạn chế, ảnh hưởng của các trào lưu cơ hội chủ nghĩa xu hướng vô chính phủ. Đoàn kết công nhân các nước thúc đẩy việc thành lập các chính đảng vô sản ở nhiều nước. Câu hỏi 14: Nguyên nhân nào dẫn đến sự tan rã của Quốc tế thứ hai? Trả lời: Do thiếu nhất trí về đường lối Chia rẽ về tổ chức àCác đảng trong Quốc tế 2 xa dần đường lối đấu tranh Cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản, đẩy nhân dân lao động vào cuộc chiến tranh vì lợi ích của bọn đế quốc. =>Quốc tế thứ 2 tan rã khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. CÂU HỎI CỦNG CỐ Câu hỏi 15: Quốc tế thứ nhất Quốc tế thứ hai P.H.Ăngghen là linh hồn X C.Mác là linh hồn X Liên hiệp lao động quốc tế X Được thành lập ở Luân Đôn X Được thành lập ở Paris X Tiến hành 5 lần đại hội X Thúc đẩy việc thành lập các chính đảng ở nhiều nước Lấy ngày 1-5 là ngày quốc tế lao động X X Đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại X Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân X Câu hỏi 16: Các tổ chức công nhân bị giải tán, các tòa báo công nhân bị đóng cửa, hàng lọat Đảng viên Đảng công nhân xã hội dân chủ Đức bị bắt bí và tra tấn. Đó là hệ quả của: Đạo luật đặc biệt Đạo luật nghiêm cấm hoạt động cách mạng Đạo luật trừng trị Những đạo luật phản động của giai cấp tư sản Hãy so sánh: + Hòan cảnh ra đời + Ngày thành lập + Họat động + Ảnh hưởng + Vai trò + Thời gian tan rã của quốc tế thứ nhất và quốc tế thứ hai Trả lời: Quốc tế thứ nhất Quốc tế thứ hai Hoàn cảnh ra đời + Giai cấp tư sản tăng cường áp bức bóc lột + Phong trào đấu tranh của công nhân phân tán, chịu ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng phi vô sản. + Chủ nghĩa tư bản phát triển ở giai đoạn cao, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột nhân dân lao động. + Chính sách chạy đua vũ trang chuẩn bị phân chia lại thế giới dẫn đến đời sống nhân dân cực khổ. Ngày thành lập Ngày 28 - 9 - 1864, thành lập tại Luân Đôn Ngày 14 - 7 – 1889, thành lập ở Paris Hoạt động Truyền bá học thuyết Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ Thông qua các Đại hội và nghị quyết; sự cần thiết thành lập chính đảng của giai cấp vô sản, đề cao đấu tranh chính trị. Ảnh hưởng Công nhân các nước tham gia ngày càng nhiều vào các cuộc đấu tranh chính trị, các tổ chức công đoàn ra đời. Diễn ra cuộc đấu tranh giữa khuynh hướng Cách mạng và khuynh hướng cơ hội Vai trò + Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân quốc tế. + Đoàn kết, thống nhất các lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác. Hạn chế, ảnh hưởng các trào lưu cơ hội Chủ nghĩa cô chính phủ. Thời gian tan rã Năm 1876, quốc tế thứ nhất tuyên bố giải tán Do thiếu nhất trí về đường lối chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế 2 xa dần đường lối đấu tranh Cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản à tan rã khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Lời bài hát “NGỌT NGÀO” (Đông Nhi)
File đính kèm:
- Bài 39(Thuyết trình miệng).doc