Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 10: Liên Xô Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội (1921-1941)
I- Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Thấy rõ tác dụng của chính sách kinh tế mới.
- Nắm được những nội dung và thành tựu chủ yếu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong vòng 2 thập niên (1921-1941)
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tập hợp, phân tích tư liệu sự kiện lịch sử, so sánh các sự kiện lịch sử để hiểu rõ hơn đặc trưng lịch sử của từng sự kiện.
3. Tư tưởng-tình cảm:
- Giúp các em nhận thức được sức mạnh, tính ưu việt và những thành tựu vĩ đại của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
- Tránh tư tưởng phủ định lịch sử, phủ nhận những đóng góp to lớn của chủ nghĩa xã hội với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.
II- Thiết bị và tài liệu:
- Lược đồ Liên Xô năm 1940.
- Một số tranh ảnh về công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
- Tư liệu, mẩu chuyện lịch sử về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô thời kì (1921-1941).
III- Tiến trình lên lớp:
1Kiểm tra sĩ số: 21/11: A2. 21/11: A3. 22/11: A4.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nội dung chính sách “cộng sản thời chiến” và ý nghĩa lịch sử của nó?
- Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga?
3. Bài mới: Cách mạng tháng Mười thành công, nước Nga đứng trước nhiều khó khăn. Với chính sách kinh tế mới có tác dụng lớn với nước Nga. Năm 1922 LBXHCN thành lập đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử nước Nga và phong trào cách mạng thế giới.
T11 Ngày soạn: 14/11/2007 Ngày giảng: 21/11/2007 Bài 10 – Liên xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941) I- Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Thấy rõ tác dụng của chính sách kinh tế mới. - Nắm được những nội dung và thành tựu chủ yếu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong vòng 2 thập niên (1921-1941) 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng tập hợp, phân tích tư liệu sự kiện lịch sử, so sánh các sự kiện lịch sử để hiểu rõ hơn đặc trưng lịch sử của từng sự kiện. 3. Tư tưởng-tình cảm: - Giúp các em nhận thức được sức mạnh, tính ưu việt và những thành tựu vĩ đại của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. - Tránh tư tưởng phủ định lịch sử, phủ nhận những đóng góp to lớn của chủ nghĩa xã hội với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. II- Thiết bị và tài liệu: - Lược đồ Liên Xô năm 1940. - Một số tranh ảnh về công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. - Tư liệu, mẩu chuyện lịch sử về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô thời kì (1921-1941). III- Tiến trình lên lớp: 1Kiểm tra sĩ số: 21/11: A2............ 21/11: A3........... 22/11: A4.......... 2. Kiểm tra bài cũ: - Nội dung chính sách “cộng sản thời chiến” và ý nghĩa lịch sử của nó? - ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga? 3. Bài mới: Cách mạng tháng Mười thành công, nước Nga đứng trước nhiều khó khăn. Với chính sách kinh tế mới có tác dụng lớn với nước Nga. Năm 1922 LBXHCN thành lập đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử nước Nga và phong trào cách mạng thế giới. Phương pháp Nội dung Hoạt động cá nhân PV: Nét nổi bật về nước Nga sau 1920? I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921-1925) 1. Chính sách kinh tế mới a. Hoàn cảnh lịch sử: GV phân tích - Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng. - Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi. - Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu kìm hãm nền kinh tế, khiến nhân dân bất bình. Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng. - Tháng 3/1921 Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện chính sách mới do Lê-nin đề xướng. Hoạt động cá nhân b. Nội dung(SGK) GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung chính sách trong SGK. - Trong nông nghiệp. - Trong công nghiệp: - Trong thương nghiệp và tiền tệ. PV: So sánh chính sách kinh tế mới với chính sách cộng sản thời chiến? àThực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát Hoạt động cá nhân GV sử dụng bảng số liệu- Hs nhận xét c. Tác dụng - ý nghĩa. Là bài học đối với công cuộc xây dựng của một số nước xã hội chủ nghĩa. GV bổ sung: Từ 1921-1923 sản lượng nhiều ngành kinh tế ở Nga tăng nhanh. 2. Liên Bang Xô viết thành lập - Nguyên nhân? Hoạt động cá nhân PV: Tại sao thành lập Liên bang? PV: Việc thành lập liên bang có ý nghĩa gì? - Tháng 12/1922 Đại hội Xô viết toàn Nga tuyên bố thành lập Liên Bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô). - Gồm 4 nước cộng hòa, đến năm 1940 có thêm 11 nước. - ý nghĩa? II. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925-1941) Hoạt động cá nhân 1. Những kế hoạch 5 năm đầu tiên và thành tựu a. Nguyên nhân. PV: Tại sao phải tiến hành công nghiệp hóa XHCN? PV: Mục đích của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô? PV: Biện pháp thực hiện? - Liên Xô vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu. kinh tế bị bao vây, kỹ thuật, thiết bị lệ thuộc nước ngoàiàĐảng Cộng sản ra nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa b. Mục đích: Đưa Liên Xô trở thành một nước công nghiệp có những thành ngành công nghiệp chủ chốt c. Biện pháp: - Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. - Thực hiện các kế hoạch dài hạn (1928-1932) và (1933-1937). Hoạt động nhóm Nhóm 1: Thành tựu kinh tế. GV giải thích: Tập thể hóa nông nghiệp ở Liên Xô được tiến hành song song với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất(1928-1933) diện tích đất canh tác đưa vào nền nông nghiệp tập thể hóa. Nhóm 2: Thành tựu văn hoá, giáo dục. * Văn hóa - giáo dục: Thanh toán nạn mù chữ, phát triển mạng lưới giáo dục phổ thông, phổ cập tiểu học trong cả nước, phổ cập trung học cơ sở ở thành phố. Nhóm 3: Xã hội. * Xã hội: Cơ cấu giai cấp thay đổi xã hội chỉ còn 2 giai cấp lao động là công nhân, nông dân và trí thức xã hội chủ nghĩa. GV giải thích * Từ năm 1937 Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần ba, sang tháng 6/1941 Đức tấn công Liên Xô, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội bị gián đoạn. PV: Nét nổi bật về chính sách ngoại giao của Liên Xô? 2. Quan hệ ngoại giao của Liên Xô - Liên Xô đã từng bước xác lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng châu á, châu Âu. - Từng bước phá vỡ chính sách bao vây cấm vận, cô lập kinh tế ngoại giao của các nước đế quốc. + Năm 1925: Liên Xô đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 20 nước. + Năm 1933 đặt quan hệ ngoại giao với Mĩ. 4. Sơ kết bài học * Củng cố: + Tác động của chính sách kinh tế mới với nước Nga? + Thành tựu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 1921-1941? + ý nghĩa * Chuẩn bị bài sau: Câu hỏi tr 61, 62. 5. Rút kinh nghiệm bài dậy. Bài tập 1. Đảng Bôn-sê-vích đã có biện pháp gì để giải quyết khó khăn? A. Kêu gọi nhân dân tích cực sản xuất, phát triển lực lượng quân sự. B. Đàm phán với bọn phản động. C. Thực hiện chính sách kinh tế mới do Lê-nin khởi xướng. D. Nhờ sự giúp đỡ của các nước đế quốc 2. Với việc thực hiện chính sách kinh tế mới kinh tế quốc dân nước Nga Xô viết có sự thay đổi gì không? A. Kinh tế quốc dân không có sự thay đổi B. Kinh tế quốc dân khủng hoảng hơn trước. C.Kinh tế quốc dân có sự chuyển biến rõ rệt. 3. Việc thực hiên chính sách kinh tế mới, vai trò của kinh tế nhà nước như thế nào? A. Thả nổi nền kinh tế cho tư nhân. B. Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt trong nền kinh tế nhiều thành phần. C. Tư bản trong nước lũng đoạn chi phối nền kinh tế. D. Kinh tế nước Nga Xô viết phụ thuộc vào kinh tế tư bản nước ngoài 4. Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng. Sự kiện Thời gian 1. Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện chính sách kinh tế mới. a. Năm 1928 – 1932 2. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) thành lập. b. Tháng 3/1921 3. Lê-nin qua đời. c. Tháng 12/1922 4. Liên Xô thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. d. Ngày 21/1/1924
File đính kèm:
- T11-LS11.doc