Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 30, Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918-1939) (Tiết 2) - Đỗ Thị Hoa
I.MỤC TIÊU
1 Kiến thức :
- Những nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong những năm 1919- 1939 )
- Phong trào độc lập dân tộc ở 1 số nước Đông Nam Á
2. Thái độ:
- Bồi dưỡng nhận thức về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc nhằm giành lại độc lập
- Thấy được những nét tương đồng và sự gắn bó trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc của khu vực Đông Nam Á.
Tích hợp luạt biển Việt Nam
3.Kỹ năng
Biết cách khai thác bản đồ, tranh ảnh, tư liệu lịch sử
Tuần 15 NgàySoạn : 24/11/2014 Tiết 30 Ngày dạy: 29/11/2014 Bài 20 : PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918-1939 ) (Tiết 2) I.MỤC TIÊU 1 Kiến thức : - Những nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong những năm 1919- 1939 ) - Phong trào độc lập dân tộc ở 1 số nước Đông Nam Á 2. Thái độ: - Bồi dưỡng nhận thức về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc nhằm giành lại độc lập - Thấy được những nét tương đồng và sự gắn bó trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc của khu vực Đông Nam Á. Tích hợp luạt biển Việt Nam 3.Kỹ năng Biết cách khai thác bản đồ, tranh ảnh, tư liệu lịch sử II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Bản đồ Đông Nam Á. 2. Học sinh:- Sách giáo khoa.- Vở bài soạn, vở bài học. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Cách mạng Trung Quốc1919 –1939 diễn ra như thế nào? 2. Giới thiệu bài mới: (2 phút) Phong trào cách mạng châu Á sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, điển hình nhất là cách mạng Trung Quốc, thời kì cách mạng dân chủ mới bắt đầu. Phong trào cách mạng Đông Nam Á có những nét gì mới, đặc biệt hơn. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc các nước Đông Nam Á. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình chung về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. ( 15 phút) GV: Xác định trên lược đồ các nước Đông Nam Á tên các nước thuộc địa (3 nước Đông Dương thuộc Pháp, Anh : Mã Lai, Bru-nây, Xin-ga-po, Miến Điện ) HS: Quan sát ? Phong trào đấu tranh ở giai đoạn này có đặc điểm gì ? HS: Dựa vào sgk trả lời. ? Ý nghĩa của sự thành lập các Đảng đối với phong trào đấu tranh ? ?( hs yếu) ? Nét mới của phong trào đấu tranh ở các nước Đông Nam Á là gì ? Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á. (18 phút) ? Trình bày những nét chính về phong trào chống Pháp ở 3 nước Đông Dương ? GV: tích hợp luạt biển Việt Nam ? Em có nhận xét gì về phong trào cách mạng ở Đông Dương ? ? Phong trào giải phóng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a diễn ra như thế nào ? HS: Dựa vào sgk trả lời. GV: giới thiệu về Xu-các-nô, hoạt động của ông. II. PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á 1. Tình hình chung + Đầu thế kỷ XX các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân (trừ Xiêm). + Tầng lớp trí thức mới đấu tranh theo con đường tư bản chủ nghĩa. + Từ những năm 20 giai cấp vô sản tham gia lãnh đạo cách mạng. + Một số Đảng cộng sản được thành lập : - 5/1920 thành lập Đảng cộng sản In-đô-nê-xi-a - 2/1930 thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. - 4/1930 thành lập Đảng cộng sản Mã Lai, Xiêm. - 11/1930 thành lập Đảng cộng sản Phi-líp-pin. + Giai cấp công nhân và nhân dân lao động 1 số nước vùng dây đấu tranh. + Phong trào dân chủ tư sản có những bước phát triển rõ rệt. 2. Phong trào độc lập dân tộc ở 1 số nước Đông Nam Á * Lào : Nhiều bộ tộc đã tham gia chống Pháp. Tiêu biểu là khởi nghĩa do Ong Kẹo và Com ma đam lãnh đạo. * Cam-pu-chia : Phong trào yêu nước nổ ra liên tiếp từ 1918, 1920, 1926. * Việt Nam : Phong trào chống Pháp diễn ra sôi nổi. * In-đô-nê-xi-a : - 1926 – 1927 : Khởi nghĩa nổ ra ở các đảo Gia va, Xu ma tơ ra do Đảng cộng sản lãnh đạo ® Khởi nghĩa bị đàn áp. - Quần chúng theo phong trào dân tộc tư sản do Ac mét Xu các nô lãnh đạo. * 1940 Nhật vào Đông Nam Á ® Phong trào chuyển sang chống chủ nghĩa Phát xít Nhật 4. Củng cố: (3 phút) Câu hỏi và bài tập ? Nhận xét về phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất ? 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (2 phút) Hướng dẫn HS lập bảng thống kê về cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc ở châu Á. IV. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- LICH SU 9 TIET 30 TUAN 15.doc