Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 3, Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa - Dương Thị Oanh
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS biết được các vấn đề chủ yếu của tình hình chung ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh: quá trình đấu tranh giành độc lập và sự phát triển, hợp tác sau khi giạh độc lập.
2. Tư tưởng: Giáo dục HS:
- Thấy rõ cuộc đấu tranh anh dũng và gian khổ của nhân dân các nước Á – Phi – Mĩ La tinh vì sự nghiệp giải phóng và độc lập dân tộc.
- Tăng cường tình hữu nghị giữa các nước để chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc thực dân.
- Nâng cao lòng tự hào dân tộc trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.
3. Kỹ năng: HS biết khái quát, phân tích, tư duy logic và kỹ năng sử dụng bản đồ lịch sử.
II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Bản đồ thế giới; Tranh ảnh về các nước Á, Phi, Mĩ La-Tinh; Phiếu học tập.
2. HS: Tư liệu và tranh ảnh về các nước Á – Phi - Mỹ La tinh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô Viết diễn ra như thế nào?
- Nêu quá trình khủng hoảng và sụp đổ của các nước XHCN Đông Âu?
2. Giới thiệu bài:
Sau chiến tranh thế giới II, tình hình chính trị ở châu Âu có nhiều biến đổi với sự ra đời của hàng loạt các nước XHCN ở Đông Âu. Còn ở châu Á – Phi - Mỹ la tinh có gì biến đổi không? Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra như thế nào và hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã tan rã ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học (vào bài).
i phóng dân tộc của nhân dân ta. 3. Kỹ năng: HS biết khái quát, phân tích, tư duy logic và kỹ năng sử dụng bản đồ lịch sử. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Bản đồ thế giới; Tranh ảnh về các nước Á, Phi, Mĩ La-Tinh; Phiếu học tập. 2. HS: Tư liệu và tranh ảnh về các nước Á – Phi - Mỹ La tinh. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô Viết diễn ra như thế nào? - Nêu quá trình khủng hoảng và sụp đổ của các nước XHCN Đông Âu? 2. Giới thiệu bài: Sau chiến tranh thế giới II, tình hình chính trị ở châu Âu có nhiều biến đổi với sự ra đời của hàng loạt các nước XHCN ở Đông Âu. Còn ở châu Á – Phi - Mỹ la tinh có gì biến đổi không? Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra như thế nào và hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã tan rã ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học (vào bài). 3. Bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 60 của TK XX. GV hướng dẫn HS quan sát bản đồ TG, xác định vị trí của Châu Á, Phi, Mĩ La-tinh. *GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục I /13 đàm thoại: H: Sau khi phát xít Nhật đầu hàng, các nước Đông Nam Á làm gì? Kể tên những nước tiêu biểu? HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức. H: Kể tên các nước ở Nam Á và Bắc Phi giành độc lập? HS trả lời, GV chuẩn kiến thức và nhấn mạnh: Vì vậy, năm 1960 được gọi là “năm châu Phi”. H: Còn ở các nước Mĩ La tinh thì sao? HS trả lời. => GV treo bản đồ châu Á – Phi - Mỹ la tinh cho HS quan sát và yêu cầu HS xác định vị trí các nước đã giành độc lập. H: Hệ thống thuộc địa bị tan rã vào thời gian nào? => HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và chốt chuyển ý. Hoạt động 2: Tìm hiểu giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của TK XX. *GV yêu cầu HS dựa vào mục II/14 trao đổi bàn (2’): H: Điểm nổi bật của giai đoạn này là gì? HS trả lời. H: Kể tên và thời gian các nước giành độc lập? => HS kể, GV treo bản đồ châu Phi cho HS quan sát và yêu cầu HS xác định vị trí 3 nước đó trên bản đồ và chuyển ý. Hoạt động 3: Tìm hiểu giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của TK XX. *GV gọi HS đọc thông tin mục III/14 và cùng tìm hiểu: H: Thời kì này, chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới hình thức nào? HS: Là chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai. H: Thế nào là chế độ phân biệt chủng tộc? HS giải thích (SGK/189). GV mở rộng. *GV treo bản đồ châu Phi cho HS quan sát và xác định 3 nước Nam Phi còn tồn tại chế độ A-pác-thai. GV tổ chức HS thảo luận nhóm 2’ : Chế độ phân biệt chủng tộc tồn tại sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình hình thế giới? GV gợi ý: Thiếu đoàn kết, chậm phát triển, tâm lý mặc cảm hoặc tự tôn H: Kết quả các cuộc đấu tranh của người da đen? HS trả lời. GV nhận xét, giảng giải. GV mở rộng: Man-đê-la được bầu là Tổng thống người da đen đầu tiên ở Cộng hòa Nam Phi (1994). H: Người da đen giành được độc lập có ý nghĩa gì? HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức. H: Nhiệm vụ của các nước Á – Phi - Mỹ la tinh lúc này là gì? HS trả lời. GV chuẩn xác và chốt lại. I. Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 60 của TK XX. * Đông Nam Á: Năm 1945, ba nước tuyên bố độc lập (In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào). * Nam Á và Bắc Phi: - Ấn Độ, Ai Cập, An-giê-ri giành độc lập. - 1960, 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập. * Mĩ La tinh: 01/1959, cách mạng Cu Ba thắng lợi. => Đến giữa những năm 60 của TK XX, hệ thống thuộc địa cơ bản bị sụp đổ. II. Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của TK XX: - 3 nước đấu tranh vũ trang giành độc lập (Ghi-nê Bít-xao, Mô-dăm-bích, Ăng-gô-la). III. Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của TK XX: - Đấu tranh xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai). - Nhân dân Châu Phi giành được chính quyền: Rô-dê-ri-a (1980), Tây Nam Phi (1990), Cộng hòa Nam Phi (1993). =>Xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và hệ thống thuộc địa hoàn toàn tan rã. 4. Củng cố: HS thực hiện phiếu học tập: 1. Sau 1945, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra đầu tiên ở: a/ Đông Nam Á. b/ Nam Á. c/ Tây Nam Á. d/ Bắc Phi. 2. Sự kiện chứng tỏ sự sụp đổ của chủ nghĩa A-pác-thai là: a/ Nước Cộng hoà Nam phi ra đời. c/ Rô-đê-di-a độc lập. b/ Ăng-gô-la độc lập. d/ Mô-dăm-bích. độc lập. 3. Quốc gia điển hình trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ la tinh là: a/ Ni-ca-ra-goa. b/ Cuba. c/ Ác-hen-ti-na. d/ Bra- xin. 4. Ghi-nê Bit-xao giành độc lập từ tay: a/ Anh. b/ Pháp c/ Bồ Đào Nha. d/ Tây Ban Nha. 5. Năm 1945, ngoài Việt Nam,In-đô-nê-xi-a giành được độc lập , ở Đông Nam Á còn có: a/ Campuchia. b/ Singapore. c/ Mianma. d/ Lào 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài theo nội dung bài học. Chuẩn bị giờ sau học bài 4. - Tìm hiểu về sự ra đời và phát triển của nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa. * Bài tập : Nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau 1945 đến nay. (Nêu các sự kiện tiêu biểu ở mỗi châu lục) - GV gợi ý để các nhóm tự nghiên cứu bài ở nhà. Giai đoạn Châu Á Châu Phi Mĩ La-Tinh Hệ thống thuộc địa 1945 đến giữa những năm 60 thế kỉ XX - Indonesia (17/8/45) - Việt Nam (2/9/1945). - Lào (12/10/1945). - Ấn Độ (1946-1950). àphong trào phát triển mạnh. - Ai Cập (1952) - An-giê-ri (1954 – 1962) - 1960: “Năm châu Phi”. Cách mạng Cu Ba giành thắng lợi (1/1/1959). Gữa những năm 60 cơ bản bị sụp đổ. Giữa 60 đến giữa 70 của thế kỉ XX Ghi-nê-bít-xao (9/1974) Mô-dăm-bích (6/1975) Ang-gô-la (11/1975) Hệ thống thuộc địa của Bồ Đào Nha tan rã ở Châu Phi. Giữa những năm 70 – giữa những năm 90 của thế kỉ XX Nhân dân các nước châu Phi giành chính quyền: Rô-đê-đi-a (1980), Tây Nam Phi (1990), Cộng hòa Nam Phi (1993). Hình thức chủ nghĩa A-pac-thai tan rã, sụp đổ hoàn toàn. è Kết luận về phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. *Rút kinh nghiệm: Tuần 4 NS: 15/09/2012 Tiết 4 NG: 17/09/2012 Bài 4: CÁC NƯỚC CHÂU Á I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: HS cần nắm: - Tình hình chung của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. - Trình bày được những nét nổi bật của tình hình Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển. 2. Tư tưởng: Giáo dục HS có tinh thần đoàn kết quốc tế, đặc biệt là đoàn kết với các nước trong khu vực để cùng hợp tác phát triển. 3. Kỹ năng: Rèn cho HS biết phân tích, so sánh sự kiện và sử dụng bản đồ lịch sử. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Bản đồ và tranh ảnh về các nước châu Á và Trung Quốc. 2. HS: Tư liệu về cuộc đời và hoạt động của Mao Trạch Đông. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và các sự kiện tiêu biểu từng giai đoạn? 2. Giới thiệu bài: Với diện tích rộng lớn và đông dân nhất thế giới, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, tình hình các nước châu Á có điểm gì nổi bật? Sự ra đời và công cuộc cải cách – mở cửa (từ năm 1978 đến nay) của Trung Quốc diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học. 3. Bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về châu Á GV hướng dẫn HS quan sát bản đồ Châu Á, xác định vị trí của các nước Châu Á. *GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục I/15 đàm thoại: H: Tình hình châu Á trước chiến tranh? HS: Đều chịu sự bóc lột và nô dịch của đế quốc thực dân. H: Tình hình các nước châu Á sau chiến tranh TG II? HS: Cao trào giải phóng dân tộc lên cao, một số nước giành độc lập, nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, các nước đế quốc ngăn cản phong trào CM, tranh chấp biên giới và li khai =>GV dùng bản đồ châu Á giới thiệu về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới II. *HS trao đổi bàn (2’): Sau khi giành độc lập, các nước châu Á phát triển kinh tế như thế nào? Kết quả? =>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và chốt chuyển ý: Nhiều người dự đoán “TK XXI là thế kỉ của châu Á” và trong các nước châu Á nổi lên là Trung Quốc. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự ra đời của nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa: *GV treo bản đồ Trung Quốc và giới thiệu khái quát về Trung Quốc. H: Kháng chiến chống Nhật kết thúc đưa đến kết quả gì? HS trả lời. GV chuẩn xác. H: Trình bày sự ra đời của nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa? HS trả lời. GV chuẩn xác. =>GV giới thiệu chân dung chủ tịch Mao Trạch Đông và nhấn mạnh: Mao Trạch Đông là lãnh tụ của Đảng cộng sản Trung Quốc. H: Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời có ý nghĩa như thế nào với Trung Quốc và thế giới? =>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và chuyển ý: Sau khi ra đời, Trung Hoa bắt tay xây dựng chế độ mới. Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình đổi mới ở Trung Quốc: *GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 4/19 tìm hiểu: H: Trung Quốc đề ra đường lối cải cách thời gian nào? HS trả lời. H: Nêu nội dung của đường lối đổi mới ở Trung Quốc? HS: Đưa đất nước thành quốc gia văn minh – giàu đẹp. GV liên hệ Việt Nam. H: Thành tựu Trung Quốc đạt được trong quá trình đổi mới? HS: rút ra và trả lời theo đoạn in nghiêng SGK /19. GV chuẩn kiến thức và giới thiệu ảnh “thành phố Thượng Hải” cũng như “Đặc khu kinh tế” để thấy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc và bộ mặt đất nước thay đổi -> thu nhiều kết quả trên lĩnh vực đối ngoại. *Cho HS liên hệ: Lấy ví dụ Trung Quốc bình thường hoá quan hệ với một số nước? (Thông tin SGK /20). GV chốt lại: Việc bình thường hoá quan hệ với các nước đã tạo bước vững chắc để Trung Quốc bước sang thế kỉ XXI. I. Tình hình chung: 1. Chính trị: - Sau chiến tranh TG II, hầu hết các nước châu Á giành độc lập. - Nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định: ØCác đế quốc xâm lược các nước Đông Nam Á, Tây Á. ØXung đột, li khai, khủng bố, 2. Kinh tế: - Các nước phát triển nhanh về kinh tế: Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc... II. Trung Quốc: 1. Sự ra đời của nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa: * 01.10.1949, nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời. * Ý nghĩa: (SGK/ 16). 2. Công cuộc cải cách - mở cửa (từ 1978 đến nay): * 12.1978, TW ĐCS Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới. a. Nội dung: - Xây dựng CNXH mang màu sắc TQ. - Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. - Thực hiện cải cách - mở cửa. - Hiện đại
File đính kèm:
- Su 9 tiet 3.doc