Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 1, Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX - Dương Thị Oanh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức : Giúp HS

- Biết được tình hình Liên Xô và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

- Trình bày được những thành tựu chủ yếu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX.

- Biết được tình hình các nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.

2. Tư tưởng:

- Tự hào về những thành tựu XD CNXH ở Liên Xô, thấy được tính ưu việt của CNXH và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng cộng sản và nhà nước Xô viết.

- Biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng của nhân dân.

3. Kĩ năng:

Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử.

II. CHUẨN BỊ :

1. GV: Bản đồ Liên Xô (hoặc bản đồ Châu Âu).

 Một số tranh ảnh tiêu biểu về Liên Xô và những thành tựu khoa học điển hình của Liên Xô trong thời kỳ này (ảnh vệ tinh nhân tạo của Liên Xô).

2. HS: Đọc bài, tư liệu liên quan.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 3131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 1, Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX - Dương Thị Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 NS: 26/08/2012
Tiết 1 NG: 28/08/2012
PHẦN MỘT:
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
CHƯƠNG I: 
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Bµi 1: Liªn x« vµ c¸c n­íc ®«ng ©u tõ n¨m 1945 ®Õn gi÷a
 nh÷ng n¨m 70 cña thÕ kû XX
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức : Giúp HS
- Biết được tình hình Liên Xô và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
- Trình bày được những thành tựu chủ yếu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX.
- Biết được tình hình các nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Tư tưởng: 
- Tự hào về những thành tựu XD CNXH ở Liên Xô, thấy được tính ưu việt của CNXH và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng cộng sản và nhà nước Xô viết.
- Biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng của nhân dân.
3. Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử.
CHUẨN BỊ :
1. GV: Bản đồ Liên Xô (hoặc bản đồ Châu Âu).
 Một số tranh ảnh tiêu biểu về Liên Xô và những thành tựu khoa học điển hình của Liên Xô trong thời kỳ này (ảnh vệ tinh nhân tạo của Liên Xô).
2. HS: Đọc bài, tư liệu liên quan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra đồ dùng của HS.
2. Giới thiệu bài: GV khái quát chương trình lịch sử gồm hai phần:
+ Lịch sử thế giới hiện đại (Từ 1945 - 2000)
+ Lịch sử hiện đại Việt Nam (Từ 1919 - 2000)
- Ở lớp 8 chúng ta đã học lịch sử thế giới hiện đại thời kỳ thứ nhất (Từ1917- 1945).
- Lớp 9 học tiếp thời kỳ thứ 2 (Từ 1945 - 2000).
 Bài học đầu tiên của lịch sử 9 là Liên Xô và các nước Đông Âu: Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bị thiệt hại nặng nề. Để khắc phục hậu quả, Liên Xô tiến hành khắc phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. 
3. Bài mới: 
Hoaït ñoäng của GV- HS
Noäi dung caàn ñaït
HĐ1: Tìm hiểu công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 – 1950):
GV sử dụng bản đồ Liên Xô (hoặc bản đồ Châu Âu). Yêu cầu HS quan sát, xác định vị trí của Liên Xô trên bản đồ.
H: Em có nhận xét gì về đất nước LX sau CTTG II ?
HS trả lời.
GV dùng bảng phụ ghi các số liệu về sự thiệt hại của Liên Xô trong SGK lên bảng.
H: Trong chiến tranh thế giới thứ 2, Liên Xô bị thiệt hại như thế nào?
HS dựa vào phần in nghiêng SGK trả lời.
GV so sánh những thiệt hại của LX so với các nước đồng minh để thấy rõ hơn sự thiệt hại của LX là to lớn, tổn thất của các nước đồng minh là không đáng kể.
H: Trong hoàn cảnh đó Liên Xô phải làm gì?
HS trả lời.
GV phân tích sự quyết tâm của Đ-NN LX trong việc đề ra và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1946-1950).
H: Cho biết những thành tựu về kinh tế và khoa học kỹ thuật của LX (1945- 1950)?
GV lấy dẫn chứng (SGK/ 4) chứng minh.
H: LX chế tạo thành công bom nguyên tử nói lên điều gì?
HS: phá vỡ thế độc quyền của Mĩ.
H: Em có nhận xét gì về tốc độ phát triển kinh tế của LX ? Nguyên nhân sự phát triển đó ?
HS: - Tốc độ phát triển nhanh chóng. 
 - Thống nhất tư tưởng về CT, KT, XH, tinh thần tự lập tự cường chịu đựng gian khổ, cần cù lao động quên mình..
GV nhận xét, chốt chuyển ý.
HĐ2: Tìm hieåu coâng cuoäc xaây döïng cô sôû vaät chaát – kó thuaät
H: Liên Xô xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật trong hoàn cảnh nào? 
HS: - Các nước Tư bản phương Tây luôn có âm mưu và hành động phá hoại, bao vây LX cả về kinh tế, chính trị, quân sự.
- Liên Xô phải chi phí lớn cho quốc phòng, an ninh để bảo vệ thành quả của công cuộc XD CNXH.
H: Hoàn cảnh đó có ảnh hưởng gì đến công cuộc XD CNXH ở LXô?
HS: ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật, làm giảm tốc độ của công cuộc XD CNXH ở LXô.
- Sau khi hoàn thành việc khôi phục kinh tế, LXô tiếp tục xd cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH với việc thực hiện kế hoạch dài hạn: Kế hoạch 5 năm và 7 năm.
H: Cho biết phương hướng chính của các kế hoạch này?
HS trả lời. 
H: Trong kinh tế, Liên Xô đạt được thành tựu gì ?
HS dựa vào phần in nghiêng trả lời. GV mở rộng.
H: Về khoa học - kĩ thuật, LXô đạt được những thành tựu to lớn như thế nào?
HS trả lời.
* GV – Giới thiệu H1 (sgk - 5).
H: Chính sách đối ngoại của LX trong thời kỳ này là gì ?
HS trả lời.
H: Hãy cho biết ý nghĩa của những thành tựu của Liên Xô đạt được? 
HS: Uy tín chính trị và địa vị, quốc tế của LX được đề cao.
GV lấy dẫn chứng minh hoạ.
GV liên hệ: Nhân dân Liên Xô và nhân dân Việt Nam có tinh thần đoàn kết, bền vững và lâu dài.
HĐ3: Tìm hiểu Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
H: Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh nào ?
 HS trả lời.
H: Quá trình thành lập nhà nước Cộng hòa dân chủ Đức có gì khác biệt?
- HS đọc dòng in nghiêng SGK.
- GV dùng lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. 
H: Hãy xác định trên lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông âu ?
GV đọc tư liệu tham khảo SGV.
H: Để hoàn thành cuộc CM dân chủ nhân dân, các nước Đông âu đã thực hiện những nhiệm vụ gì ?
HS trả lời.
GV minh họa để HS hiểu rõ thêm những công việc trong cuộc cách mạng. Liên hệ với cách mạng Việt Nam.
HĐ 4: Tìm hiểu về sự hình thành hệ thống XHCN.
H: Hệ thống các nước XHCN ra đời trong hoàn cảnh nào?
HS trả lời 4 dòng đầu mục III- SGK.
H: Hệ thống các nước XHCN được hình thành trên cơ sở nào?
HS dựa vào phần in nghiêng trả lời.
H: Sự hợp tác tương trợ giữa Liên xô và Đông âu được thể hiện như thế nào?
- Được thể hiện trong hai tổ chức:
+ Hội đồng tương trợ Kinh tế giữa các nước XHCN ( SEV)
+ Tổ chức hiệp ước Vác – sa – va.
H: Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời vào thời gian nào ? với sự tham dự của bao nhiêu nước?
HS trả lời.
H: Nêu mục đích ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế ?
HS trả lời.
H: Thành tích của Hội đồng tương trợ kinh tế trong những năm 1951 – 1973 ?
- H/s đọc dòng chữ nhỏ SGK – Tr8
H: Tổ chức hiệp ước Vác – sa – va được thành lập vào thời gian nào?
HS trả lời.
H: Ý nghĩa sự ra đời của tổ chức này ?
- GV đọc tài liệu SGV – Tr13
I. LIEÂN XOÂ
1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh ( 1945 – 1950 ) :
 - Sau chiến tranh: Liên Xô bị tổn thất nặng nề .
- Ñeà ra keá hoaïch khoâi phuïc kinh teá 5 naêm.
- Thành tựu:
+ Công nghiệp, nông nghiệp tăng.
+ Cheá taïo thaønh coâng bom nguyeân tử (1949).
 2. Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNHX (từ năm 1950 – đầu những năm 70 của thế kỷ XX) :
- Biện pháp : thực hiện kế hoạch dài hạn.
- Phương hướng: 
+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
+ Thâm canh trong nông nghiệp.
+ Đẩy mạnh tiến bộ KHKT.
+ Phát triển quốc phòng .
µ Thành tựu:
	- Kinh tế:
	Ø Sản xuất công nghiệp tăng 9,6%/năm.
	Ø Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới (sau Mĩ).
	- Khoa học kĩ thuật:
	Ø 1957: phóng vệ tinh nhân tạo.
	Ø 1961: phóng tàu vũ trụ.
µ Đối ngoại: chủ trương:
	Ø Hòa bình, quan hệ hữu nghị với các nước.
	Ø Ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
III. ĐÔNG ÂU
1/ Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu:
a. Hoaøn caûnh:
- Hồng quân Liên Xô phối hợp với nhân dân Đông Âu giành chính quyền.
à các nước dân chủ nhân dân được thành lập: Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungari
 b. Hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân dân:
- Xây dựng chính quyền nhân dân
- Cải tạo ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn.
- Thực hiện các quyền tự do dân chủ.
III. SỰ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA:
- Cơ sở hình thành:
+ Đông Âu và Liên Xô hợp tác toàn diện.
+ Cùng chung mục tiêu.
- 1/1949: thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
- 5/ 1955: thành lập Tổ chức Hiệp ước Va-sa-va.
4. Củng cố: GV khái quát nội dung bài học cần nắm.
5. Hướng dẫn học về nhà:
- Hoàn chỉnh bài học.
- Tìm hiểu quá trình khủng hoảng ở Liên Xô và Đông Âu.
*Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docSu 9 tiet 1.doc