Giáo án Lịch sử 9 - Năm học: 2009 - 2010

I. Mục tiêu bài học :

1. Kiến thức

Nắm được tình hình, nhiệm vụ của hai miền nước ta bước sang thời kì mới. miền Bắc trở lại hoà bình, tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế và tranh thủ thời gian hoà bình chi viện cho miền Nam.

2. Tư tưởng :

Thông qua bài giảng học sinh thấy được tình cảm ruột thịt, gắn bó tinh thần đoàn kết dân tộc, Bắc-Nam một nhà.

3. Kỉ năng :

Rèn luyện kỉ năng phân tích một sự kiện lịch sử, đọc được ngôn ngữ bản đồ, sử dung bản đồ lịch sử.

II. ChuÈn bÞ cña gv vµ hs :

 GV: So¹n gi¸o ¸n. Sử dụng bản đồ, và tài liệu tham khảo

 HS: ChuÈn bÞ bµi míi

 

doc6 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Năm học: 2009 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Tiết : 45
Ngày soạn: 25/3/2010 
Ngày dạy: 
Bµi 30: 
HOÀN THÀNH GI¶I PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1973-1975)
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức 
Nắm được tình hình, nhiệm vụ của hai miền nước ta bước sang thời kì mới. miền Bắc trở lại hoà bình, tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế và tranh thủ thời gian hoà bình chi viện cho miền Nam.
2. Tư tưởng :
Thông qua bài giảng học sinh thấy được tình cảm ruột thịt, gắn bó tinh thần đoàn kết dân tộc, Bắc-Nam một nhà. 
3. Kỉ năng :
Rèn luyện kỉ năng phân tích một sự kiện lịch sử, đọc được ngôn ngữ bản đồ, sử dung bản đồ lịch sử. 
II. ChuÈn bÞ cña gv vµ hs :
 GV: So¹n gi¸o ¸n. Sử dụng bản đồ, và tài liệu tham khảo 
 HS: ChuÈn bÞ bµi míi 
III. Tiến trình dạy học :
 1, æn ®Þnh líp
 2, Kiểm tra bài cũ : 5 phót.
 ? Hiệp định Pari ngày 27/1/1973 được kí kết trong điều kiện hoàn cảnh như thế nào 
Giới thiệu bài mới: (1 phót). Sau hiệp định Pari, Mĩ buộc phải rút khỏi nước ta, miền Bắc hoà bình trở lại, miền Nam lực lượng so sánh có lợi cho ta. Hơn lúc nào hết đây là thời gian thuận lợi nhất để miền Bắc thể hiện là hậu phương lớn ra sức chi viện cho miền Nam, còn miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chống địch chuẩn bị giải phóng hoàn toàn miền Nam
3. Bài mới :
Hoạt động cña thÇy
Ho¹t ®éng cña trß
Hỏi : Tình hình nước ta sau hiệp định Pari như thế nào ?Nhiệm vụ của miền Bắc lúc này là gì ?
TL: Hs trả lời gv nhận xét kết luận
Hỏi : Những sự kiện nào nói lên miền Bắc đã nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh phát triển kinh tế và ra sức chi viện cho miền Nam ?
TL: Hs trả lời gv nhận xét kết luận
Hỏi : Âm mưu mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn như thế nào ?
TL: Hs trả lời gv nhận xét kết luận
Hỏi: Thái độ của quân và dân trong việc thực hiện Hiệp định Pari như thế nào ?
TL: Hs trả lời gv nhận xét kết luận
Hỏi : Đảng đã kịp thời chỉ đạo cách mạng miền Nam như thế nào ? 
Kết quả ?
TL: Hs trả lời gv nhận xét kết luận
I. Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá, ra sức chi viện cho miền Nam : 17 phót.
- Sau 2 năm (1973-1974) về cơ bản miền Bắc đã khôi phục xong nền kinh tế
- Cũng trong 2 năm này miền Bắc đã đưa vào miền Nam hàng chục vạn tấn vũ khí đạn dược, quân trang, lương thực, hàng chục vạn cán bộ, bộ đội cho chiến trường 
II. Đấu tranh chống chiến dịch “ bình định- lấn chiếm”. tạo thế và lực, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam : 17 phót.
- Mĩ ra sức mở các cuộc hành quân
 “ bình định - lấn chiếm “ với chiến dịch “ tràn ngập lãnh thổ “, “cắm cờ cướp đất” 
- Tháng 7 năm 1973 Ban chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21 đã nêu rõ nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là : tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân bằng con đường bạo lực cách mạng
- Kết quả : Ta giải phóng toàn tình Phước Long, làm chủ đường 14 trong các vùng giải phóng, các ngành kinh tế, văn hoá, giáo dục và y tế ổn định và phát triền 
4. Củng cố : 3 phót.
 Tình hình nước ta sau hiệp định Pari như thế nào ? Nhiệm vụ của mỗi miền cụ thể là gì ?
	Địch ở miền Nam sau Hiệp định Pa ri và cuộc đấu tranh chống “lấn chiếm”, “tràn ngập lãnh thổ” của ta từ năm 1973à đầu năm 1975 ?
5. Dặn dò : 2 phót.
Hs học thuộc bài, làm bài tập
soạn trước bài mới phần III, IV trước khi đến lớp
 ChuÈn bÞ bµi míi theo c©u hái sgk
 ------------------------------------------------
Tuần 33
Tiết : 46
Ngày soạn: 25/3/2010
Ngày dạy: 
Bµi 30: 
HOÀN THÀNH GI¶I PHÓNG MIỀN NAM THèNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1973-1975) (T2)
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức 
Hiểu được miền Nam tận dụng điều kiện Mĩ rút về nước, đẩy mạnh đấu tranh chống “ bình định - lấn chiếm” chuẩn bị mọi mặt tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam
2. Tư tưởng :
Thông qua bài giảng HS thấy được tình cảm ruột thịt, gắn bó tinh thần đoàn kết dân tộc, Bắc-Nam một nhà 
3. Kỉ năng :
Rèn luyện kỉ năng sử phân tích một sự kiện lịch sử, đọc được ngôn ngữ bản đồ, sử dung bản đồ lịch sử 
II. ChuÈn bÞ cña gv vµ hs :
 GV: So¹n gi¸o ¸n. Sử dụng bản đồ, và tài liệu tham khảo 
 HS: ChuÈn bÞ bµi míi 
III. Tiến trình dạy học :
 1, æn ®Þnh líp
 2, Kiểm tra bài cũ : 5 phót.
 ? Đảng ta đã kịp thời chỉ đạo cách mạng miền Nam như thế nào ? Kết quả ra sao ?
 Giới thiệu bài mới: (1 phót). Do tình hình chiến trường miền Nam có sự thay đổi mau lẹ có lợi cho ta, Trung ương Đảng đã kịp thời nhận định tình hình và đề ra chủ trương giải phóng hoàn toàn miền Nam 
3. Bài mới :
Hoạt động cña thÇy
Ho¹t ®éng cña trß
Hỏi: Kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam được Đảng đề ra trong hoàn cảnh lịch sử nào ?
TL: Hs trả lời gv nhận xét kết luận 
Hỏi : Sự sáng tạo trong chủ trương của Đảng được thể hiện ở điểm nào ?
TL: Hs trả lời gv nhận xét kết luận 
GV trình bày diễn biến từng chiến dịch : chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế-Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh 
Hình thức giảng dạy phần này hoàn toàn trên bản lược đồ, bản đồ treo tường 
 ? Tại sao ta lại mở chiến dịch Tây nguyên đầu tiên.
TL: Vì TN là địa bàn quan trọng, ở đây địch bố trí nhiều lực lược lượng sơ hở, do chúng nhận định sai lầm về hướng tiến công chiến lược của ta. Phương châm tác chiến của ta: Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, tìm nơi sơ hở mà đánh, tìm nơi địch tương đối yếu mà đánh.
? Em hãy trình bày chiến dịch Huế-Đà Nẵng diễn ra như thế nào.
Hỏi : Trình bày khái quát lại trên Lược đồ Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 
TL: Hs trả lời gv nhận xét kết luận 
Hỏi : Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 
TL: Hs trả lời gv nhận xét kết luận 
 ? Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc : 25 phót.
1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam 
- Từ chiến thắng Phước Long, Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giai phóng miền Nam trong 2 năm 1975,1976
- Song Trung ương Đảng củng nhấn mạnh “ nếu có thời cơ, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”
2. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 
a, ChiÕn dÞch T©y Nguyªn (10/3 ®Õn 24/3/1975)
- Mở đầu là chiến dịch Tây Nguyên, trong đó trận then chốt là Buôn Ma Thuột (10.3.1975), đến 24.3 ta giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên 
b.Chiến dịch Huế-Đà Nẵng (21.3à3-2-1975)
- Ngày 21.3 ta đánh vào Huế, 26.3 giải phóng Huế và tỉnh Thừa Thiên. Cùng thời gian này ta giải phóng Tam Kỳ, Quảng Ngãi, khoá chặt phía nam của Đà Nẵng. Ngày 29.3 ta đồng loạt từ 3 mũi bắc, tây, nam tiến vào giải phóng Đà Nẵng 
c. Chiến dịch Hồ Chí Minh (29-6à30.4.75)
- Quân đội Sài Gòn kéo về lập phòng tuyến “tử thủ“ở Phan Thiết, Xuân Lộc phía Đông Sài Gòn. Ngày 16.4 ta chọc thủng phòng tuyến Phan Rang, 21.4 Xuân Lộc, Nguyễn Văn Thiệu từ chức, cửa ngõ Sài Gòn đã được giải phóng
- 17 giờ ngày 26.4 Chiến dịch Hồ Chí Minh mở màn, 5 cánh quân cùng lúc tiến vào trung tâm Sài Gòn. Đến 11 giờ 30 phút ngày 30.4.1975 ta giải phóng toàn bộ Sài Gòn, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng 
IV. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) : 8 phót.
1. Ý nghĩa lịch sử 
Dối với dân tộc 
Đối với quốc tế 
2. Nguyên nhân thắng lợi 
- 3 nguyên nhân (SGK)
4. Củng cố : 3 phót.
 Trình bày cuộc tổng tiến công và nỗi dậy Xuân 1975 bằng lược đồ ? 
 Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)
5. Dặn dò : 3 phót.
 Học sinh học thuộc bài cũ, làm bài tập trước khi đến lớp
 So¹n bµi: Sö ®i¹ ph­¬ng
 S­u tÇm t­ liÖu vÒ lÞch cña ®Þa ph­¬ng m×nh
	Bài tập:
	Lập bảng thống kê những thắng lợi chính trị,quân sự,ngoại giao của ta trong cuộc chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975).Theo mẫu sau:
Thời gian
Thắng lợi chính trị
Thắng lợi quân sự
Thắng lợi ngoại giao
2/ Em hãy nối một ô ở cột I (thời gian ) với một ô ở cột II( sự kiện ) bằng các mũi tên .sao cho đúng.
CỘT I ( thời gian )
CỘT II (sự kiện )
16-4-1975
Tổng thống Mĩ ra lệnh di tản người Mĩ khỏi Sài Gòn.
18-4-1975
Chọc thủng tuyến phòng thủ Phan Rang
21-4-1975
Nguyễn Văn Thiệu từ chức tổng thống.
26-4-1975
Quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh.
10 giờ 30 phút ngày 30 /4/1975
Xe tăng ta tiến thẳng vào dinh Độc Lập bắt sống nguỵ quyền trung ương.
11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975
Cờ cách mạng tung bay trên nóc phủ tổng thống Nguỵ. Chiến dịch toàn thắng.
2-5-1975
Niền Nam hoàn toàn giải phóng.
Bài 3: Em hãy kẻ mũi tên nối một ô bên trái với một ô bên phải .Sao cho đúng.
21 ĐẾN 29-3 - 1975
CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN
10 ĐẾN 24 - 3 -1975
CHIẾN DỊCH HUẾ - ĐÀ NẴNG
26 ĐẾN 30 - 4 1975
CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH
Câu 4 : Trong các cuộc nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ,nguyên nhân nào giữ vai trò quyết định ? em hãy đánh dấu.
 £ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
 £ Nhân dân ta giàu lòng yêu nước.
 £ Có hậu phương lớn miền Bắc.
 £ Tình đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Đông Dương.
 £ Sự đồng tình ủng hộ và giúp đở to lớn của Liên Xô,Trung Quốc và các lực lượng hoà bình dân chủ trên thế giới.

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 33.doc