Giáo án Lịch sử 8 tuần 2 Bài 2: cách mạng tư sản pháp (1789-1794) (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Học sinh nắm được

 - Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội, đấu tranh tư tưởng ở nước Pháp trước khi cách mạng bủng nổ

 - Nguyên nhân trực tiếp và diễn biễn của cuộc Cách mạng, ý nghĩa của việc chiếm ngục Ba-xti mở đầu cho cuộc cách mạng

 - Hình thành các khái niệm: “quân chủ chuyên chế”, “đẳng cấp”, và “ Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền”

 2. Thái độ

 - Nhận thức được tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản

 - Nhận thức được vai trò của nhân dân trong cuộc cách mạng.

3. Kĩ năng

 - Sử dụng bản đồ, lập niên biểu, thống kê.

 - Kĩ năng so sánh, phân tích các sự kiện lịch sử.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bản đồ nước Pháp trước cách mạng

2. Học sinh: Tra cứu thuật ngữ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Kiểm tra bài cũ.

 ? Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng TS Hà Lan và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

2. Giới thiệu bài mới:

 Chúng ta đã được học những cuộc Cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới : cách mạng Hà Lan, cách mạng Anh, Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cuộc Cách mạng tư sản Pháp để thấy được những điểm giống và khác nhau của cuộc cách mạng Pháp so với các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của lịch sử.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 tuần 2 Bài 2: cách mạng tư sản pháp (1789-1794) (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 2 Ngày soạn: 23/8/2014
 Tiết 3 Ngày dạy: 26/8/2014
BÀI 2: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794)
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Học sinh nắm được 
 - Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội, đấu tranh tư tưởng ở nước Pháp trước khi cách mạng bủng nổ
 - Nguyên nhân trực tiếp và diễn biễn của cuộc Cách mạng, ý nghĩa của việc chiếm ngục Ba-xti mở đầu cho cuộc cách mạng
 - Hình thành các khái niệm: “quân chủ chuyên chế”, “đẳng cấp”, … và “ Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền”
 2. Thái độ	
 - Nhận thức được tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản
 - Nhận thức được vai trò của nhân dân trong cuộc cách mạng.
3. Kĩ năng
 - Sử dụng bản đồ, lập niên biểu, thống kê...
 - Kĩ năng so sánh, phân tích các sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bản đồ nước Pháp trước cách mạng 
2. Học sinh: Tra cứu thuật ngữ...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ.
 ? Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng TS Hà Lan và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
2. Giới thiệu bài mới: 
 Chúng ta đã được học những cuộc Cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới : cách mạng Hà Lan, cách mạng Anh, Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cuộc Cách mạng tư sản Pháp để thấy được những điểm giống và khác nhau của cuộc cách mạng Pháp so với các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của lịch sử.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Họat động 1: Tìm hiểu kinh tế và xã hội nước Pháp trước cách mạng
? Tính chất lạc hậu của nền nông nghiệp Pháp thể hiện ntn
? Nền kinh tế công thương có đặc điểm gì?
? Thái độ của chế độ phong kiến Pháp ra sao?
Hs: Đọc SGK.
? Tình hình chính trị ở Pháp trước cách mạng ntn? 
- GV nêu khái niệm “quân chủ chuyên chế”
Gv: Đẳng cấp III chiếm 90% dân số bị phụ thuộc trong đó đứng đầu là giai cấp TS, nông dân, Các tầng lớp khác
? Vì sao tư sản đứng đầu đẳng cấp thứ 3 ?
HS thảo luận cặp 2’: ? Vai trò, vị trí quyền lợi của các đẳng cấp khác nhau như thế nào ?
HS: Đại diện các cặp nhóm trả lời.
GV: Nhận xét.
- GV nêu khái niệm “đẳng cấp”, “quý tộc”, tăng lữ”, “đẳng cấp thứ 3”
Hs: Quan sát H5/10 SGK
? Em hãy mô tả lại hình ảnh người nông dân Pháp hồi đó? GV: hướng dẫn cho HS trả lời: ( quan sát trên lưng người nông dân phải cõng những ai? đại diện cho giai cấp nào?
- Tăng lữ phục vụ nhà vua = lời cầu nguyện. 
- Quí tộc = lưỡi kiếm.
- Đ/C III = của cải.
Họat động 2: Tìm hiểu đấu tranh trên mặt trận tư tưởng
GV: Chế độ PK còn bị phê phán gay gắt trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng. Tiêu biểu cho cuộc đấu tranh này có những ai? 
GV: giới thiệu đôi nét về Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô- 
- Môngtexkiơ (1698-1755)- Tinh thần luật pháp 1748. -> tư tưởng tổ chức chính quyền phù hợp lợi ích của giai cấp tư bản
- Vônte (1694-1778)- những lá thư triết học. Lên án tính chất dã man, tàn bạo, phản động của chế độ QCCC và nhà thờ thiên chúa
- Giăng Gắc Rút xô (1712-1778)- Khế ước xã hội nói lên quyền lợi, nguyện vọng của đại đa số quần chúng nhân dân
? Nêu quan điểm chủ yếu trong tư tưởng của 3 ông
? Em hãy nêu sự giống và khác nhau trong tư tưởng của 3 nhân vật trên
? Ý nghĩa của cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách mạng bùng nổ
Hs: Đọc SGK.
? Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế biểu hiện ở những điểm nào?
? Thái độ của mọi tầng lớp nhân dân ?
“ Giết chết bọn quí tộc, bọn nhà giàu, bọn cố đạo” có gần 800 cuộc nổi dậy-> nước pháp sôi sục lòng căm thù.
? Vì sao nhân dân nổi dậy chống chế độ phong kiến?
G: Giảng theo SGK.
? Vua triệu tập hội nghị 3 Đ/C nhằm mục đích gì? Kết quả? -> nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cách mạng
- Diễn biến: - 17-6-1789 Đẳng cấp ba họp “Hội đồng dân tộc” tuyên bố Quốc hội lập hiến, hiến pháp, đạo luật tài chính
Gv: dưới sự lãnh đạo của phái Lập hiến sáng 14-7-1789, 300 000 người vũ trang phá ngục sau 4 h giết chết viên sĩ quan chỉ huy. Đội bảo vệ đầu hàng, các tù nhân được thả.
? Vì sao việc đánh chiếm pháo đài Ba Xti mở đầu cho thắng lợi của cách mạng Pháp?
-> Ngục Ba-xti toà thành kiên cố sừng sững hàng trăm năm tượng trưng cho quyền uy của Chế độ chuyên chế hà khắc rơi vào tay quần chúng.
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ XÃ HỘI NƯỚC PHÁP TRUÓC CÁCH MẠNG
1. Về kinh tế:
- Nông nghiệp lạc hậu- kĩ thuật thô sơ năng xuất thấp, ruộng đất bị bỏ hoang, mất mùa , đói kém -> đời sống nhân dân khổ cực
- Công thương phát triển, sản xuất bằng máy, chưa thống nhất đơn vị đo lường và tiền tệ
-> chế độ phong kiến cản trở kìm hãm
2. Về chính trị xã hội
- Chính trị : Quân chủ chuyên chế.
- Xã hội : chia 3 đẳng cấp.
 + Tăng lữ và Quý tộc có trong tay mọi quyền lợi- Không phải đóng thuế
 + Đẳng cấp III không có quyền chính trị, phải đóng thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác. 
-> KL: Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba và đẳng cấp Tăng lữ, quý tộc ngày càng gay gắt
 - giai cấp TS lãnh đạo nông dân lật đổ chế độ phong kiến
3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng
- Xuất hiện trào lưu triết học Ánh sáng Pháp
là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô 
- Nội dung : ủng hộ tư tưởng tiến bộ của g/c TS, tố cáo lên án chế độ chuyên chế 
=>Tư tưởng đó mở ra một chân trời mới vì thế nó vượt ra khỏi nước Pháp ảnh hưởng khắp châu Âu.
 - Thúc đẩy cách mạng sớm bùng nổ
II. CÁCH MẠNG BÙNG NỔ
1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế
-Nguyên nhân
- Cuối XVIII khủng hoảng trầm trọng. 
+ Nợ 5 tỉ li vơ.
+ Công thương đình trệ.
+ Mất mùa, đói kém.
+ Công nhân thất nghiệp.
è Nổi dậy khắp nơi.
2. Mở đầu thắng lợi cách mạng
- 5-5-1789 vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế -> bị phản đối kịch liệt
- 17-6-1789 Đẳng cấp ba họp “Hội đồng dân tộc”
- Ngày 14-7 nhân dân chiếm nhà ngục Ba-xti , đốt văn tự khế ước PK, làm chủ thành phố
-> đánh dấu sự thắng lợi của cách mạng, đã được vĩnh viễn đi vào lịch sử là ngày cách mạng – ngày quốc khánh của nước Pháp,làm rung chuyển châu Âu và châu Mĩ
4. Củng cố 
 - Tình hình nước Pháp trước cách mạng?
 - Nguyên nhân dẫn tới Cách mạng tư sản Pháp?
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
 HS về nhà học bài và chuẩn bị tiếp phần III của bài.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doclich su 8tiet 3 tuan 2.doc