Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 6, Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới (Tiếp theo) - Phạm Văn Tuấn

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

 - Tiến hành cách mạng công nghiệp là con đường tất yếu để phát triển CNTB, vì vậy cần tìm hiểu nội dung và hệ quả của nó.

- Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới qua việc hình thành thắng lợi của hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản tiếp theo ở châu Au-Mỹ.

2. Kỹ năng:

- Biết khai thác sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK.

- Biết phân tích các sự kiện để rút ra kết luận và liên hệ thực tế

3. Thái độ :

- Sự áp bức bóc lột là bản chất của chủ nghĩa tư bản đã gây nên đời sống đau khổ cho nhân dân lao động toàn thế giới.

- Bằng khả năng lao động sáng tạo, nhân dân thực sự trở thành chủ nhân của những thành tựu to lớn về kỹ thuật và sản xuất của nhân loại.

 

II. CHUẨN BỊ :

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Bản đồ thế giới

- Các tranh ảnh, kênh hình trong SGK.

 - Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động cá nhân/ nhóm

2. Chuẩn bị của học sinh:

Sưu tầm tư liệu lịch có liên quan bài học, quan sát bản đồ, tranh ảnh rút ra nhận xét.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 6, Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới (Tiếp theo) - Phạm Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dung và hệ quả của nó. 
- Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới qua việc hình thành thắng lợi của hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản tiếp theo ở châu Aâu-Mỹ. 
2. Kỹ năng: 	
- Biết khai thác sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK.
- Biết phân tích các sự kiện để rút ra kết luận và liên hệ thực tế 
3. Thái độ : 
- Sự áp bức bóc lột là bản chất của chủ nghĩa tư bản đã gây nên đời sống đau khổ cho nhân dân lao động toàn thế giới.
- Bằng khả năng lao động sáng tạo, nhân dân thực sự trở thành chủ nhân của những thành tựu to lớn về kỹ thuật và sản xuất của nhân loại. 
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ thế giới 
- Các tranh ảnh, kênh hình trong SGK.
	- Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động cá nhân/ nhóm
2. Chuẩn bị của học sinh:
Sưu tầm tư liệu lịch có liên quan bài học, quan sát bản đồ, tranh ảnh rút ra nhận xét. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) 
- Điểm danh học sinh:	
- Học sinh vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (5phút)
Câu hỏi: Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh đã diễn ra như thế nào? Hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp mang lại?
Dự kiến trả lời:
	Cách mạng công nghiệp ở Anh:
* Nguyên nhân: 
- Do nhu cầu của thị trường
- Do giai cấp tư sản sớm lên nắm chính quyền ở Anh
* Thành tựu:
- Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni.
- Năm 1769, phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
- Năm 1785, Eùt-mơn Các-rai chế tạo ra máy dệt đầu tiên ở Anh.
- Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước.
* Kết quả: Từ sản xuất nhỏ, thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc, Anh trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới.
Hệ quả của cách mạng công nghiệp:
- Tích cực :Làm thay đổi bộ mặt các nước kinh tế, phát triển của cải dồi dào, nhiều thành phố trung tâm công nghiệp ra đời.
	- Tiêu cực: Hình thành hai giai câp cơ bản trong xã hội: Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản mâu thuẫn gay gắt với nhau. 
Giới thiệu bài: (1ph) 
Bước sang TK XIX các cuộc cách mạng tư sản tiếp tục được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới. Với nhiều hình thức phong phú các cuộc cách mạng tư sản thắng lợi đã xác lập sự thống trị của CNTB trên phạm vi thế giới, tạo điều kiện cho CNTB mở rộng xâm chiếm các thuộc địa. Chúng ta sẽ tìm hiểu các cuộc cách mạng tư sản này qua nội dung của bài hôm nay. 
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
18’
* HOẠT ĐỘNG 1:
GV: Treo lược đồ chính trị châu Mỹ la tinh lên bảng. --> khu vực giàu tài nguyên và khoáng sản, bị thực dân Bồ Đào Nha xâm chiếm thành thuộc địa. 
(H): Vì sao sang thế kỷ XIX phong trào đấu tranh giành đọc lập ở châu Mỹ la tinh phát triển mạnh đưa tới sự ra đời của các quốc gia tư sản?
GV: Treo lược đồ lên bảng, cho học sinh quan sát và thống kê các quốc gia tư sản đã ra đời ở Mỹ la tinh theo thứ tự thời gian. 
(H): Các quốc gia tư sản ở châu Mỹ la tinh ra đời có tác dụng gì tới châu Aâu?
(H): Trong giai đoạn 1830-1849 ở châu âu có những cuộc cách mạng nào?
GV: Cho HS quan sát lược đồ cách mạng 1848-1849 ở châu Aâu 
GV. Cho HS quan sát hình 20 SGK xác định những nơi cách mạng nỗ ra, sau đó quan sát hình 21 để thấy nơi cách mạng nổ ra mạnh mẽ nhất là Pari với cuộc đấu tranh của nhân
GV chuyển ý: 10 năm sau cách mạng 1848 - 1849 cơn bảo táp cách mạng lại bùng nổ lên ở châu âu. Tiêu biểu là ở Italia và Đức.
(H): Em hãy dựa vào hình 22, hãy mô tả và cho biết hình 22 nói đến sự kiện gì?
(H): Quan sát H.23, cho biết H.23 nói đến sự kiện gì?
GV bổ sung: Do tư sản Đức còn yếu nên công cuộc thống nhất do quý tộc quân phiệt Phổ lãnh đạo mà đứng đầu là thủ tướng Bixmac - “vị thủ tướng của sắt và máu”
(H): Ở nga có sự kiện gì nổi bật?
(H): Vì sao công cuộc thống nhất nước Ý, Đức, và cải cách nông nô ở Nga được xem là các cuộc cách mạng tư sản?
* HOẠT ĐỘNG 1:
- Học sinh đọc sách giáo khoa mục 1.
- Sự phát triển của CNTB ở Mỹ la tinh đã thúc đẩy phong trào dân tộc dân chủ dâng cao tấn công vào chế độ phong kiến. 
- Sự suy yếu của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
- Aûnh hưởng của chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ và cách mạng tư sản Pháp. 
- Học sinh quan sát lược đồ và thốùng kê các quốc gia tư sản ra đời ở Mỹ la tinh. 
- Thúc đẩy cách mạng ở châu Aâu tiếp tục phát triển 
- Pháp: CM tư sản 1789 chưa triệt để cần tiến hành một cuộc cách mạng mới. Năm 1830 cách mạng nổ ra ở Pháp.
HS quan sát và làm việc theo cá nhân.
- Năm 1848-1849 cách mạng lại nổ ra sôi nỗi ở nhiều nước châu âu làm rung chuyển chế độ phong kiến ở Đức, Italia, và đế quốc Aùo-Hung.
- Lắng nghe
- Đoàn quân áo đỏ của Garibanđi tiến vào giải phóng Palecmô trong sự reo hò của nhân dân.Như vậy từ năm 1859-1870 bảy quốc gia trên bán đảo Italia thồng nhất thành vương quốc Italia
- Lễ tuyên bố thống nhất nước Đức tại cung điện Vecxai. Như vậy từ 1864-1871 nước Đức được thống nhất từ 38 quốc gia nhỏ.
- Lắng nghe
- Do các cuộc bạo loạn của nông nô, năm 1861 Nga hoàng phải tiến hành cải cách nông nô.
-Vì nó đã dẹp tan những cản trở và mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở các nước này
II. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI
1. Các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX:
a. Ở Châu Mĩ La – tinh:
Do ảnh hưởng của Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII cùng với ự suy yếu của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha --> các thuộc địa ở khu vực Mĩ La-tinh nổi dậy đấu tranh giành độc lập và thành lập hàng loạt các quốc gia tư sản mới.
b. Ở châu Âu:
- Năm 1830, 1848-1849 cách mạng lại nỗ ra ở pháp và các nước châu Âu.
- Năm 1859-1870 bảy quốc gia trên bán đảo Italia thống nhất thành vương quốc Italia.
- Năm1864 -1871 nước Đức được thống nhất từ 38 quốc gia nhỏ.
- Năm 1861 Nga hoàng tiến hành cải cách nông nô.
13’
* HOẠT ĐỘNG 2:
GV: Cho học sinh đọc sách giáo khoa mục 2.
(H): Từ nhận định của Mác, Aêng-ghen trong tuyên ngôn Đảng Cộng Sản. Em hãy cho biết vì sao các nước phương Tây lại đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa?
GV: Treo bản đồ thế giới. CNTD đã chiếm các khu vực châu Á: Aán Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á, châu Phi 
(H): Tại sao tư bản phương Tây lại đẩy mạnh xâm lược khu vực này ?
(H): Em hãy kể tên các nước Á-Phi đã bị xâm chiếm làm thuộc địa vào cuối thế kỷ XIX?
GV: Hình thành cho học sinh khái niệm “thuộc địa” và “phụ thuộc”
* HOẠT ĐỘNG 2:
- Học sinh đọc sách giáo khoa mục 2.
- Kinh tế phát triển nhanh làm tăng nhu cầu thị trường 
--> đẩy mạnh việc xâm lược các nước làm thuộc địa 
- Học sinh quan sát bản đồ. 
- Khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên. 
- Có vị trí chiến lược quan trọng.
- Khu vực lạc hậu về kinh tế, bảo thủ về chính trị (chế độ phong kiến đã suy yếu
- HS dựa vào lược đồ và đoạn chử nhỏ SGK để kể tên.
- Ở Châu Á chúng chú ý đặc biệt là Aán Độ , Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á .
+ 1763 , Anh độc chiếm Aán Độ . 
+ 1840 Anh gây ra cuộc chiến tranh thuốc phiện xâm chiếm Trung Quốc . 
+ Phi – lip – pin là thuộc địa của Tây Ban Nha từ thế kỉ XVI.
+ In- đô- nê – xi –a bị Hà Lan xâm lược từ TK XVI – XVII .
+ 1824 , Anh xâm lược Miến Điện , Mã Lai cũng rơi vào tay Anh . 
+ Việt Nam, Cam – pu – chia, Lào bị Pháp đô hộ ,  
- ở Châu Phi : 
+ Anh có thuộc địa Kếp ở Nam Phi . 
+ Pháp có thuộc địa An – giê – ri ở Bắc Phi . Đến nửa sau TK XIX , thực dân phương Tây mới tìm cách đi sâu vào đất liền . 
- Ghi nhớ
2. Sự xâm lược của các nước phương Tây đối với các nước Á, Phi..
- Do nhu cầu về nguyên liệu và thị trường nên các nước tư bản phương Tây tiến hành xâm lược các nước châu Á, châu Phi làm thuộc địa.
- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước ở châu Á, châu Phi đều trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
5’
* HOẠT ĐỘNG 3:
- Lập bảng thống kê các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở châu Âu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
Các cuộc cách mạng tư sản
Hình thức đấu tranh
CMTS Hà Lan 1566
Chiến tranh giành độc lập
CMTS Anh (1640 – 1689)
Nội chiến
CMTS Mĩ 1776
Chiến tranh giành độc lập
CMTS Pháp 1789
Nội chiến
CMTS I-ta-li-a (1859 – 1870)
Phong trào đấu tranh thống nhất
CMTS Đức (1864 – 1871)
Phong trào đấu tranh thống nhất
CMTS Nga 1861
Cải cách nông nô
- Những sự kiện nào chứng tỏ đến giữa thế kỉ XIX , CNTB đã thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới?
- Đánh dấu các nước châu Á , châu Phi đã trở thành thuộc địa của các nước thực dân nào trên lược đồ? Trên cơ sở đó em có nhận xét gì?
* CỦNG CỐ
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2ph)
	- Về nhà học bài cần nắm: 
+ Các cuộc cách mạng tư sản đã diễn ra ở Châu Âu và Châu Mĩ như thế nào?
+ Tại sao các nước tư bản đi xâm lược thuộc địa, quá trình xâm lược diễn ra như thế nào?
	- Chuẩn bị bài “Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác ” (phần I)
	+ Vì sao công nhân đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản

File đính kèm:

  • docT6- CNTB DUOC XAC LAP TREN PHAM VI THE GIOI (PHAN II).doc