Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 25, Bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941) - Phạm Văn Tuấn

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

 - Chính sách kinh tế mới 1921-1925 được đề ra trong hoàn cảnh nào? nội dung chủ yếu và tác động của chính sách này đối với nước Nga.

 - Những thành tựu mà nhân dân Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1941).

2. Kỹ năng:

 - Sử dụng bản đồ, tranh ảnh lịch sử, tập hợp tư liệu lịch sử, đánh giá bản chất của sự vật, hiện tượng.

3. Thái độ :

 - Nhận thức được sức mạnh, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, có cái nhìn chính xác, đúng đắn về những sai lầm, thiếu sót của các nhà lãnh đạo Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH. Tránh ngộ nhận, phủ định quá khứ lịch sử và những thành tựu vĩ đại của CNXH đã đạt được trong xây dựng bằng sức lao động quên mình của nhân dân Liên Xô trong lịch sử.

 - Giáo dục môi trường cho học sinh thông qua nội dung bài học.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 6160 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 25, Bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941) - Phạm Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ước Bơ-ret Li-tôp rút nước Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc. Tuy phải chịu những điều khoản nặng nề, song hòa ước đã mang lại cho nước Nga thời gian hòa bình để củng cố chính quyền , xây dựng lực lượng và phát triển kinh tế.
	* Bảo vệ chính quyền Xô viết
	-Từ cuối 1918, quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản động trong nước mở cuộc tấn công vào nước Nga Xô viết.
	- Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn và gian khổ, chính quyền Xô viết đã thi hành “Chính sách cộng sản thời chiến”. 
	- Cuối năm 1920, nước Nga Xô viết đã đánh thắng thù trong giặc ngoài
	Câu 2: Ý nghĩa lịch sử
	* Đối với nước Nga: 
	- Làm thay đổi vận mệnh đất nước và số phận con người Nga, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền, thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. 
	* Đối với thế giới: 
	-Một chế độ mới ra đời, có ảnh hưởng lớn đến phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước.
	- Mở ra thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại.
	Giới thiệu bài: (1ph) 
	Sau khi xây dựng chính quyền mới, bảo vệ thành quả cách mạng, nước Nga bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH. Vậy công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô đã diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài hôm nay. 
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
15’
* HOẠT ĐỘNG 1:
(H): Em hãy cho biết tình hình thực tế của nước Nga sau 1920 như thế nào?
(H): Quan sát H. 58 cho biết hình đó nói đến điều gì?
(H): Trước tình hình đó chính quyền Xô viết đã thi hành chính sách gì?
GV: Để giữ vững và bảo vệ chính quyền, xây dựng lại đâùt nước, chính quyền Xô viết cần phải đề ra những biện pháp đúng đắn quyết tâm lãnh đạo nhân dân khắc phục giải quyết tình hình. Trên cơ sở đó 3/1921 chính quyền Xô viết đã thông qua và thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP)
(H): Nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới?
Qua nội dung đó em có nhận xét gì về chính sách kinh tế mới ?
(H): Mục đích của chính sách kinh tế mới?
GV: Với nội dung trên, trong tình hình thực tiễn nước Nga lúc đó thì chính sách kinh tế mới là tiến bộ, phù hợp nhằm mục tiêu lớn nhất là đẩy mạnh phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá. 
- Giải quyết được vấn đề lương thực, đáp ứng nguyện vọng của nhân dan. 
- Bước đầu phát triển kinh tế hàng hoá nhiềøu thành phần 
(H): Chính sách kinh tế mới đem lại kết quả gì? Nó có tác động như thế nào tới công cuộc khôi phục kinh tế ở Nga 
GV : - Chính sách kinh tế mới đã đem lại kết quả to lớn giải quyết được những khó khăn trước mắt của tình hình kinh tế nước Nga, góp phần quan trọng trong việc chống lại cá thế lực bạo loạn ..
- Đồng thời thúc đẩy các ngành kinh tế nông, công nghiệp phục hồi và phát triển nhanh chóng: sản xuất công nghiệp năm 1925 đạt xấp xỉ trước chiến tranh, đời sống nhân dân được cải thiện.
GV: Trong xây dựng đất nước đòi hỏi các dân tộc phải liên minh khăng khít và giúp đỡ nhau hơn nữa. Vì vậy 12-1922 Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết (Liên Xô) ra đời.
* HOẠT ĐỘNG 1:
- Nước Nga bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệït quệ: Năm 1920 sản lượng nông nghiệp chỉ bằng ½ trướcchiến tranh, công nghiệp chỉ còn. 1/7. Đói rét, bệnh tậït xảy ra. Nhiều nhà máy, công xưởng bị tàn phá, bạo loạn ở nhiều nơi 
- Những hình ảnh khó khăn của nước Nga sau chiến tranh. Quyết tâm của nhân dân và chính phủ tuyên chiến với hậu quả của chiến tranh, quyết tâm khôi phục và phát triển kinh tế đất nước. 
- Tháng 3/1921 Đảng Bôn-sê-vich Nga quyết định thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) do Lê-nin đề xướng.
Lắng nghe
- Bỏ chính sách trưng thu lương thực thừa thay bằng thu thuế lương thực
- Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ. Cho phứp tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ.
- Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga.
- Nhằm đẩy mạnh sản xuất, phát triển lưu thông hàng hóa.
- Lắng nghe
- Nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát triển nhanh chóng, đời sống nhân dân được cải thiện hơn trước. Năm 1925 sản xuất nông công nghiệp đạt mức trước chiến tranh.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
1. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 – 1925)
- Hoàn cảnh: Sau chiến tranh đất nước Nga bị tàn phá nặng nề: Năm 1920 sản lượng nông nghiệp chỉ bằng ½ trướcchiến tranh, công nghiệp chỉ còn 1/7. đói rét, dịch bệnh xảy ra, ở nhiều nơi xảy ra bạo loạn.
- 3/1921 Đảng Bôn-sê-vich Nga quyết định thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) do Lênin đề xướng.
- Nội dung chính sách kinh tế mới:
+ Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa, thay bằng thu thuế lương thực. 
+ Tự do buôn bán. 
+ Tư nhân được mở xí nghiệp nhỏ, khuyến khích tư bản nước ngoài đầøu tư kinh doanh ở Nga
- Mục đích: Đẩy mạnh sản xuất, phát triển lưu thông hàng hóa.
- Kết quả: Nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. Năm 1925 sản xuất đạt mức trước chiến tranh.
-Tháng 12/1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) được thành lập.
16’
* HOẠT ĐỘNG 2:
GV: Cho học sinh đọc mục 2 SGK
(H): Hãy nêu rõ thực trạng nền kinh tế nước Liên Xô khi bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội?
GV phân tích: Để xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải có một nền kinh tế công nghiệp mạnh. Thực trạng nền kinh tế Nga (mặc dù kinh tế đã được phục hồi sau chiến tranh) vẫn là nền kinh tế nôngnghiệp lạc hậu --> yêu cầu phát triển công nghiệp để thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trở nên cấp thiết.
(H): Để xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân Liên Xô đã thực hiện những nhiệïm vụ gì?
(H): Trong những nhiệm vụ công nghiệp hóa XHCN từ năm 1926-1929 nhân dân Liên Xô đã hoàn thành những công việc gì? 
(H): Trong nông nghiệp nhân dân Liên Xô đã thực hiện những nhiệm vụ gì ?
GV thông báo: Bên cạnh nhiệm vụ công nghiệp nóa đất nước, cải tạo nền nông nghiệp, nhân dân Liên Xô còn thực hiện các kế hoạch 5 năm với những mục tiêu kinh tế-xã hội cụ thể: Kế hoạch 5 năm lần 1 (1928-1932), lần 2 (1933-1937).
GV bổ sung: Phong trào thi đua Xta-kha-nốp (người thợ mỏ than Đôn-nhet-xcơ khai thác 102 tấn than trong 1 ca vượt kỷ lục về năng suất khai thác than --> phát động phong trào thi đua, sản xuất điện ở Đơ-nhi-ép, máy kéo 
(H): Quan sát H.59, 60 em hãy nêu những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô?
(H): Về các lĩnh vực khác nhân dân Liên Xô đã đạt những thành tựu nào đáng kể?
GV phân tích và kết luận: 
Quá trình xây dưụng CNXH ở Liên Xô đã đem lại những thành tựu to lớn: 6/1941 công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô tạm thời dừng lại, Liên Xô bắt tay vào cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.
GV giảng: Bên cạnh những thành tựu đạt được, công cuộc xây dựng CNXH còn một số sai lầm: Thiếu dân chủ, tư tưởng chủ quan nóng vội
* Tích hợp môi trường: 
(H): Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã làm thay đổi đất nước xô viết như thế nào?
GV thông báo: Từ năm 1937 Liên xô thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 3. nhưng đến tháng 6-1941 phải tạm dừng để tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
* HOẠT ĐỘNG 2:
- Học sinh đọc mục 2 SGK
- Kinh tế Liên Xô vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu: Nông nghiệp chiếm trên 2/3 GDP, máy móc phải nhập từ nước ngoài.
- Lắng nghe
- Nhân dân Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
- Học sinh dựa vào đoạn chữ in nhỏ SGK trả lời: Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng và công nghiệp quốc phòng.
- Cải tạo nông nghiệp, thu hút nông dân tham gia các nông trang tập thể.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Đến năm 1936 sản lượng công nghiệp của Liên Xô đứng đầu châu âu và đứng thứ 2 thế giới, nông nghiệp được tập thể hóa, cơ giới hóa và sản xuất trên quy mô lớn.
- Văn hóa giáo dục: thanh toán được nạn mù chữ, phổ cập tiểu học cho mọi người, phổ cập THCS ở thành phố, các lĩnh vực khoa học có nhiều thành tựu đáng kể.
- Xã hội: Xóa bỏ giai cấp bóc lột, Xã hội chỉ còn 2 giai cấp là: công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức XHCN.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Đã làm thay đổi cơ bản đất nước: Từ một nước hoang tàn đổ nát vì chiến tranh đã trở thành nước hùng mạnh, nhiều công trình lớn được xây dựng, đời sống nhân dân được cải thiện
- Đến năm 1936 sản lượng công nghiệp của Liên Xô đứng đầu châu âu và đứng thứ 2 thế giới, nông nghiệp được tập thể hóa, cơ giới hóa và sản xuất trên quy mô lớn. 
- Lắng nghe
2. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 – 1941)
- Hoàn cảnh: Băùt tay vào xây dựng CNXH kinh tế Liên Xô vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu: Nông nghiệp chiếm trên 2/3 GDP, máy móc phải nhập từ nước ngoài.
- Nhiệm vụ:
+ Công nghiệp: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, chế tạo máy và công nghiệp quốc phòng.
+ Nông nghiệp: Cải tạo nông nghiệp, thu hút nông dân tham gia các nông

File đính kèm:

  • docT25 - LIEN XO XAY DUNG CNXH.doc