Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 24, Bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (Tiếp theo) - Đỗ Thị Hoa

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Nắm được

 - Tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

 - Diễn biến chính, kết quả của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

 - Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

2. Thái độ:

- Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng, đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

3. Kỹ năng

- Biết sử dụng bản đồ để xác định nước Nga trước cách mạng và cuộc đấu tranh bảo vệ nước Nga.

- Sử dụng tranh ảnh, tư liệu để nhận xét.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Tranh ảnh nói về cách mạng tháng Mười Nga.

- Tư liệu về Lê-nin và về cách mạng tháng Mười Nga.

2. Học sinh:

 - Sách giáo khoa.

 - Vở bài soạn, vở bài học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 6840 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 24, Bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (Tiếp theo) - Đỗ Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn: 03/11/2014
Tiết 24 Ngày dạy: 08/11 /2014
Bài 15 : CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG 
(Tiếp theo)
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Nắm được
 - Tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
 - Diễn biến chính, kết quả của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
 - Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
2. Thái độ:
- Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng, đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
3. Kỹ năng
- Biết sử dụng bản đồ để xác định nước Nga trước cách mạng và cuộc đấu tranh bảo vệ nước Nga.
- Sử dụng tranh ảnh, tư liệu để nhận xét.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh nói về cách mạng tháng Mười Nga. 
- Tư liệu về Lê-nin và về cách mạng tháng Mười Nga.
2. Học sinh:
	- Sách giáo khoa.
	- Vở bài soạn, vở bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ :(5 phút) 
Diễn biến cách mạng tháng Mười năm 1917.
2.Giới thiệu bài mới : (1 phút) Sau khi cách mạng tháng Hai giành thắng lợi, Ở Nga có hai chính quyền song song tồn tại. Vậy trong một nước có thể để 2 chính quyền song song tồn tại hay không?
3 .Bài mới	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách mạng tháng Mười năm 1917. (17 phút)
? Trong XH Nga lúc này gặp phải khó khăn gì?
GV: Bản chất của GCTS là chống lại vô sản.
? Lê-nin và đảng Bôn-sê-víc đã có kế hoạch chuẩn bị như thế nào cho cách mạng ? ( học sinh yếu)
GV: Trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pê-tơ-rô-grát.
HS: Quan sát H 54/78 ® Nhận xét.
GV đọc cho HS nghe tư liệu “Cuộc tấn công cung điện Mùa Đông” (SGV)
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. :(17 phút)
? Ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga ( học sinh yếu)
GV: Giải thích vì sao Giôn-rít đặt tên cuốn sách là “Mười ngày rung chuyển thế giới”
GV: phân tích thay đổi trên thế giới sau cách mạng tháng Mười Nga ?
3. Cách mạng tháng Mười năm 1917
- Đầu tháng 10, Lê-nin về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
- 24/10 (6/11) quân khởi nghĩa chiếm được Pê-tơ-rô-grát và bao vây chung điện Mùa Đông.
- Đêm 25/10 (7/11) chiếm cung điện Mùa Đông ® Chính phủ tư sản sụp đổ.
- Đầu 1918 cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga giành thắng lợi hoàn toàn.
4. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười
* Đối với nước Nga
- Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước Nga
- Lần đầu tiên trong lịch sử, người lao động nắm chính quyền xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa.
*Đối với thế giới
- Thay đổi lớn trên thế giới.
- Để lại nhiều bài học quí báu cho phong trào đấu tranh của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
4. Củng cố: :(3 phút) 
Câu hỏi và bài tập
Nối cột I phù hợp với cột II
7/10/1917
24/10/1917
25/10/1917
Đầu năm 1918
Năm 1919
Lê-n in đến điện Xmô-nưi
Cách mạng giành thắng lợi trên toàn nước Nga
Lê-nin từ Phần Lan trở về Pê-tơ-rô-grát
Cung điện Mùa Đông bị chiếm
? Vì sao năm 1917 ở nước Nga lại có 2 cuộc cách mạng ?
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (2 phút) 
Chuẩn bị bài 16
- Tìm hiểu chính sách kinh tế mới
- Thành tựu của Liên Xô từ 1925 đến 1941
IV. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docLICH SU 8 TIET24 TUAN 12.doc
Giáo án liên quan