Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 20, Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) - Phạm Văn Tuấn

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

 - Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc đưa đến kết quả tất yếu là sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất, vì bản chất của chủ nghĩa đế quốc là gây chiến tranh xâm lược. Bọn đế quốc ở cả hai phe đều phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.

 - Diễn biến trong giai đoạn thứ 1 của cuộc chiến tranh thế giới.

2. Kỹ năng:

 - Phân biệt được khái niệm “chiến tranh đế quốc”, ”Chiến tranh cách mạng”, ”Chiến tranh chính nghĩa”, “Chiến tranh phi nghĩa”.

 - Sử dụng bản đồ, trình bày diễn biến cơ bản của chiến tranh.

 - Bước đầu biết đánh giá một số vấn đề về lịch sử, nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp, phát biểu suy nghĩ của mình về một vấn đề: chiến tranh.

3. Thái độ :

 - Giáo dục học sinh tinh thần đấu tranh kiên quyết chốngchủ nghĩa đế quốc, bảo vệ hoà bình, ủng hộ cuộc đấu tranh của các nhân dân các nước vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

 - Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc gây chiến.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 8637 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 20, Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) - Phạm Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 13: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
	- Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc đưa đến kết quả tất yếu là sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất, vì bản chất của chủ nghĩa đế quốc là gây chiếùn tranh xâm lược. Bọn đế quốc ở cả hai phe đều phải chịu trách nhiệm về vấn đề này. 
	- Diễn biến trong giai đoạn thứ 1 của cuộc chiến tranh thế giới.
2. Kỹ năng: 	
	- Phân biệt được khái niệm “chiến tranh đế quốc”, ”Chiến tranh cách mạng”, ”Chiến tranh chính nghĩa”, “Chiến tranh phi nghĩa”.
	- Sử dụng bản đồ, trình bày diễn biến cơ bản của chiến tranh. 
	- Bước đầu biết đánh giá một số vấn đề về lịch sử, nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp, phát biểu suy nghĩ của mình về một vấn đề: chiến tranh. 
3. Thái độ : 
	- Giáo dục học sinh tinh thần đấu tranh kiên quyết chốngchủ nghĩa đế quốc, bảo vệ hoà bình, ủng hộ cuộc đấu tranh của các nhân dân các nước vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 
	- Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc gây chiến. 
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Bản đồ chiến tranh thế giới lần thứ nhất, bảng thống kê kết quả của cuộc chiến tranh, tranh ảnh, tư liệu lịch sử về chiến tranh thế giới thứ nhất. 
	- Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động cá nhân/ nhóm
2. Chuẩn bị của học sinh:
	- Tập trình bày diễn biến trên bản đồ, tìmhiểu bài ở nhà, xây dựng bài mới. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) 
- Điểm danh học sinh:	
- Học sinh vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
GV nhận xét bài làm và kết quả kiểm tra 1 tiết của học sinh.
	Giới thiệu bài: (1ph) 
 	Thế kỷ XX đã đi qua với nhiều cuộc chiến tranh bùng nổ, trong đó có hai cuộc chiến tranh có qui mô toàn thế giới: cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Vậy chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ như thế nào, diễn biến ra sao? Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu .
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
13’
* HOẠT ĐỘNG 1:
(H): Khi bước sang giai đoạn đế quốc các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ có đặc điểm gì?
GV: Cho học sinh đọc phần chữ in nhỏ SGK.
(H): Em có nhậïn xét gì về các cuộc chiến này?
(H): Những cuộc chiến tranh đó phản ánh điều gì? kết quả tất yếu mà nó mang lại là gì?
(H): Vậïy nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
GV: Sự phát triển không đều của CNTB cuối thế kỷ XIX –XX ---> mâu thuẫn tất yếu giữa các đế quốc với đế quốc về thị trường và thuộc địa. Để giải quyết mâu thuẫn đó cả 2 khối đế quốc quyết định phát động cuộc chiến tranh. 
 -Để che đậy âm mưu đó các nước đế quốc đánh lạc hướng sự chú ý của quần chúng nhân dân, đặc biệt là công nhân đối với các vấn đề chính trị, xã hội trong nước, tuyên truyền chủ nghĩa Sô-vanh để ngăn cản sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc. 
(H): Vì sao các nước đế quốc lại ráo riết chuẩn bị chiến tranh thế giới thứ nhất?
(H): Sự kiện nào đã châm ngòi nổ cho cuộc chiến tranh?
GV bổ sung: Sec-bi là một nước được phe hiệp ước ủng hộ, sau khi Đức–Aùo-Hung tấn công Sec-bi thì Anh-Pháp-Nga tuyên chiến với Đức.
* HOẠT ĐỘNG 1:
- Kinh tế phát triển mạnh mẽ dẫn tới sự xuất hiện các tổ chức độc quyền 
 - Nhưng sự phát triển không đều giữa các đế quốc: đế quốc trẻ như Đức, Mỹ phát triển nhanh nhưng ít thuộc địa, thị trường ; các nước đế quốc già: Anh, Pháp phát triển chậm nhưng nhiều thị trường, thuộc địa 
- Học sinh đọc SGK
- Đều là các cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thuộc địa lẫn nhau giữa các nước đế quốc (Mỹ, Tây Ban Nha, Nga, Nhật)
- Phản ánh tham vọng của các nước đế quốùc xâm lược, chiếm thuộc địa, thị trường, đồng thời phản ánh những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng quyết liệt, kết quả tất yếu là cuộc chiếùn tranh giữa các đế quốc xảy ra.
- Do sự phát triển không đều của CNTB cuối thế kỷ XIX –XX ---> mâu thuẫn tất yếu giữa các đế quốc với đế quốc về thị trường và thuộc địa. Để giải quyết mâu thuẫn đó cả 2 khối đế quốc: Khối Liên minh gồm Đức-Aùo-Hung và khối Hiệp ước gồm Anh-Pháp-Nga quyết định phát động cuộc chiến tranh
- Lắng nghe
- Nhằm thanh toán đối thủ của mình, và chia lại thị trường và thuộc địa thế giới.
- Ngày 28-6-1914 Thái tử Aùo-Hung bị một phần tử khủng bố Sec-bi ám sát ---> chiến tranh bùng nổ.
- Lắng nghe
I. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH
* Nguyên nhân sâu xa: 
- Do sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- Mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc với đếù quốc về thị trường và thuộc địa --->hình thành 2 khối đế quốc đối địch nhau: 
+1887 khối Liên minh: Đức, Aùo, Hung, Italia
+1907 khối Hiệïp ước: Anh, Pháp, Nga 
---> Chạy đua vũ trang phát động chiếùn tranh chia lại thếù giới. 
* Duyên cớ trực tiếp:
Ngày 28-6-1914 Thái tử Aó-Hung bị ám sát ---> chiến tranh bùng nổ.
18’
* HOẠT ĐỘNG 2:
(H): Duyên cớ trực tiếp đưa đến chiến tranh bùng nổ là gì?
GV: Trong mỗi cuộc chiến tranh duyên cớ chỉ là cái cớ trực tiếp có tác dụng làm chiến tranh nổ ra sớm hay muộn hơn. Bởi vì chiếùn tranh xảy ra là kết quả tất yếu của việc giải quyết những mâu thuẫn không thể điều hoà được. 
-Thái tử Aùo –Hung (Phéc-đi-nan) bị một phần tử người Xéc-bi ám sát ở Xa-ra-e-vô khi đi tham quân cuộc tập trận của quân Aùo – Hung là cái cớ để phe liên minh (Đức –Áo –Hung) tuyên chiến với phe hiệp ước (Anh, Pháp) vì Xéc-bi là nước được Anh, Pháp bảo trợ 
GV: Treo lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất lên bảng, hướng dẫn hs quan sát và đọc các ký hiệu trên bản đồ
(H): Vậïy tình hình chiếùn sự giai đoạn 1 diễn ra như thế nào?
(H): Quan sát hình 50 và cho biết loại vũ khí mới nào được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ nhất?
(H): Việc sử dụng những loại vũ khí hiện đại và chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới ảnh hưởng như thế nào đến nhân dân?
(H): Vì sao cuộc chiến tranh 1914-1918 được gọi là chiến tranh thế giới?
GV: Như vậy, giai đoạn 1 ưu thế thuộc về phe liên minh nhưng đến cuối giai đoạn 1 cả hai bên đều ở thế cầm cự.
* HOẠT ĐỘNG 2:
- Ngày 28-6-1914 thái tử Aùo –Hung bị ám sát ---> 28-7-1914 Aó, Hung tuyên chiến với Xéc-bi. Ngày 1-8-1914 Đức tuyên chiến với Nga, Pháp, Anh ---> chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ 
- Lắng nghe
 - HS quan sát lược đồ, kết hợp với SGK trình bày diễn biến chính của giai đoạn 1.
HS trình bày tóm tắt diễn biến trên bản đồ: 
- Mặt trận phía tây:Năm 1914, Đức tấn công Pháp, uy hiếp Pa-ri.
- Mặt trận phía đông: Nga tấn công Đức, cứu nguy cho Pháp. Đức buộc phải rút bớt quân từ mặt trận phía tây sang phía đông. Đức-Aùo-Hung tấn công Nga ở mặt trận phía đông.
- Ở mặt trận phía tây: Anh-Pháp phản công, Đức tấn công pháo đài Vec-đong nhưng bị tổn thất lớn.
-Từ năm 1916 chiến tranh chuyển sang thế cầm cự ở cả hai phe.
- Xe tăng lần đầu tiên được Anh sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Nhiều nước bị lôi kéo vào chiến tranh, nhân dân lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp thống trị
- Vì cuộc chiêùn tranh này lúc đầu chỉ có các nước Châu Aâu tham gia, sau đó nó đã lôi kéo hàng loạt nước ở các châu lục khác tham gia và xảy ra trên phạm vi toàn thế giới nên gọi là chiến tranh thế giới.
- HS chú ý lắng nghe.
II. NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CHIẾN SỰ:
- Ngày 28-7-1914 Aó, Hung tuyên chiến với Xéc-bi. 
- Ngày 1-8-1914 Đức tuyên chiến với Nga, Pháp, Anh ---> chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ 
1. Giai đoạn thứ nhất (1914 – 1916):
- Mặt trận phía Tây: 
Đức tập trung lực lượng đánh Pháp, Pa-ri bị uy hiếp
- Mặt trận phía Đông: 
 + Nga tấn công Đức cứu nguy cho Pháp.
+ Đức-Aó-Hung tấn công Nga.
- Ở phía tây: Đức rút bớt quân sang phía đông ---> Anh Pháp phản công.
- Năm 1916 chiến tranh chuyển sang cầm cự ở cả 2 phe
 - Như vậy, giai đoạn 1 ưu thếù thuộc về phe liên minh, chiến sự lan rộng với qui mô toàn thế giới 
5’
* HOẠT ĐỘNG 3:
- Nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp của cuộc chiến trnh thế giới thứ nhất?
- Dựa vào lược đồ hãy trình bày lại những diễn biến chính ở giai đoạn 1 của cuộc chiến tranh?
* HOẠT ĐỘNG 3:
- Nguyên nhân sâu xa: Do sự mâu thuẫn giữa các nước đế quốc già và trẻ về vấn đề thị trường và thuộc địa dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối địch nhau.
- Duyên cớ trực tiếp: 28-6-1914 thái tử Aùo-Hung bị ám sát. Chiến tranh bùng nổ.
-1 hs lên bảng trình bày diễn biến chính, cả lớp chú ý theo dõi và nhận xét.
* CỦNG CỐ
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2ph)
- Về nhà học bài cần nắm: 	
	+ Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
	+ Diễn biến giai đoạn thứ nhất của cuộc chến tranh ( 1914 – 1916)
	- Chuẩn bị bài: “ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)” (tiếp theo)
	+ Diễn biến giai đoạn thứ hai
	+ Hậu quả của chiến tranh

File đính kèm:

  • docT20-CHIEN TRANH THE GIOI THU NHAT (1914 - 1918).doc
Giáo án liên quan