Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 17, Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX - Phạm Văn Tuấn

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

 - Phong trào đấu tranh giải phóng đân tộc ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Đông Nam Á là kết quả tất yếu của sự thống trị, bóc lột của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân Đông Nam Á.

 -Về giai cấp lãnh đạo phong trào dân tộc trong khi giai cấp phong kiến trở thành công cụ tay sai cho chủ nghĩa thực dân thì giai cấp tư sản dân tộc ở các nước thuộc địa mặc dù còn non yếu đã tổ chức lãnh đạo phong trào. Đặc biệt giai cấp công nhân, ngày một trưởng thành, từng bước vươn lên vũ đài đấu tranh giải phóng dân tộc, về diễn biến các phong trào diễn ra rộng khắp ở các nước Đông Nam Á từ cuối thế kỷ XIX –XX: Tiêu biểu: In-đô-nê xi-a, Phi-líp -pin, Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam

2. Kỹ năng:

 - Biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện đấu tranh tiêu biểu

 - Phân biệt được những nét chung, nét riêng của các nước Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

3. Thái độ :

 - Nhận thức đúng về thời kỳ phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

 - Có tinh thần đoàn kết hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, vì sự tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1884 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 17, Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX - Phạm Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vào nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?
	Câu 2: Cách mạng Tân Hợi có ý nghĩa như thế nào?
Dự kiến trả lời:
Câu 1:
* Nguyên nhân:
	- Sự xâu xé, xâm lược của các nước đế quốc. 
	- Sự hèn nhát, khuất phục của triều đình Mãn Thanh trước quân xâm lược. 
	---> Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Trung Quốc với bọn đế quốc và triều đình phong kiến Mãn Thanh. 
* Các phong trào tiêu biểu:
- Năm 1840-1842 có phong trào chống Anh xâm lược.
	- Năm 1851-1864 có phong trào nông dân “Thái Bình Thiên Quốc” do Hồng Tú Toàn lãnh đạo.
	- Năm 1898 có cuộc vận động Duy Tân nhằm thay chế độ quân chủ chuyên chế bằng quân chủ lập hiến nhưng không thực hiện được.. 
	- Năm 1899-1901: Có phong trào Nghĩa Hoà đoàn. Khởi nghĩa nổ ra ở Sơn Đông. Nghĩa quân tấn công sứ quán các nước ở Bắc Kinh, liên quân 8 nước dế quốc đàn áp cuộc khởi nghĩa.
	Câu 2:
	Ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi năm 1911.
	Đối với Trung Quốc: Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập nước cộng hoà, mở đường cho CNTB phát triển.
 	Đối với thế giới: cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc
	Giới thiệu bài: (1ph) 
	Đông Nam á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trở thành miếng mồi béo bở cho sự xâm lược của thực dân phương Tây? Tại sao như vậy? Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á đã diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng giải quyết các vấn đề này qua nội dung của bài hôm nay. 
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
10’
* HOẠT ĐỘNG 1:
GV: treo bản đồ các nước Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và giới thiệu khái quát về khu vực ĐNA (vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, có lịch sử văn hoá lâu đời)
(H): Qua phần giới thiệu em có nhận xét gì về vị trí địa lý của các quốc gia Đông Nam Á?
(H): Tại sao Đông Nam Á trở thành đối tượng nhòm ngó xâm lược của các nước tư bản phương Tây?
(H): Các nước tư bản phương Tây đã phân chia xâm lược ĐNA như thế nào?
(H): Em hãy xác định vị trí các nước Đông Nam Á đã bị các nước tư bản phương Tây xâm chiếm trên lược đồ?
* GV: Cho học sinh thảo luận nhóm. 
(H): Tại sao trong các nước ĐNA chỉ có Thái Lan (Xiêm) lại giữ được phần chủ quyền của mình?
* HOẠT ĐỘNG 1:
- Học sinh quan sát bản đồ 
- Có vị trí chiến lược quan trọng là ngã ba đường giao lưu chiến lược từ bắc xuống nam, từ tây sang đông 
- ĐNA cùng có vị trí chiếùn lược quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu 
- Các nước tư bản phát triển cần thuộc địa và thị trường
- Học sinh lên bảng xác định vị trí các nước ĐNA bị xâm lược biến thành thuộc địa
+ Anh ---> Mãlai, Miến Điện.
+ Pháp ---> Đông Dương 
+Tây Ban Nha, Mỹ ---> Phi-líp-pin.
+ Hà-Lan, Bồ-đào-nha ---> In-đô-nê-xia.
- Thái-lan trở thành khu vực tranh chấp ảnh hưởng của Pháp, Anh.
- HS lên xác định vị trí các nước trên lược đồ.
* Học sinh thảo luận: 
- Cùng có những điều kiện giống các nước trong khu vực, bị thực dân phương Tây nhòm ngó nhưng giai cấp thống trị Xiêm có chính sách ngoại giao khôn khéo, biết lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp nên giữ được phần chủ quyền của mình. 
- Là nước đệm của thực dân Anh, Pháp song thực chất Xiêm bị phụ thuộc chặt chẽ vào Anh và Pháp.
I. QÚA TRÌNH XÂM LƯỢC CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
* Nguyên nhân:
- Do ĐNA có vị trí chiến lược, giàu tài nguyên.
- Chế độ phong kiến đang trên đường suy yếu.
* Nửa sau thế kỷ XIX các nước phương tây tiến hành xâm lược biến các nước ĐNÁ thành thuộc địa của mình (trừ Thái Lan)
21’
* HOẠT ĐỘNG 2:
GV: Cho học sinh đọc mục 2 SGK
(H): Em hãy cho biết đặc điểm chung nổi bật trong chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á là gì?
GV : Tuỳ tình hình cụ thể mỗi nước mà các nước thực dân có chính sách cai trị bóc lột, song điểm chung: 
- Chính trị: chia rẽ dân tộc, tôn giáo, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, đàn áp nhân dân. 
- Kinh tế: Vơ vét bóc lột tài nguyên thiên nhiên, kìm hãm sự phát triển kinh tế của thuộc địa. 
* Tích hợp môi trường:
(H): Chính sách bóc lột của các nước đế quốc đã ảnh hưởng thế nào đến tài nguyên môi trường của các nước ĐNÁ?
(H): Vì sao nhân dân ĐNÁ tiến hành cuộc đấu tranh chống thực dân? 
(H): Mục tiêu chung mà các cuộc đấu tranh đặt ra là gì?
GV: Các phong trào giải phóng dân tộc tiêu biểu ở ĐNA đã diễn ra như thế nào
(H): Trước tiên là ở In-đô-nê-xia phong trào có đặc điểm gì?
GV: Sử dụng bản đồ giới thiệu về In-đô-nê-xi-a và phong trào giải phóng dân tộc (quần đảo với hơn 13.600 đảo lớn nhỏ, giống như một chuỗi ngọc vận vào đường xích đạo), đông dân
(H) : Cuộc đấu tranh của nhân dân Phi-líp-pin đã diễn ra như thế nào?
GV : Chỉ vị trí Phi-líp-pin trên bản đồ. 
(H) : Nêu vài nét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Cam–pu-chia, Lào và Việt Nam. 
* Học sinh thảo luận
(H): Qua các phong trào đó hãy rút ra những nét chung nổi bật của phong trào?
(H): Kể tên một vài sự kiện chứng tỏ sự phối hợp đấu tranh chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương?
(H): Ở Miến Điện có sự kiện gì nổi bật?
(H): Kết quả các phong trào đấu tranh của nhân dân ĐNÁ vào cuối thế kỷ XIX?
(H): Vì sao các phong trào giải phóng dân tộc cuối cùng đều bị thất bại?
* HOẠT ĐỘNG 2:
- Học sinh đọc mục 2 SGK
- Tuỳ theo mỗi nước thực dân có chính sách cai trị và bóc lột khác nhau: Vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa, tăng các loại thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước. 
- Lắng nghe
- Làm cho tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Aûnh hưởng đến các thế hệ về sau.
- Do chính sách cai trị và bóc lột tàn bạo của các nước đế quốc. Mâu thuẫõn giữa các dân tộc thuộc địa và thực dân gay gắt --->Các phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa bùng nổ 
- Mục tiêu giải phóng dân tộc thoát khỏi sự thống trị của chủ nghĩa thực dân.
- Lắng nghe
- Đất nước rộng lớn, bao gồm nhiều đảo lớn nhỏ ( 13.600), đông dân. 
- Cuối thế kỷ XIV thực dân Hà Lan xâm lược In-đô-nê-xi-a, xã hội biến đổi xuất hiện các giai cấp mới (công nhân và tư sản), ý thức được yêu cầu độc lập dân tộc, các giai cấp đã tích cực tổ chức và tham gia các phong trào do giai cấp tư sản khởi xướng, phong trào nông dân do SaMin phát động, đặc biệt là sự trưởng thành của giai cấp công nhân qua phong trào ---> 5/1920 Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a được thành lập, các phong trào đều mang màu sắc dân tộc, dân chủ rõ rệt. 
- Quan sát
- Phi-líp-pin: là một quốc gia hải đảo xinh đẹp ví như một “Dải lửa” trên biển vì sự hoạt động của nhiều núi lửa
- 1571 thực dân Tây Ban Nha hoàn thành xâm lược Phi-líp-pin ---> phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạng. Đặc biệt sang thế kỷ XIX các cuộc khởi nghĩa của nông dân càng phát triển mạng ---> cuộc cách mạng 1896-1898 đã đưa đến sự thành lập nước Cộng hoà Phi-lip-pin, Mỹ đã từng bước gây chiến tranh với Tây Ban Nha rồi thôn tính Phi-líp-pin. Nhân dân Phi-líp-pin lại tiếp tục đấu tranh chống Mỹ giành độc lập ở đầu thế kỷ XX
- Phong trào chống thực dân Pháp giải phóng dân tộc ở Cam-pu-chia, Lào, Việït Nam diễn ra mạnh mẽ, có sự đoàn kết phối hợp đấu tranh: 
+ Cam-pu chia: Khởi nghĩa A-cha-xoa ở Ta-keo (1863-1866) đã phối hợp với nhân dân Việt Nam, nghĩa quân Thiên Hộ Dương giành nhiều trận thắng quân Pháp 
+ Lào: 1901 nhân dân Xa-va –na-khet vũ trang khởi nghĩa do Pha-ca Đuốc lãnh đạo. 
Năm 1907 khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven lan sang Việt Nam. 
+ Ở Việt Nam : Có phong trào Cần Vương, phong trào nông dân Yên Thế.
Học sinh thảo luận – cử đại diện trả lời
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở 3 nước Đông Dương có nhiều điểm chung: 
+ Cùng có chung kẻ thù là thực dân Pháp ---> phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc 
+ Phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra liên tục khi Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược 
+ Trong cuộc đấu tranh chống Pháp có sự phối hợp đoàn kết chiếùn đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương dẫn đến sự thành lập liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương vì độc lập tự do của mỗi nước. 
- Khởi nghĩa của A-cha-xoa lập căn cứ ở bảy núi (Châu Đốc), liên minh với nghĩa quân Thiên Hộ Dương. 
- Pu-côm-bô xây dựng căn cứ ở Tây Ninh, liên kết với nghĩa quân Trương Quyền, Thiên Hộ Dương. 
- Khởi nghĩa của nhân dân Lào ở cao nguyên Bô-lô-ven mở rộng sang Việït Nam 
- Cuộc kháng chiến chống Anh năm 1885 nhưng cuối cùng bị thất bại 
- Tất cả đều bị thất bại. 
- Vì thiếu một tổ chức lãnh đạo, các phong trào nổ ra lẻ tẻ, chưac ó sự liên kết, thực dân còn mạnh, thời cơ chưa đến
II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC:
* Nguyên nhân: 
- Chính sách thống trị và bóc lột của bọn thực dân đã làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa ĐNÁ với thực dân ngày càng gay gắt ---> các phong trào bùng nổ. 
* Mục tiêu chung: 
Giải phóng dân tộc thoát khỏi sự thống trị của

File đính kèm:

  • docT17- CAC NUOC DNA CUOI THE KI TK XVIII - DAU TK XIX.doc