Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 16, Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống 1075-1077 - Tiết 2: Giai đoạn thứ hai 1076-1077 - Năm học 2011-2012
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu
- Những chuẩn bị của ta sau khi rút khỏi thành Ung Châu.
- Diễn biến, kết quả, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống lần 2.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho HS sử dụng lược đồ, tường thuật diễn biến.
* KNS:
+ Tự nhận thức về quá trình thành lập nhà Lý; những chính sách của nhà Lý trong quá trình chống xâm lược Tống
+ Giao tiếp/ phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ cảm nhận về Lý Thường Kiệt
3. Thái độ:
Giáo dục cho HS lòng tự hào về tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta dưới thời Lý.
II. Chuẩn bị:
1.Thày:
- Lược đồ kháng chiến chống Tống (1075 -1077).
- TLHDTH chuẩn KTKN, SGK, tài liệu LS liên quan.
2. Trò:
- Học bài cũ, đọc trước bài mới
- Vở ghi, vở bài tập, sách giáo khoa .
Ngày soạn: 06/10/2011 Ngày giảng: Tiết 16 BÀI 11 CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (tiếp theo) II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI 1076 - 1077 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu - Những chuẩn bị của ta sau khi rút khỏi thành Ung Châu. - Diễn biến, kết quả, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống lần 2. 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS sử dụng lược đồ, tường thuật diễn biến. * KNS: + Tự nhận thức về quá trình thành lập nhà Lý; những chính sách của nhà Lý trong quá trình chống xâm lược Tống + Giao tiếp/ phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ cảm nhận về Lý Thường Kiệt 3. Thái độ: Giáo dục cho HS lòng tự hào về tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta dưới thời Lý. II. Chuẩn bị: 1.Thày: - Lược đồ kháng chiến chống Tống (1075 -1077). - TLHDTH chuẩn KTKN, SGK, tài liệu LS liên quan. 2. Trò: - Học bài cũ, đọc trước bài mới - Vở ghi, vở bài tập, sách giáo khoa . III. Phương pháp: - P.P: Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, tường thuật, thảo luận nhóm, phân tích - KT: Động não IV. Tiến trình giờ dạy - giáo dục 1. Ổn địnhtổ chức ( 1’) 8A: 8B: 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) ? Vua tôi Nhà Lý đã làm gì trước âm mưu xâm lược của nhà Tống? (HS chỉ lược đồ) - Cử Lí Thường Kiệt làm tổng chỉ huy - Chủ động đối phó + Tấn công trước để tự vệ: Trình bày cụ thể DB cuộc tấn công tự vệ của ta vào đất Tống 3. Bài mới * Sau khi diệt xong thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt ra lệnh rút quân về nước, chuẩn bị bố phòng.Đúng như dự đoán, nhà Tống tiến hành đem quân sang xâm lược nước ta..... Hoạt động 1: Trình bày được chuẩn bị kĩ lưỡng chu đáo của quân dân nhà Lý đặc biệt phòng tuyến Như Nguyệt * HS theo dõi kênh chữ SGKT 40 ? Sau khi rút quân về nước Lý Thường Kiệt đã làm gì? - Ra lệnh cho các địa phương chuẩn bị bố phòng. ? LTK chuẩn bị bố phòng ở những vị trí nào? - ở miền núi, các tù trưởng mai phục ở những vị trí quan trọng. - Một lực lượng thuỷ binh đống ở Đông Kênh - Lý Kế Nguyên phụ trách chặn đánh đạo quân thuỷ của giặc - Xây dựng phòng tuyến chặn giặc -Như Nguyệt * GV chỉ lược đồ những vị trí đó. ? Qua đó em có nhận xét gì về cách bố trí quân mai phục của LTK? * HS thảo luận trả lời, nhận xét, bổ sung * GV chốt - Những vị trí đó có tầm chiến lược quan trọng, địch sẽ qua. Bố trí từ xa đến gần nhằm tiêu hao sinh lực địch, gây cho chúng hoang mang. ? Vì sao LTK chọn khúc sông Như Ngutệt để xây dựng phòng tuyến chặn giặc? - Vị trí quan trọng, chặn ngang các hướng tấn công của địch từ Quảng Tây đến Thăng Long, được ví như một chiến hào tự nhiên khó vượt qua. ? Phòng tuyến được xây dựng như thế nào? - Đắp đất cao tạo thành một chiến luỹ dài 100 km, bên ngoài có lớp tre dày đặc, dưới bãi sông - Có hố chông ngầm tạo thành một chiến tuyến. ? Sau thất bại ở Ung Châu nhà Tống có hành động gì? - Cho quân xâm lược Đại Việt. ? Để xâm lược Đại Việt chúng đã chuẩn bị những gì? - 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu, hàng vạn tấn lương thực, vũ khí, 57 bài thuốc chữa bệnh. ? Em có nhận xét gì về sự chuẩn bị của địch? * HS trình bày miệng, nhận xét * GV bổ sung - Lực lượng đông, mạnh, đủ về lương thực vũ khí thuốc men. * GV: quá trình xâm lược của quân Tống diễn ra như thế nào các em nhìn vào lược đồ (GV vừa trình bày, vừa chỉ lược đồ, dựa vào SGK) ? Kết quả của đợt tiến quân của quân Tống? - Chúng đóng ở bờ Bắc sông Như Nguyệt (S.Cầu) 1. Kháng chiến bùng nổ (12’) * Chuẩn bị: + Ta: - Xây dựng bố phòng ở những vị trí chiến lược - Xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt. + Địch: 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu, lương thực, vũ khí. *Diễn biến: +Địch: 1- 1077, tiến vào nước ta. + Ta: Chặn đánh, tiêu hao dần sinh lực địch * Kết quả: Quân Tống đống ở bở Bắc sông Cầu Hoạt động 2: Trình bày diễn biến kết quả cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc KC dhống Tống do LTK chỉ huy * HS quan sát lược đồ H21, theo dõi SGKT41, 42 ? Hành động của địch sau khi đóng ở bờ Bắc sông Như Nguyệt? - Bắc cầu phao, đóng bè vượt sông đánh vào phòng tuyến của ta * GV chỉ lược đồ ? Chủ trương đối phó của ta? - Phản công kịp thời, đẩy chúng về phía Bắc; - Đêm đêm LTK cho người ngâm vang bài thơ "Nam quốc sơn hà" * 1 HS đọc bài thơ ? Ý nghĩa của bài thơ đó ? - Nói nước Nam có giang sơn bờ cõi riêng, đã được trời phân định rõ ràng. Nếu làm trái với đạo trời thì sẽ bị trừng trị. - Khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta, làm khiếp đảm tinh thần chiến đấu của quân Tống. ? Thái độ của địch? * HS: thảo luận trả lời * GV bổ sung - Tuyệt vọng, tiến thoái lưỡng nan, hạ lệnh ai bàn đánh bị chém. ? Hành động của ta? - Chủ trương tấn công vào doanh trại của địch. * GV chỉ lược đồ quá trình tấn công của ta vào doanh trại địch. * GV gọi HS lên trình bày lại diễn biến trên lược đồ. ? Trước tình thế quân Tống ở thế cùng lực kiệt ta có chủ trương gì? - LTK cho người sang doanh trại Quách Quỳ thương lượng giảng hoà, địch chấp nhận rút quân về nước. ? Vì sao ta đang ở thế thắng mà phải thương lượng với địch? - Ta không muốn tiêu diệt địch khi chúng ở thế thất bại - Đảm bảo mối bang giao sau chiến tranh - Không làm tổn thương danh dự nước lớn, đảm bảo nền hoà bình lâu dài => đúng dắn, sáng suốt ? Qua bài học hôm nay và hôm trước em hãy rút ra nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống 1075 – 1077 - Cách tấn công - Phòng thủ. - Kết thúc chiến tranh. ? Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lợi? - Toàn dân ủng hộ. - Tinh thần đoàn kết chiến đấu bền bỉ. - Sự chỉ huy của LTK. ? Vai trò của các dân tộc ít mgười trong cuộc kháng chiến? - To lớn góp phần đánh Tống thắng lợi. ? Ý nghĩa của kháng chiến chống Tống? - HS trả lời; GV chốt 2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt ( 20’) * Diễn biến: + Địch: Tổ chức vượt sông đánh vào phòng tuyến của ta. + Ta: - Phản công quyết liệt - Cuối năm 1077, bất ngờ đánh vào đồn giặc - LTK cho người sang doanh trại Quách Quỳ thương lượng giảng hoà, địch chấp nhận rút quân về nước * Kết quả: - Địch mười phần chết đến năm, sáu phần, giảng hoà rút quân về nước * Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử: +Nguyên nhân: - Toàn dân tham gia, ủng hộ - Tinh thần đoàn kết chiến đấu bền bỉ - Sự chỉ huy tài tình của LTK + Ý nghĩa: - Là trận đánh tuyệt vời. - Nền độc lập được củng cố. - Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược 4.Củng cố: ( 5’) - Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt lập phòng tuyến? - Trình bày diễn biến trận chiến Như Nguyệt trên lược đồ? - Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng chống Tống lần 2 5. Hướng dẫn về nhà (2’) * Bài cũ : - Học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa. - Làm các bài tập ở sách bài tập. * Bài mới: Xem lại kiến thức từ bài 8 đến bài 11 => chuẩn bị ôn tập. - Chú ý các nội dung chính sau: + Bộ máy nhà nước. +Kinh tế - xã hội. + Quân độ - pháp luật. +Các cuộc chiến tranh xâm lược V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
File đính kèm:
- su8T16.doc