Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 14, Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII-XIX - Phạm Văn Tuấn

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

 - Vài nét về nguyên nhân đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật, văn học và nghệ thuật thế kỷ XVIII- XIX.

 - Cách mạng tư sản thành công, giai cấp tư sản tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp làm thay đổi nền kinh tế, xã hội. Để khẳng định sự thắng thế của CNTB với chế độ phong kiến cần tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của sản xuất, làm tăng năng suất lao động, đặc biệt là ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật.

 - Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và sự xâm nhập của kỹ thuật tiên tiến, sự ra đời của các học thuyết khoa học tự nhiên ( học thuyết tiến hoá của Đác-uyn ), học thuyết xã hội ( triết học duy vật của Mác –Ang-ghen ) .tạo điều kiện cho sự ra đời của các thành tựu khoa học kỹ thuật, văn học và nghệ thuật thế kỷ XVIII-XIX.

 - Những thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học, văn học, nghệ thuật thế kỷ XVIII-XIX và ý nghĩa xã hội của nó.

2. Kỹ năng:

 - Phân biệt được khái niệm “ Cách mạng tư sản”, “Cách mạng công nghiệp”

 - Hiểu và giải thích được các khái niệm và thuật ngữ: “Cơ khí hoá”, ” Chủ nghĩa lãng mạn”, ” Chủ nghĩa hiện thực phê phán” .

 - Bước đầu phân tích được vai trò của kỹ thuật, khoa học, văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển của lịch sử.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 14, Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII-XIX - Phạm Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ảnh về thành tựu khoa học kỹ thuật thế kỷ XVIII- XIX, chân dung các nhà bác học lớn, văn học, nhạc sĩ lớn: Niu-tơn, Đác-uyn, Lô-mô-nô-xốp ., tài liệu tham khảo 
	- Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động cá nhân/ nhóm
2. Chuẩn bị của học sinh:
	- Quan sát tranh ảnh, xây dựng bài mới. Tìm hiểu các thành tựu khoa học. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) 
- Điểm danh học sinh:	
- Học sinh vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu hỏi: 
	Câu 1: Nêu nội dung cương lĩnh của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga?
Câu 2: Cách mạng 1905-1907 có ý nghĩa như thế nào?
Dự kiến trả lời:
Câu 1: Nội dung cương lĩnh: Đảng tiến hành cách mạng XHCN, lật đổ chính quyền giai cấp tư sản, thành lập chính quyền vô sản.
Câu 2: 
	- Giáng một đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ, tư sản, làm suy yếu chế độ Nga hoàng 
	- Chuẩn bị cho cách mạng Tháng mười năm 1917 giành thắng lợi.
- Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuocj trên thế giới.
Giới thiệu bài: (1ph) 
	Vì sao Mác – Aêng-ghen lại nhận định “giai cấp tư sản không thể tồn tại nếu không luôn luôn cách mạng công cụ lao động”. Nhờ nó mà thế kỷ XVIII-XIX trở thành thế kỷ của những phát minh khoa học vĩ đại về tự nhiên và xã hộïi, là thếù kỷ phát triển của những trào lưu văn học, nghệä thuật với những tên tuổi còn sống mãi với thời gian. Chúng ta cùng tìm hiểu để nắm được nội dung cơ bản của bài. 
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
13’
* HOẠT ĐỘNG 1:
GV giảng: Để hoàn toàn chiến thắng chế độ phong kiến về kinh tế giai cấp tư sản cần tiếp tục cuộc cách mạng thứ hai sau cách mạng tư sản đó là cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII- XIX, tiếp theo là cách mạng khoa học kỹ thuật.
(H): Vậy yêu cầu của cuộc cách mạng đó là gì ? vì sao giai cấp tư sản phải đẩy mạnh tiến hành cuộc cách mạng này? 
(H): Nêu những thành tựu chủ yếu về kỹ thuật ở thế kỷ XVIII?
(H): Vì sao thế kỷ XIX được gọi là thế kỷ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước?
(H): Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu trong giao thông, liên lạc?
GV giảng: Trước đã có tàu chạy trên các đại dương (chạy bằng buồm ) còn hạn chế: đi lại chậm, mất thời gian. 1807 Phơn-tơn kỹ sư Mỹ đã đóng tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước đầu tiên có ưu điểm: đi nhanh, không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết .. ---> thúc đẩy hoạt động thương mại đường biển trở nên nhộn nhịp, nước Anh dẫn đầu về hoạt động đường biển với số lượng tàu lớn nhất chạy khắp các đại dương. 
* Tích hợp môi trường: 
(H): Cuộc cách mạng công nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sinh thái?
(H): Trong lĩnh vực nông nghiệp, quân sự dã đạt được những thành tựu như thế nào?
* HOẠT ĐỘNG 1:
- Lắng nghe
- Đẩy mạnh sự phát triển của nền sản xuất (từ sản xuấùt nhỏ sang nềøn sản xuất lớn )
- Sản xuất tư bản chủ nghĩa quyết định sự tồn tại của giai cấp tư sản: ”Giai cấp tư sản không thể tồn tại nếu không luôn luôn làm cách mạng công cụ lao động”
- Kỹ thuậït luyện kim được cải tiến, tiến bộ vượt bậc: lò Mác-tanh, lò Béc-xơ -me 
- Chế tạo máy công cụ: máy tiện, máy phay, sản xuất than, dầu hoả, sắt .
- Động cơ hơi nước được Giêm-oát phát minh năm 1784 được ứng dụng rộng rãi nhất trong giao thông vận tải.
- Vì sắt được làm ra nhiều nhằm phục vụ nhu cầu chế tạo máy móc, làm đường ray. Máy móc được phát minh nhằm làm tăng năng suất lao động, máy hơi nước được sử dụng rộng rải trong nhiều lĩnh vực.
- Năm 1807: Tàu thuỷ Phơn Tơn năm 1830 có hơn 500 tàu thuỷ hoạt động ở hải cảng của Anh 
- Năm 1814 chế được xe lửa, năm 1830 cả thế giới có 332 km đường sắt --> 1870 lên tới 200.000km, tốc độ 50 km /h.
- Giữa thế kỷ XIX máy điện tín phát minh ở Nga, Mỹ 
- Quan sát hình và lắng nghe
- Do cuộc cách mạng công nghiệp, nhiều loại máy móc được phát minh, nhiều nguồn nguyên vật liệu trong tự nhiên được khai thác và đưa vào sản xuất, giúp con người cải tạo và chinh phục tự nhiên, phát triển kinh tế. Tạo ra một khối lượng của cải phục vụ cuộc sống con người. Nhưng vì lợi nhuận nên con người đã khai thác quá mức, làm cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Thay đổi cảnh quan.
- Nông nghiệp: có nhiều tiến bộ về kỹ thuật, phương pháp canh tác, thế kỷ XIX phân hoá học được ứng dụng. Máy kéo, máy cày, máy gặt sử dụng rộng rãi 
- Quân sự: sản xuất nhiều loại vũ khí mới: Đại bác, súng trường, ngư lôi, chiến hạm vỏ thép, khí cầu .
I. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VỀ KĨ THUẬT:
* Công nghiệp: 
- Thế kỷ XVIII: Cải tiến kỹ thuật luyện kim, sản xuất gang thép, sắt 
- Động cơ hơi nước được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất 
* Giao thông vận tải: Tàu thuỷ và xe lửa chạy bằng máy hơi nước.
* Thông tin liên lạc: Máy điện toán.
* Nông nghiệp: Có nhiều tiến bộ về kỹ thuật và phương pháp canh tác: thế kỷ XIX phân bón hoá học, máy kéo, mày cày, máy gặt được sử dụng rộng rãi 
* Quân sự: Sản xuất nhiều loại vũ khí mới: đại bác, ngư lôi, súng trường .
6’
* HOẠT ĐỘNG 2:
GV: Cho học sinh đọc mục 1 SGK.
(H): Em có nhận xét gì về sự phát triển của khoa học tự nhiên thế kỷ XVIII-XIX?
(H): Em hãy kể tên các nhà bác học và các phát minh vĩ đại thế kỷ XVIII-XIX?
(H): Qua thành tựu của các phát minh khoa học nêu ý nghĩa, tác dụng của nó đối với xã hội? 
* HOẠT ĐỘNG 2:
- Học sinh đọc mục 1 SGK
- Khoa học tự nhiên phát triển mạnh với nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực.
- Niu-tơn: Thuyết vạn vật hấp dẫn 
-Lô-mô-nô-xốp: Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng 
- Năm 1837 Puốc-kin-giơ tìm ra sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật.
- Năm 1859 Đác-uyn: Đưa ra thuyết tiến hoá và di truyền có tác dụng to lớn thúc đẩy xã hội phát triển .
- Những phát minh: vận động biến chuyển của thế giới, thuyết tiến hoá của Đác-uyn giải thích quy luật tiến hoá của các loài, Định luật Vạn vật hấp dẫn ..chống lại quan điểm giáo lý thần học cho rằng thượng đế sinh ra muôn loài. 
- Các phát minh khoa học được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống ---> chuyển biến to lớn về đời sống kinh tếù, xã hội.
II. NHỮNG TIẾN BỘ VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI:
1. Khoa học tự nhiên:
- Thế kỷ XVIII-XIX khoa học tự nhiên đã đạt được những thành tựu tiến bộ vượt bậc: 
+ Toán học: Niu Tơn, Lép-ních, Lô-ba-sép-xki 
+ Hoá học: Men-đê-lê-éùùp 
+ Vật lý: Niu-tơn, Mô-nô-lô-xôp
+ Sinh vật: Đác Uyn, Puốc-kin-giơ 
- Các phát minh khoa học có tác dụng to lớn thúc đẩy xã hội phát triển 
6’
* HOẠT ĐỘNG 3:
GV: Em hãy nêu tên những học thuyết khoa học xã hội tiêu biểu thế kỷ XVIII- XIX ?
GV: Khoa học xã hội đạt được những thành tựu to lớn: Nhiều học thuyết khoa học xã hội ra đời. 
- Nội dung chủ yếu của các học thuyết khoa học xã hội luận bàn về các lĩnh vực xã hội khác nhau (chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng ---> qui luật vận động, phát triển biệïn chứng của xã hội; học thuyết chính trị kinh tế học ---> qui luật sản xuất hàng hoá; học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng ---> qui luật vận động của xã hội ), CNXH khoa học nêu qui luật vận động, đấu tranh giai cấp là tất yếu thúc đẩy xã hội phát triển ---> nội dung chủ yếu là đấu tranh phá bỏ ý thức hệ phong kiến đề xướng tư tưởng xây dựng xã hội tiến bộ. 
(H): Những học thuyết khoa học xã hội có tác dụng như thế nào, đối với sự phát triển xã hội?
* Tích hợp môi trường: 
(H): Những thành tựu về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có ý nghĩa thế nào?
* HOẠT ĐỘNG 3:
- Ơ ÛĐức: Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng ( Phoi-ơ Bách, Hê-ghen )
- Ở Anh: Học thuyết chính trị kinh tế học của Xmít và Ri-các-đô 
- Ở Pháp: Học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen 
- Học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác – Aêng-ghen 
---> Nhiều học thuyết khoa học xã hội ra đời 
- Lắng nghe
- Thúc đẩy xã hội phát triển, đấu tranh chống chế độ phong kiến xây dựng xã hội tiến bộ hơn
- Giúp con người hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới tự nhiên, tìm ra đựơc quy luật ứng xử và đối phó có hiệu quả đối với tự nhiên, tìm ra quy luật phát triển của xã hội.
2. Khoa học xã hội:
* Triết học:
- Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng ( Phoi-ơ Bách, Hê-ghen )
- Học thuyết chính trị kinh tế học của Xmít và Ri-các-đô 
- Học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh-xi Mông, Phu-ri-ê, Ô-oen 
- Học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác –Aêng-ghen 
- Thúc đẩy xã hội phát triển, đấu tranh chống chế độ phong kiến xây dựng xã hội tiến bộ hơn
6’
* HOẠT ĐỘNG 4:
(H): Em hãy tóm tắt các thành tựu văn học thế kỷ XVIII- XIX?
(H): Nội dung tư tưởng chủ yếu của các trào lưu văn học là gì?
(H): Bên cạnh những nhà thơ nhà văn, thế kỷ XVIII-XIX còn có những nhà tư tưởng lớn nào?
(H): Em hãy nêu những thành tựu về nghệ thuật (âm nhạc, hội hoạ )
GV: Giới th

File đính kèm:

  • docT14 -SU PHAT TRIEN CUA KT, KH, VH VA NGHE THUAT TK XVIII - XIX.doc