Giáo án Lịch sử 8 năm học 2010 – 2011 - Nguyễn Thị Hồng Gấm

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức. HS cần nắm được

- Những thủ đoạn vơ vét bóc lột của thực dân Pháp ở Thái Nguyên và phong trào đấu tranh của nhân dân từ cuối thế kỷ XIX đầu thế Kỷ XX.

- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của Khởi nghĩa Thái Nguyên 1917.

2. Tư tưởng.

- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, ý thức giữ gìn, xây dựng quê hương.

3. Kỹ năng.

- Phân tích, nhân xét, đánh giá lịch sử

- Liên hệ lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc.

II. Thiết bị

- Bản đồ khởi nghĩa Thái nguyên và một số tranh ảnh liên quan

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 năm học 2010 – 2011 - Nguyễn Thị Hồng Gấm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20 / 2 / 2011
Ngày giảng: 8A: 24 / 2 /2011	8B: 21 / 2 / 2011 	8C: 23 / 2 / 2011
Tiết 43 - Lịch sử địa phương Bài số 3
 thái nguyên trong thời kỳ pháp xâm lược, đô hộ
(từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX)
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức. HS cần nắm được
- Những thủ đoạn vơ vét bóc lột của thực dân Pháp ở Thái Nguyên và phong trào đấu tranh của nhân dân từ cuối thế kỷ XIX đầu thế Kỷ XX.
- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của Khởi nghĩa Thái Nguyên 1917.
2. Tư tưởng.
- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, ý thức giữ gìn, xây dựng quê hương.
3. Kỹ năng.
- Phân tích, nhân xét, đánh giá lịch sử
- Liên hệ lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc.
II. Thiết bị
- Bản đồ khởi nghĩa Thái nguyên và một số tranh ảnh liên quan
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học.
1. ổn định:
8A: .......................................	8B: ........................................... 8C: ....................................
2. KTBC:
- Em hãy trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Giới thiệu về tư liệu lịch sử Thái Nguyên
? Thủ đoạn vơ vét bóc lột của thực dân Pháp như thế nào?
- Chính trị
- Kinh Tế
- Văn hoá, giáo dục
? Đời sống của nhân dân dưới chế độ của Thực dân Pháp và phong kiến như thế nào?
- Đ/s của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên bị đẩy vào thảm cảnh: đói rét bệnh tật ... nguy cơ diệt tộc đã xuất hiện trong từng vùng từng dân tộc ... Căm thù bon cướp nước và bán nước sẵn có truyền thống chống ngoại xâm nhân dân Thái nguyên đã vùng dậy đấu tranh.
- HS đọc sách
- GV giới thiệu tranh : Cổng trại lính pháp xây năm 1913, Dinh công sứ tỉnh thái Nguyên (1896 - 1987)
? Hãy nêu những phong trào đấu tranh tiêu biểu?
- GV giới thiệu 
- HS quan sat lược đồ khởi nghĩa Thái Nguyên và xem 2 bức tranh: Trại lính ... và tranh Dinh công sứ... đã được vẽ lại và phóng to.
? Vì sao cuộc khởi nghĩa thái Nguyên bùng nổ?
? Lãnh đạo cuộc khởi ghĩa là ai?
- ảnh chân dung 2 nhà lãnh đạo Trịnh Văn cấn và Lương Ngọc Quyến.
? Em biết gì về 2 ông Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến?
- GV cung cấp thêm về 2 ông theo tài liệu... Trịnh Văn Cấn binh lính người Việt trong quân đội Pháp liên kết với nhóm chính trị phạm do Lương Ngọc Quyến đứng đầu...
?Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào?
- GV trình bày diễn biến
? Hãy nêu những nét chính của cuộc khởi nghĩa?
- Hướng dẫn học sinh trình bày những nét chính. 
? Vì sao khởi nghĩa thất bại?
- Nghĩa quân chưa chú ý truy kích ngăn chặn địch bỏ chạy, chặn viện binh địch và chưa phát triển thành phần tham gia khởi nghĩa
- Lực lượng pháp còn mạnh
? Mặc dù thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa đã có ý nghĩa sâu sắc, đó là gì?
- Sau này khi 2 ông mất để tưởng nhớ công lao và tấm ương anh dũng hy sinh của 2 ông và nghĩa quân, nhân dân ta đặt chùa thờ 2 ông: Chùa Phủ Liễn – Thành phố Thái Nguyên.
I. Thủ đoạn vơ vét bóc lột của thực dân Pháp ở Thái Nguyên và phong trào đấu tranh của nhân dân từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
1. Thủ đoạn của thực dân Pháp.
- Chính trị: chia Thái Nguyên thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.
- KT: kìm hãm sự phát triển CN, vơ vét bóc lột thuế, cướp rđ làm đồn điền .
- Văn hoá, giáo dục: Thực hiện chính sách ngu dân.
2. Phong tào đấu tranh của nhân dân từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
- Phong trào của Phùng Bá chỉ (1988 - 1895)
- Phong trào của Mã Sình Long 1897
- Phong trào binh lính đồn Hùng Sơn - Đại Từ (1892 - 1896) do Cai Bát chỉ huy.
- Tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Thái Nguyên 1917.
II. Khởi nghĩa Thái Nguyên 1917.
1. Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa.
- Do bất bình với chính sách tàn bào: “Dùng người Việt trị người Việt ” của TD Pháp.
- Lãnh đạo: Trịnh Văn Cấn và lương Ngọc Quyến.
2. Diễn biến.
- Đêm 30 rạng sáng ngày 31.8.1917 bắt đầu.
- Tháng 3 năm 1918 kết thúc
3. Kết quả
- Khởi nghĩa thất bại.
4. ý nghĩa.
- Là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của binh lính Việt Nam chống thực dân Pháp, nó giáng một đòn vào chính sách dùng người Việt .... cũng là một cuộc vùng dậy mãnh liệt của những người nông dân mặc áo lính, lấy súng giặc giết giặc. Tô tắm truyền thống yêu nước... 
 4. Củng cố.
- Gv khái quát lại bài
? Em có suy nghĩ như thế nào sau khi học xong bài khởi nghĩa Thái Nguyên?
5. Hướng dẫn tự học.
- Về nhà học bài, tìm hiểu thêm thông tin về cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên
- Chuẩn bị vở bài tập lịch sử.

File đính kèm:

  • docTiet 43 LSDP Thai Nguyen.doc
Giáo án liên quan