Giáo án Lịch sử 8 – Năm học: 2010 - 2011

A. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức: HS nắm:

- Những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị, x hội ở chu u trong cc thế kỉ XVI - XVII.

- Mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa lực lượng sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa với chế độ phong kiến. Từ đó, thấy được cuộc đấu tranh giữa tư sản và quý tộc phong kiến tất yếu nổ ra.

- Cách mạng Hà Lan - cuộc cách mạng tư sản đầu tiên.

- Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII. Ý nghĩa lịch sử và hạn chế của Cách mạng tư sản Anh.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng bản đồ, tranh, ảnh.

- Độc lập làm việc để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong quá trình học tập, trước hết là các câu hỏi, bài tập trong SGK.

3. Tư tưởng: Bồi dưỡng cho HS:

- Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.

- Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến.

 

doc145 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 8 – Năm học: 2010 - 2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân phương Tây.
3. Phong trào đấu tranh của công nhân các nước tư bản.
4. Sự phát triển của văn học-nghệ thuật, khoa học-kĩ thuật.
5. Chiến tranh thế giới thứ nhất.
* Những sự kiện lịch sử chính:
 Bảng thống kênhững sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại
Thời gian
Sự kiện
Kết quả
8-1566
Cách mạng Hà Lan
Lật đổ ách thống trị của Vương Quốc Tây Ban Nha
1640-1688
Cách mạng tư sản Anh
Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển
1775
Chiến tranh giành độc lập của các thộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
Anh công nhận nền độc lập của các thuộc địa. Thành lập hợp chúng quốc Hoa Kì (USA)
1789 - 1794
Cách mạng TS Pháp
Phá bỏ tận gốc chế độ phong kiến,mở đường cho CNTB phát triển, ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới.
2 - 1848
Tuyên ngôn của đảng cộng sản ra đời
Nêu qui luật phát triển của xã hội loài người và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Vai trò của giai cấp tư sản trong việc lật đổ chế độ tư bản, xây dựng xã hội mới.
1818 - 1849
Phong trào cách mạng ở Pháp và Đức
Giai cấp vô sản xác định được sứ mệnh của mình, có sự đoàn kết quốc tế trong phong trào công nhân.
1868
Minh Trị Duy Tân
Đưa Nhật Bản chuyển sang giai đoạn CNTB và chuyển sang CNĐQ
1871
Công xã Pa-Ri
Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, lật đổ giai cấp tư sản.
1911
Cách mạng Tân Hợi
Là cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến ở Trung Quốc, ảnh hưởngđến phong trào giải phóng dân tộc Châu Á.
1914 - 1918
10 - 1917
Chiến tranh thế giới thứ nhất
Cách mạng tháng mười Nga
- Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình thế giới sau chiến tranh.
- Cuộc cách mạng vô sản thắng lợi đầu tiên trên thế giới, mở đầu thời kì lịch sử thế giới hiện đại.
Củng cố – luyện tập: (5’)
Tuần: 13
Tiết PPCT: 25
Ngày soạn: 29/10/2010
Ngày giảng: 09/11/2010 (8a3, 8a4);
11/11/2010 (8a5, 8a6, 8a7).
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
(PHẦN TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945)
Chương I
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 - 1941)
Bài 15
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG \
(1917 – 1921)
A. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức: 
HS nắm:
Sự bùng nổ Cách mạng tháng Hai năm 1917 và từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười năm 1917. Kết quả của Cách mạng tháng Hai và tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
Cách mạng tháng Mười năm 1917: diễn biến chính, ý nghĩa lịch sử.
Tư tưởng:
Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc cách mạng XHCN đầu tiên trên thế Giới.
Kĩ năng:
Bồi dưỡng cho HS:
Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định vị trí nước Nga (trước cách mạng) và cuộc đấu tranh bảo vệ nước Nga (sau cách mạng)
Biết sử dụng, khai thác tranh ảnh, tư liệu để đưa ra nhận xét.
B. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ nước Nga trước chiến tranh TG
Tranh ảønh nước Nga trước và trong cách mạng tháng Mười
C. Tiến trình tổ chức dạy học:
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ: (5’)
Nêu 5 sự kiện tiêu biểu nhất của kịch sử thế giới cận đại.
Giảng bài mới: (33’)
Giới thiệu: (1’)
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng thế giới không ngừng phát triển. Nổi bật là thắng lợi của cách mạng tháng Mười ở nước Nga. Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra thời kì mới trong lịch sử nhân loại - lịch sử thế giới hiện đại.
Bài mới: (32’) 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
I - HAI CUỘC CÁCH MẠNG Ở NƯỚC NGA NĂM 1917
1. Tình hình nước Nga trước cách mạng
Biết được tình hình kinh tế - xã hội nước Nga trước cách mạng:
? Nêu những nét chính về tình hình nước Nga vào đầu thế kỉ XX.
? Quan sát hình 52, em hãy nêu nhận xét về tình hình nước Nga.
Học sinh đọc phần chữ in nhỏ để thấy nhân dân phải đứng lên đấu tranh.
- Chính trị: Nước Nga vẫn là một nước đế quốc quân chủ chuyên chế. Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.
- Kinh tế: suy sụp, đời sống nhân dân cực khổ.
- Xã hội: Mâu thuẫn giữa nhân dân với Nga hoàng trở nên sâu sắc.
- Những người nông dân trong tranh đều là nữ, trong khi đó người nam phải ra trận. Chứng tỏ nhân dân Nga đang gặp rất nhiều khó khăn.
- Đọc.
- Nước Nga là nước quân chủ chuyên chế. Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây hậu quả nghiêm trọng cho đất nước.
- Những mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp nơi.
2. Cách mạng tháng Hai năm 1917
Trình bày được những nét chính về diễn biến cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917:
Giáo viên tường thuật diễn biến cách mạng tháng Hai, minh hoạ bằng hình 53.
? Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai đã làm được những việc gì?
- Diễn biến:
+ Ngày 23 – 2 (8 – 3), 9 vạn nữ công nhân biểu tình ở Pê-tơ-rô-grát.
+ Ngày 27 - 2 dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn–sê-vích, công nhân chuyển từ bãi công chính trị thành khởi nghĩa trang.
- Kết quả:
+ Lật đổ chế độ Nga hoàng
+ Chính phủ lâm thời được thành lập.
- Chế độ quân chủ chuyên chế đã bị lật đổ. Quần chúng bầu ra các xô viết, giai cấp tư sản thành lập Chính phủ lâm thời.
- Ngày 23 - 2 (8 - 3), 9 vạn nữ công nhân biểu tình ở Pê-tơ-rô-grát. Ba ngày sau tổng bãi công bao trùm khắp thành phố biến thành khởi nghĩa vũ trang, nhất là được sự hưởng ứng của binh lính, khởi nghĩa thắng lợi. Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, nước Nga trở thành nước Cộng hòa.
- Phong trào cách mạng diễn ra trong cả nước, các Xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính được thành lập. Cùng lúc, giai cấp tư sản lập ra chính phủ lâm thời nhằm giành lại chính quyền từ tay các Xô viết.
3. Cách mạng tháng Mười năm 1917
Trình bày được những nét chính về diễn biến cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917:
? Sau cách mạng tháng Hai, tình hình nước Nga có điểm gì nổi bật?
? Hai chính quyền song song tồn tại có thể kéo dài hay không? Vì sao?
? Trước tình hình đó Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích có chủ trương như thế nào?
? Trình bày diễn biến chính của cuộc cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pê-tơ-rô-grát.
? Kết quả và tính chất của cuộc cách mạng là gì?
- Hai chính quyền song song tồn tại – Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
- Không. Đường lối hoạt động, phục vụ cho giai cấp nào.
- Chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
- Dựa vào hình 54, trình bày. Ngày 24 - 10, tại điện Xmô-nưi Lê-nin trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở Pê-tơ-rô-grát. Ngày 25 - 10 cung điện mùa đông bị chiếm. Đầu 1918, cách mạng thắng lợi.
- Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười giành được thắng lợi.
- Sau cách mạng tháng Hai, ở Nga tồn tại hai chính quyền song song: chính phủ lâm thời và các xô viết.
- Trước tình hình đó, Lê-nin và đảng Bôn-sê-vích tiếp tục làm cách mạng chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Trong khi đó, chính phủ lâm thời vẫn theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc.
- Đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Đêm 24 - 10, cuộc khởi nghĩa bùng nổ, quân khởi nghĩa chiếm được Pê-tơ-rô-grát. Ngày 25 - 10, chiếm được Cung điện Mùa Đông - nơi ẩn náo cuối cùng của chính phủ lâm thời. Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ.
Củng cố – luyện tập: (5’)
Tình hình nước Nga trước cách mạng? Vì sao nước Nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng?
Trình bày sự kiện chính của cách mạng tháng Mười 1917.
Dặn dò: (1’) Học bài cũ, xem bài mới. 
Tuần: 13
Tiết PPCT: 26
Ngày soạn: 01/11/2010
Ngày giảng: 12/11/2010 (8a3, 8a4, 8a5);
13/11/2010 (8a6, 8a7).
Bài 15
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG
(1917 – 1921)
(tiếp theo)
A. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức: 
HS nắm:
Biết được nét chính về việc xây dựng Chính quyền Xô viết sau thắng lợi của cách mạng.
Hiểu được những việc làm của chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu.
Trình bày được cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
Ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười.
Tư tưởng:
Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cách mạng đối với cuộc cách mạng XHCN đầu tiên trên thế Giới.
Kĩ năng:
Bồi dưỡng cho HS:
Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định vị trí nước Nga (trước cách mạng) và cuộc đấu tranh bảo vệ nước Nga (sau cách mạng).
Biết sử dụng, khai thác tranh ảnh, tư liệu để đưa ra nhận xét.
B. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ nước Nga Xô Viết chống thù trong, giặc ngoài (1918 - 1920).
Tranh ảnh liên quan
C. Tiến trình tổ chức dạy học:
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ: (5’)
Vì sao nước Nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng?
Trình bày diễn biến cách mạng tháng Mười năm 1917? Kết quả? 
Giảng bài mới: (33’)
Giới thiệu: (1’)
Cách mạng tháng Mười năm 1917 do đảng Bôn-Sê-vích và Lê-nin lãnh đạo đã lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất trên toàn quốc. Giành được chính 

File đính kèm:

  • doclich su 8 3 cot.doc
Giáo án liên quan