Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 9 - Năm học 2010-2011
1/ Mục tiêu bài học.
a/ Kiến thức.
Giúp HS nắm diễn biến sơ lược cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn hai và thắng lợi to lớn của quân dân Đại Việt.
b/ Tư tưởng.
Giáo dục lòng tự hào về tinh thần bất khuất chống ng xâm của dtộc thời Lý
c/ Kỹ năng.
Sử dụng lược đồ để tường thuật lại cuộc chiến đấu trên sông Như Nguyệt.
2/ Chuẩn bị :
a/ GV : Giáo án, lược đồ, tư liệu khác.
b/ HS : Học bài cũ. Cbị bài mới.
Ngày soạn: 9/10/10 Ngày giảng 7A,B: 12/10/10 Tuần 9 7C: 14/10/10 7D: 11/10/10 BàI 11 CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG ( 1075- 1077) (Tiếp..) Tiết 16 - II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI. ( 1076-1077) 1/ Mục tiêu bài học. a/ Kiến thức. Giúp HS nắm diễn biến sơ lược cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn hai và thắng lợi to lớn của quân dân Đại Việt. b/ Tư tưởng. Giáo dục lòng tự hào về tinh thần bất khuất chống ng xâm của dtộc thời Lý c/ Kỹ năng. Sử dụng lược đồ để tường thuật lại cuộc chiến đấu trên sông Như Nguyệt. 2/ Chuẩn bị : a/ GV : Giáo án, lược đồ, tư liệu khác. b/ HS : Học bài cũ. Cbị bài mới. 3/ Tiến trình dạy học. a/ Kiểm tra bài cũ. (3’) Câu hỏi: - Trình bày âm mưu XL Đại Việt của nhà Tống? - Trước âm mưu XL của nhà Tống triều Lí đã làm gì? Đáp án - Âm mưu: XL Đại Việt -> giải quyết tình hình khó khăn trong nước. - Chủ trương nhà Lí: Tấn công để tự vệ. 10- 1075 LTK chỉ huy 10 vạn quân tấn công vào Ung Châu, Châu Khâm, Châu Liêm b/ Dạy học bài mới. (1’) Sau khi rút quân về nước sau trận tập kích vào kho lương thảo khí giới của giặc Tống, Lý Thường Kiệt chuẩn bị cho cuộc kháng chiến ntn? Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh. Nội dung. Hỏi: Sau khi rút quân về nước LTK đã chuẩn bị cuộc kháng chiến ntn? Gv: Sử dụng lược đồ chú thích các mũi tên, ký hiệu trên lược đồ. Dự kiến địch kéo vào nước ta theo hai hướng : + Một đạo quân chặn giặc ở vùng biển Quảng Ninh do Lý Kế Nguyên chỉ huy ko cho thuỷ quân địch vượt qua. + Đường bộ được bố trí dọc chiến tuyến sông Cầu qua đoạn Như Nguyệt và xd phòng tuyến Như Nguyệt. + Ngoài ra các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới đã cho quân mai phục ở những vị trí quan trọng. Hỏi: Vì sao Lý Thường Kiệt lại chọn khúc sông Cầu làm phòng tuyến chống quân Tống? Hỏi: Em có nhận xét gì về phòng tuyến Như Nguyệt? Gv kết luận : vững chắc, giống như một bức tường thành, một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua Hỏi: Thái độ của nhà Tống ntn?Sau thất bại ở Ung Châu? Giảng: Cuối 1076, 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến cùng 20 vạn dân phu do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy kéo vào nước ta. Hỏi: Em cón nhận xét gì về lực lượng của giặc? Gv: Tống Thần Tông đã từng tuyên bố “ Sau khi Giao Chỉ (Đại Việt) thua hãy đặt thành quận huyện và cai trị và hãy sung công của cải” và nếu thắng được Đại Việt thì “ thế Tống sẽ tăng và các nước Liêu – Hạ sẽ phải kiêng nể” Hỏi: Em có suy nghĩ gì về câu nó i của vua Tống? Gv dùng lược đồ tường thuật lại cuộc tiến công xâm lược của quân Tống. 08-01-1077 Quách Quỳ chỉ huy bộ phận chủ yếu vượt qua ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta bị phòng tuyến Như Nguyệt chặn lại. Quân thủy từ QĐ theo đường Bắc đảo Hải Nam tiến vào vịnh Bắc Bộ bị Lý Kế Nguyên chặn đánh. Hỏi: Việc Lý Kế Nguyên cầm quân chặn Tống có ý nghĩa gì? Gv: treo lược đồ “Phòng tuyến sông Như Nguyệt” miêu tả cuộc tiến công tuyệt vọng của quân Tống. Hỏi: Mãi không thấy quân thuỷ đến quân Tống đã làm gì? Hỏi: Nhà Lý đã cbị phản công ntn? Hỏi: Thất vong, Quách Quỳ đã làm gì? Hỏi: Bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt ra đời trong bối cảnh đó có ý nghĩa như thế nào? Gv: Đây được xem là bảng tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Mô tả lược đồ “ Trận phản công trên phòng tuyến Như Nguyệt” Cuối xuân 1077 LTK mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch, đang đêm quân ta lặng lẽ vượt sông Như Nguyệt bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc. Hỏi: Vì sao quân ta đang ở thế thắng có thể tiêu diệt toàn bộ quân xâm lược, nhưng LTK lại cử người sang thương lượng và giảng hòa với Quách Quỳ? Hỏi: Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của LTK? Hỏi: Vì sao quân dân ta kháng chiến chống Tống giành thắng lợi? Hỏi: Chiến thắng của quân dân ta có ý nghĩa lịch sử ntn? Hỏi: Qua cuộc chiến đấu này các em rút ra bài học gì cho bản thân? - LTK hạ lệnh cho các đp cbị bố phòng - Bố trí một l2 thủy binh đóng ở Đông Kênh... - Bộ binh được bố trí dọc tuyến sông... Hs quan sát trên lược đồ. - Là vị trí chặn ngang các hướng tấn công của địch từ Quảng Tây - Thăng Long. - Đây được ví như chiến hào tự nhiên khó vượt qua. - Tức giận vội vã xúc tiến đem quân xâm lược - Quân đông, tướng dày dặn kinh nghiệm, đủ các loại binh chủng tham gia. - Đây là trận đánh quyết định vận mệnh của Tống đây là cuộc chiến mang ý nghĩa quan trọng - Làm cho cánh quân thuỷ kkông tiến sâu vào đc để hỗ trợ cho đồng bọn. - HS trình bày cuộc tiến công trên lược đồ: Tại phòng tuyến cả hai đều giữ thế phòng thủ, quân Tống không dám vượt sông chờ tiếp viện - Tìm cách tấn công qta, chúng bắc cầu phao, đóng bè vượt sông đánh vào phòng tuyến của ta. - Nhà Lý kịp thời phản công mãnh liệt.. - Quách Quỳ ra lệnh “ Ai bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố phòng ngự, quân sĩ chán nản, mệt mỏi, chết dần chết mòn. - Khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta làm cho địch hoang mang, khẳng định nước Nam là nước có chủ. - Vì : + Để đảm bảo mối quan hệ giao bang + Để không làm tổn thương danh dự của nước lớn - Cách tấn công: chủ động táo bạo, phòng thủ.. - Tinh thần đoàn kết.. Chiến thuật đánh vào lòng người” chiến tranh tâm lí” của LTK.. - Là trận đánh tuyệt vời.. - Nền độc lập...đc củng cố. - Quân Tống từ bỏ âm mưu xl ĐV - Hs: Ý kiến riêng 1/ Kháng chiến bùng nổ. (18’) - Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương chuẩn bị bố phòng. - Xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt - Thất bại ở Ung Châu nhà Tống xúc tiến ngay việc xâm lược nước ta. - Tháng 1/1077 quân Tống tiến vào nước ta bằng hai cánh quân thủy và bộ. Quân ta chặn địch ở nhiều nơi, cánh quân thuỷ bị ta chặn ở vùng biển Quảng Ninh 2/ Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt. (18’) * Diễn biến. - Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt. Quân Tống ngày càng lâm vào thế khó khăn, cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông đánh thẳng vào đồn giặc. * Kết quả. - Quân Tống chết quá nửa - Quách Quỳ chấp nhận giảng hòa và rút quân về nước. * ý nghĩa. - Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. - Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố. - Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. c. Bài tập củng cố: (4’) 1/ Vì sao Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt lập phòng tuyến chặn giặc? 1 Vì sông Như Nguyệt khó có thể vượt qua. 1 Vì sông Như Nguyệt chặn mọi ngả đường bộ từ Quảng Tây vào T Long. 1 Vì lập phòng tuyến ở đây có thể bảo vệ được kinh thành Thăng Long. 1 Vì đây là đoạn sông rất quan trọng. 2/ Hãy nối các niên đại với các sự kiện dưới đây sao cho đúng? Niên đại Sự kiện 1. Năm 1054. A. Nhà Lý thành lập. 2. Năm 1009. B. Dời đô về Đại La. 3. Năm 1010. C. Đổi tên nước là Đại Việt 4. Năm 1075. D.Tấn công thành Ung Châu. 5. Năm 1077. E. Chiến thắng ở Như Nguyệt Gv cho HS lên bảng đền ký hiệu vào lược đồ trống thể hiện trận phản công trên phòng tuyến Như Nguyệt. GV nhận xét, cho điểm các tổ làm tốt, xuất sắc d. Dặn dò: (1’) - HS học bài hoàn tất lược đồ trận phản công trên phòng tuyến Như Nguyệt. - Chuẩn bị cho tiết sau học bài ôn tập.
File đính kèm:
- Tuan 9.doc