Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 37 - Năm học 2010-2011

1. Mục tiêu bài học:

a. Kiến thức:

 Về lịch sử thế giới trung đại: Giúp hs củng cố những hiểu biết đơn giản, những đặc điểm chính của CĐPK phương Đông (đặc biệt là Trung Quốc) và phương Tây; thấy được sự khác nhau giữa XH PK phương Đông và phương Tây.

 Về lịch sử VN: Giúp hs thấy được quá trình phát triển của lịch sử VN từ TK X đến nửa đầu TK XIX với nhiều biến cố lịch sử.

b. Tư tưởng

 Gd cho hs ý thức trân trọng những thành tựu mà nhân loại đẫ đạt được thời trung đại, Gd lòng tự hào về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

c. Kỹ năng:

Trình bày các sự kiện đã học, phân tích một số sự kiệ, quá trình lịch sử, rút ra kết luận .

2. Chuẩn bị:

a. Gv: Giáo án, lược đồ thế giới trung đại, lược đồ VN, lược đồ các cuộc k/c chống ngoại xâm (tranh ảnh nếu có)

b. Hs: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 37 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	7/5/2011	 Tuần 37	 Ngày giảng 7A,B,C,D: 10/5/2011	Bài 30 - Tiết 67
TỔNG KẾT
1. Mục tiêu bài học:
a. Kiến thức: 
	Về lịch sử thế giới trung đại: Giúp hs củng cố những hiểu biết đơn giản, những đặc điểm chính của CĐPK phương Đông (đặc biệt là Trung Quốc) và phương Tây; thấy được sự khác nhau giữa XH PK phương Đông và phương Tây.
	Về lịch sử VN: Giúp hs thấy được quá trình phát triển của lịch sử VN từ TK X đến nửa đầu TK XIX với nhiều biến cố lịch sử.
b. Tư tưởng 
	Gd cho hs ý thức trân trọng những thành tựu mà nhân loại đẫ đạt được thời trung đại, Gd lòng tự hào về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.	
c. Kỹ năng:
Trình bày các sự kiện đã học, phân tích một số sự kiệ, quá trình lịch sử, rút ra kết luận .
2. Chuẩn bị:
a. Gv: Giáo án, lược đồ thế giới trung đại, lược đồ VN, lược đồ các cuộc k/c chống ngoại xâm (tranh ảnh nếu có)
b. Hs: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
	b. Bài mới.
	*Giới thiệu bài: (1’) Các em đã được học những nét cơ bản về lịch sử thế giứi trung đại, lịch sử VN bài học hôm nay thầy cùng các em đi tổng kết lại phần kiến thức.
1. Những nét lớn về tình hình XH, kinh tế, văn hoá thời phong kiến. (16’)
	Gv: chia lớp thành 3 nhóm 3 câu hỏi tương ứng:
Hỏi: a, XH PK đã được hình thành và phát triển ntn? cơ sở kinh tế của XHPK là gì?
b, Các giai cấp cơ bản của XH PK là gì?	 
c,Thể chế chính trị của CĐPK là gì?
Hs thảo luận nhóm trả lời:
 a, - XH PK hình thành trên cơ sở tan rã của XH cổ đại.
 - XHPK phát triển qua các giai đoạn: Hình thành -> phát triển cực thịnh 
 -> suy vong. 
 - Cơ sở kinh tế XH: nông nghiệp là nền tảng, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.
	 b, - Phương Đông: Địa chủ - nông dân lĩnh canh.
	 - Phương Tây: Lãnh chúa – nông nô.
	 c, Chế độ quân chủ (vua đứng đầu)
2. Sự khác nhau giữa XHPK phương Đông và XHPK châu Âu: (20’)
	? Những điểm giống nhau?
	 Hs trình bày
	? Những điểm khác nhau?
	- Thời điểm và thời gian ra đời?
	- Cơ sở kinh tế - XH?
	- Thể chế chính trị?
	 Hs trình bày:
	- XHPK phương Đông ra đời sớm hơn và tồn tại lâu hơn so với XHPK châu Âu
	- Ở phương Đông sản xuất nông nghiệp là chủ yếu,kinh tế công thương nghiệp không phát triển. Ở phương Tây sau TK XI thành thị trung đại xuất hiện -> nền kinh tế trong thành thị trung đại tồn tại song song với nền kinh tế lãnh địa.
	- Phương Đông: vua có quyền lực tối cao, phương Tây quyền lực của vua bị hạn chế trong lãnh địa. TK XV – XVI là giai đoạn suy vong CNTB dần hình thành trong lòng XHPK đang suy tàn.
3. Hãy nêu tên các vị anh hùng đã có công chốnh giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc.
	Hs tự tìm và trình bày.
4. Trình bày sự phát triển kinh tế nước ta từ TK X đến nửa đầu TK XIX
	Gv hướng dẫn hs lập bảng thống kê 
Nội dung
CÁC THỜI ĐẠI
Ngô- Đinh- Tiền Lê
Lý - Trần
Lê sơ
TK XVI- XVIII
Nửa đầu TK XIX
Nông nghiệp
- Khuyến khích sản xuất.
- Tổ chức lễ cày tịch điền.
- Chú ý đào vét kênh ngòi
- Ruộng đất tư ngày càng nhiều, xuất hiện điền trang, thái ấp.
Thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”
- Thực hiện phép quân điền.
- Đặt các cơ quan chuyên trách như khuyến nông sứ...
- Đàng Ngoài: Bị trì trệ, kìm hãm.
- Đàng Trong: Có những bước phát triển.
- Vua Quang Trung ban hành “Chiếu khuyến nông”
- Khai hoang, lập ấp, lập đồn điền.
- Việc sửa đắp đê không được chú trọng
Thủ công nghiệp
- Xd một số xưởng thủ công nhà nước.
- Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển
Xuất hiện nghề gốm Bát Tràng
- 36 phường thủ công ở Thăng Long.
- Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp
- Xuất hiện công xưởng
Nhiều làng nghề thủ công
- Xuất hiện nhiều xưởng, làng thủ công.
- Nghề khai thác mỏ được mở rộng.
Thương nghiệp
- Đúc tiền đồng lưu thông trong nước.
- Xuất hiện trung tâm buôn bán, chợ làng quê
- Đẩy mạnh ngoại thương. 
 - Thăng Long là trung tâm kinh tế sầm uất
Khuyến khích mở chợ.
- Hạn chế buôn bán với nước ngoài
- Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, đô thị.
- Buôn bán với nước ngoài được MR nhưng sau có phần hạn chế
- Nhiều thành thị. thị tứ mới.
- Hạn chế buôn bán với người phương Tây.
c/ Củng cố : (3’)
	Gv khái quát lại toàn bộ nội dung tổng kết.
d/ Hướng dẫn về nhà: (1’)
	- Hs học bài, ôn bài chuẩn bị Kiểm tra HK II
--------------------------------------
Ngày soạn: 9/ 5/2011	 	 Ngày giảng 7A: 12/ 5/2011
	 7B: 13/ 5/2011
	 7C,D: 14/5/2011
Tiết 68	KIỂM TRA HỌC KÌ II
1. Mục tiêu kiểm tra:
 Thông qua bài kiểm tra để đánh giá tình hình học tập của các em qua đó để nắm bắt được một cách cụ thể sức học của từng em trong lớp từ đó rút ra cho mình phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.
2. Chuẩn bị.
	a. Giáo viên: Ra đề và đáp án + Biểu điểm.
	b. Học sinh: Ôn tập, chuẩn bị kiến thức.
3. Tiến hành kiểm tra.
	a. ổn định tổ chức lớp.
	b. Kiểm tra.
A/ ĐỀ BÀI
I/ Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Vì sao Nguyễn Nhạc lại phải tạm hoà hoãn với quân Trịnh?
Do họ Nguyễn yếu hèn không chống lại được quân Trịnh.
Hoà hoãn giúp cho nghĩa quân lấy lại sức lực, củng cố lực lượng.
Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: Phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.
Câu 2: Nguyên nhân chính dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân Đàng Ngoài là:
Kinh tế suy thoái về mọi mặt.
Vua chúa, quan lại tham nhũng bóc lột nhân dân.
Ruộng đất bị bọn địa chủ, quan lại lấn chiếm.
Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Trong việc hồi phục kinh tế vì sao Quang Trung chú ý đến phát triển nông nghiệp?
Nông nghiệp cung cấp nguồn lương thực để nuôi quân đội dánh giặc.
Nông nghiệp là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của nền kinh tế nước ta lúc đó.
Do các ngành công, thương nghiệp bị chiến tranh tàn phá. 	
Câu 4: Điền vào chỗ trống những hiểu biết của em về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
Người chỉ huy.tự xưng là.
Bộ chỉ huy có..
Nơi diễn ra hội thề.
 - Ngày dựng cờ khởi nghĩa.
II. Tự luận: 
Câu1: Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? Chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn dẫn tới hậu quả gì?
	Câu 2 Vì sao quân Thanh xâm lược nước ta? Trình bày cuộc đại phá quân Thanh của Quang Trung (1789)
B. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
I/ Trắc nghiệm: 4 điểm (Mỗi câu đúng được 1 điểm)
Câu
 1
 2
 3
4
Đáp án
 C
D
B
- Lê Lợi; Bình Định Vương
- 19
- Lũng Nhai
- 7-2-1418
II Tự luận: 6 điểm
Câu1/ (3 điểm ) 
 * Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền:
Năm 1802, Nguyễn ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọ Phú Xuân ( Huế ) làm kinh đô.
Chia nước ta thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc.
Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành luật ; Gia Long.
Quan tâm củng cố quân đội.
Đối ngoại: thần phục nhà Thanh một cách mù quáng.
 * Hậu quả: Thúc đẩy nước Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta.
Câu 2: 
	 * Nguyên nhân: Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh.
	 * Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)
	 - Tiến quân ra Bắc:
	 + Tháng 11/1788 Nguyễn Huệ lân ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung tiến quân ra Bắc.
	 + 1/1789 QT tập kết quân ở Tam Điệp.
	- Diễn biến:
	 + Đêm 30 tết : Trận sông Gián Khẩu
	 + Đêm mùng 3 tết : Trận Hà Hồi
	 + Mùng 5 tết: trận Ngọc Hồi – Khương Thượng – Đống Đa.
	- Kết quả: Trong 5 ngày đem ta đã quét sạch 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi.

File đính kèm:

  • docTuan 37.doc