Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 35 - Năm học 2010-2011

1. Mục tiêu:

a) Kiến thức:

 Giúp cho học sinh khái quát những sự kiện lịch sử quan trọng của chương V, VI. Đặc biệt là chế độ phong kiến triều Nguyễn và sự phát triển của văn hóa đó.

b) Tư tưởng:

 Giáo dục niềm tin vào truyền thống dân tộc.

c) Kĩ năng:

 Rèn kĩ năng tổng hợp, khái quát, so sánh, phân tích thấy được sự suy yếu của chế độ phong kiến Nguyễn, rút ra kết luận, lập niên biểu các sự kiện lịch sử.

2. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Bảng phụ – Bản đồ các cuộc khởi nghĩa của nông dân thế kỉ XVIII.

 - Học sinh: Xem lại các bài đã học.

3. Tiến trình lên lớp:

 a/ Kiểm tra bài cũ:

 ? Nền kinh tế nước ta thế kỉ XVIII và nửa thế kỉ XIX như thế nào?

 - Thời Quang Trung có hướng phát triển, thời các vua Nguyễn đê điều không được chú trọng . . .

 ? Nền văn hóa nước ta thế kỉ XVIII và nửa thế kỉ XIX như thế nào?

 - Văn học bác học và văn học dân gian phát triển rực rỡ . . .

 Giáo viên nhận xét phần KTBC.

 b/ Giảng bài mới:

 Giới thiệu bài: Các em đã học xong chương V và chương VI, đặc biệt là thời chế độ phong kiến nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn đã xây dựng chế độ phong kiến tập quyền và sự phát triển qua nền khoa học kĩ thuật.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 35 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	23/4/2011	 Tuần 35	 Ngày giảng 7A,B,C,D: 26/4/2011
Tiết 65 	 LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ 
1. Mục tiêu:
a) Kiến thức:
 Giúp cho học sinh khái quát những sự kiện lịch sử quan trọng của chương V, VI. Đặc biệt là chế độ phong kiến triều Nguyễn và sự phát triển của văn hóa đó.
b) Tư tưởng:
 Giáo dục niềm tin vào truyền thống dân tộc.
c) Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng tổng hợp, khái quát, so sánh, phân tích thấy được sự suy yếu của chế độ phong kiến Nguyễn, rút ra kết luận, lập niên biểu các sự kiện lịch sử.
2. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Bảng phụ – Bản đồ các cuộc khởi nghĩa của nông dân thế kỉ XVIII.
	- Học sinh: Xem lại các bài đã học.
3. Tiến trình lên lớp:
 a/ Kiểm tra bài cũ: 
	 ? Nền kinh tế nước ta thế kỉ XVIII và nửa thế kỉ XIX như thế nào?
	- Thời Quang Trung có hướng phát triển, thời các vua Nguyễn đê điều không được chú trọng . . .
	? Nền văn hóa nước ta thế kỉ XVIII và nửa thế kỉ XIX như thế nào?
	- Văn học bác học và văn học dân gian phát triển rực rỡ . . .
	Giáo viên nhận xét phần KTBC.	
	 b/ Giảng bài mới:
	 Giới thiệu bài: Các em đã học xong chương V và chương VI, đặc biệt là thời chế độ phong kiến nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn đã xây dựng chế độ phong kiến tập quyền và sự phát triển qua nền khoa học kĩ thuật.
Bài tập 1: Nguyễn ánh dựa vào các thế lực nước ngoài và tầng lớp địa chủ trong nước lật đổ triều Tây Sơn, lập ra nhà Nguyễn năm 1802. Đánh dấu x vào ô trống mà em cho là đúng: 
	a. Vì quyền lợi của dân tộc nên Nguyễn ánh đã tập trung lực lượng để lật đổ triều Tây Sơn, mở đường cho đất nước phát triển.
	b. Với ý đồ phục thù vì quyền lợi ích kỉ của dòng tộc, giai cấp, Nguyễn ánh đã âm mưu lật đổ triều Tây Sơn (thời kì Nguyễn Quang Toản)
	c. Việc lật đổ triều Tây Sơn là do một yêu cầu khác nằm ngoài ý muốn của Nguyễn ánh.
	-> Chọn câu b.
Bài tập 2: Nông nghiệp dưới thời Nguyễn được phản ánh qua thông tin sau:
	a. Diện tích khai hoang tăng lên đáng kể.
	b. Nhà nước trói buộc nông dân vào ruộng đất để thu thuế và phu dịch.
	c. Việc di dân lập ấp được tiến hành nhiều ở các tỉnh phía Nam.
	d. Nông dân bị địa chủ cường hào cướp đoạt ruộng đất.
	e. Diện tích ruộng đất bị bỏ hoạng nhiều.
	-> Chọn câu a.
Bài tập 3: Kinh tế công thương nghiệp nước ta thời Nguyễn được phát họa như thế nào?
	- Nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đúc tàu hình thành ở các trung tâm lớn như: Huế, Hà Nội, Gia Định.
	- Ngành khai thác mỏ được mở rộng nhưng với kĩ thuật lạc hậu.
	- Các nghề thủ công buôn bán trong nhân dân tiếp tục phát triển nhưng phải chịu tô thuế nặng nề.
	- Nội ngoại thương hoạt động nhộn nhịp qui định người phương Tây không chịu mở cửa hàng và chỉ được ra vào ở một số cảng nhất định.
	- ở Nam bộ xuất hiện nhiều thị tứ mới.
	a. Nêu nhận xét của em về tình hình công thương nghiệp?
	 - Có điều kiện phát triển nhưng bị nhà Nguyễn kìm hãm.
	b. Theo em nếu dỡ bỏ yếu tố nào sau đây thì sẽ tạo điều kiện cho kinh tế phát triển?
	 - Yếu tố ngoại thương: cho người phương Tây vào hoạt động.
Bài tập 4: Em hãy xác định các địa điểm nơi hoạt động của nghĩa quân (các cuộc khởi nghhĩa nông dân) dưới triều Nguyễn?
	Học sinh điền vào lược đồ và cử đại diện nhóm trình bày.
Bài tập 5: Nêu khái quát tình hình đời sống của nhân dân dưới chế độ phong kiến tập quyền triều Nguyễn?
	- Nhân dân đói khổ, chịu cảnh đói, bệnh dịch, phu phen nặng nề.
Bài tập 6: Em hãy xác định nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa nhân dân dưới triều Nguyễn. Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa đó?
	- Các cuộc khởi nghĩa còn rời rạc nhưng liên minh chặt chẽ với nhau.
Bài tập 7: Em đã được học những tác phẩm nào của các tác giả lớn ở thời kì cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thề kỉ XIX và nêu nội dung của văn học ở thời kì này?
	- Nguyễn Du
	- Hồ Xuân Hương
	- Đoàn Thị Điểm
	- Bà huyện Thanh Quan
	- Nội dung: Phản ánh những tội ác, bất công của xã hội thời bấy giờ.
c/ Củng cố và luyện tập: 
? Hãy nêu một số thành tựu văn học nghệ thuật và khoa học kĩ thuật ở nước ta cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX?
? Những thành tựu khoa học kĩ thuật trên phản ánh điều gì?
d/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
	- Về nhà học bài, và ôn lại tất cả các bài đã học ở HK II. 
	- Chuẩn bị tiết sau: ôN TậP
Ngày soạn: 	26/4/2011	 	 	 Ngày giảng 7A: 28/4/2011
	 7B: 29/4/2011
	 7C,D: 3/5/2011
Tiết 66 	ÔN TẬP CHƯƠNG V VÀ CHƯƠNG VI
1. Mục tiêu bài dạy.
- Nắm được những thành tựu trong lĩnh vực xây dựng kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục nửa đầu thế kỉ XIX. 
- Củng cố tinh thần yêu nước, tự hào và tự cường dân tộc cho học sinh.
- Giúp học sinh biết sử dụng bản đồ, so sánh đối chiếu các sự kiện lịch sử, hệ thống các sự kiện lịch sử để rút ra nhận xét.
2. Chuẩn bị.
a. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, lược đồ các cuộc Kn, tranh ảnh ..
b. Học sinh: Học bài cũ, trả lời các câu hỏi sgk.
3. Phần thể hiện trên lớp.
a. Kiểm tra bài cũ. (4')
 Câu hỏi: Kể tên những công lao to lớn của người anh hùng Ng Huệ đối với nước ta?
	Trả lời: - Đánh đuổi quân xl Xiêm , Thanh.
Xây dựng kinh tế, văn hoá ổn đinh xh, củng cố quốc phòng an ninh ..
 - Thống nhất đất nước.
	b. Bài mới: (37’)
	 Giới thiệu bài: (1’) Qua những kiến thức các em đã học ở chương V và chương VI tiết học này thầy cùng các em đi tổng hợp lại phần kiến thức.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Những biểu hiện suy yếu của nhà nước pk tập quyền? điều đó dẫn đến các cuộc chiến tranh nào? Hậu quả của các cuộc chiến tranh pk?
	- Vua quan ăn chơi xa xỉ, nội bộ triều đình mâu thuẫn, quan lại đp lộng quyền ức hiếp dân.
	- Các cuộc chiến tranh: Nam - Bắc triều và chiến tranh Trịnh - Nguyễn.
	- Hậu quả: Gây tổn thất nặng nề cho nd, phá vỡ khối đoàn kết, thống nhất đất nước.
Câu 2: Quang Trung đặt nền tảng cho sự thống nhất đất nước ntn?
	 - QT đã chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn:
	+ Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1771)
+ Lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài (1786) vua Lê (1788)
+ Xoá bỏ sự chia cắt đất nước.
+ Đánh tan quân xl Xiêm, Thanh.
Câu 3: Nhà Nguyễn lập lại chế độ PK tập quyền ntn?
	- Đặt kinh đô, quốc hiệu.
	- Tổ chức bộ máy quan lại ở triều đình, các địa phương
Câu 4: Lập bảng thống kê tình hình kinh tế, văn hoá nửa đầu TK XIX.
Stt
Tình hình
Nửa đầu TK XIX
1
Nông nghiệp
- Các vua Nguyễn chú ý việc khai hoang, lập ấp, lập đồn điền.
- Việc sửa đắp đê không được chú trọng.
2
Thủ công nghiệp
- Xuất hiện nhiều xưởng, làng thủ công.
- Nghề khai thác mỏ được mở rộng.
3
Thương nghiệp
- Nhiều thành thị. thị tứ mới.
- Hạn chế buôn bán với người phương Tây.
4
Văn học, nghệ thuật
- Văn học bác học, văn học dân gian phát triển rực rỡ (Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương)
- Nghệ thuật sân khấu chèo tuồng, tranh dân gian, nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng.
5
Khoa học - kĩ thuật
- Sử học, địa lí, y học đạt nhiều thành tựu (Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Lê Hữu Trác)
- Tiếp thu kĩ thuật máy móc tiên tiến của phương Tây.
c. Củng cố, luyện tập: (3’)
	Gv y/c hs ôn tập theo hệ thống câu hỏi, chuẩn bị kiểm tra.
d. Hướng dẫn về nhà. (1’)
	- Hs học bài chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.
	- Chuẩn bị bài: Tổng kết.

File đính kèm:

  • docTuan 35.doc