Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 35

I. MỤC TIÊU :

 Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về lịch sử Việt Nam

II. CHUẨN BỊ:

 GV: SGK, SGV, Giáo án,

 HS: SGK, xem lại các bài học

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định :

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Tổ chức hoạt động dạy học:

a. Giới thiệu bài:

b. Bài mới: GV hướng dẫn HS làm các bài tập sau:

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 35, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN35 
Ns: 
Nd: 
ƠN TẬP
I. MỤC TIÊU :
 Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về lịch sử Việt Nam 
II. CHUẨN BỊ:
 GV: SGK, SGV, Giáo án,
 HS: SGK, xem lại các bài học 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định :
Kiểm tra bài cũ:
Tổ chức hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài:
Bài mới: GV hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
1/ Nêu tên các phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI (Thời gian, tên cuộc khởi nghĩa, địa bàn hoạt động).
Thời gian
Tên cuộc khởi nghĩa
Địa bàn hoạt động
_ Năm 1511
_ Năm 1512
_ Năm 1515
_ Năm 1516
_ Trần Tuân.
_ Trịnh Hưng, Lê Huy.
_ Phùng Chương.
_ Trần Cảo.
_ Hưng Hoá (Tây Bắc) và Sơn Tây (Phú Thọ).
_ Từ Nghệ An đến Thanh Hóa.
_ Núi Tam Đảo.
_ Đông Triều (Quảng Ninh).
Câu2.Vì sao hình thành Nam Bắc triều ? Cuộc chiến tranh Nam _Bắc triều diễn ra như thế nào?
+ hình thành Nam- Bắc triều:
 Khi triều Lê suy yếu, diễn ra tranh chấp giữa các phe phái càng quyết liệt. Lợi dụng tình hình đó 1527, mạc đăng Dung cướp ngội nhà Lê lập ra nhà Mạc-->Bắc triều.
1533,Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa lập một người thuộc nhà Lê lên làm vua lấy danh nghĩa “ phù Lê diệt Mạc”--> Nam triều.
 +Diẫn biến: Nam – Bắc triều đánh nhau liên miên hơn 50 năm từ Thanh – Nghệ ra Bắc.Năm 1592 Nam triều chiếm được Thăng Long, nhà Mạc rút lên Cao Bằng à chiến tranh chấm dứt.
Câu 3.Sự hình thành “ Vua Lê chúa Trịnh” ở Đàng ngoài và “ chúa Nguyễn” ở Đàng trong như thế nào?
-1592, cuộc xung đột Nam- Bắc triều kết thúc, Trịnh Tùng xưng vương xây dựng phủ chúa bên cạnh triều đình vua Lê, Họ Trịnh nắm toàn bộ quyền hành nhưng phải dựa vào danh nghĩa vua Lê nên gọi là vua Lê – chúa Trịnh ở ĐàngNgoài.
- Ở Đàng Trong con cháu họ Nguyễn thay nhau nắm quyền nên gọi là chúa Nguyễn.
Câu 4. Cuộc chiến tranh Nam Bắc triều và Trịnh Nguyễn đa dãn đến hậu quả gi?
- Đất nước bị chia cắt.
- Nhân dân cực khổ.
- Ở sông Gianh nhân dân phải chuyển đi nơi khác.
- Làm tổ thương cho sự phát triển của đất nước
Câu 5/ Lập bảng tóm tắt các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Thời gian
Tên cuộc khởi nghĩa
Địa bàn hoạt động
Năm 1737	
Nguyễn Duy Dương
Sơn Tây.	
Năm 1738 - 1770
Lê Duy Mật
Thanh Hoá, Nghệ An.	
Năm 1740 - 1751
Nguyễn Danh Phương
Núi Tam Đảo, Sơn Tây, Tuyên Quang.	
Năm 1741 - 1751
Nguyễn Hữu Cầu
Đồ Sơn à Kinh Bắc à Sơn Nam à Thanh Hoá à Nghệ An.	
Năm 1739 - 1769
Hoàng Công Chất
Sơn Nam, Tây Bắc.
Câu6: Nêu những chính sách của vua Quang Trung trong xây dựng đất nước ( kinh tế, văn hĩa giáo dục, quốc phịng , ngoại giao)?
a/Kinh tế
_ Ban hành chiếu khuyến nông.
_ Bãi bỏ hoặc giảm thuế.
_ Yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải, thông chợ búa”
_ Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi.
b/ Văn hoá
_ Ban bố chiếu lập học.
_ Mở trường học ở các huyện, xã.
_ Chữ Nôm là chữ viết chính thức.
_ Lập Viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán à Nôm.
c/ Quốc phòng
_ Xây dựng chế độ quân dịch (ba suất đinh lấy một suất lính).
_ Quân đội gồm: Bộ, thủy, tượng và kị binh.
d/ Ngoại giao
_ Quan hệ bình thường với nhà Thanh.
_ Tiêu diệt nội phản.
Câu 7: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
a/ Ý nghĩa:
_ Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê.
_ Xoá bỏ sự chia cắt, thống nhất đất nước.
_ Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ Tổ quốc.
	b/ Nguyên nhân:
_ Được nhân dân tích cực ủng hộ.
_ Sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân
Câu 8. So với Đàng Ngoài, nông nghiệp Đàng Trong có bước tiến bộ như thế nào?
- Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ănvà thành lập ấp mới.
- Mở rộng khai thác vùng đồng bằng sông Cửu Long, làm cho xuất hioện nhiều thôn xóm mới
- Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên nên nông nghiệp phát triển nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 9/ Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền.
_ Năm 1802 Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô à Nhà Nguyễn thành lập.
_ Năm 1806 lên ngôi Hoàng đế, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền:
 + Nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương.
 + Năm 1815 ban hành luật Gia Long.
 + Năm 1831 – 1832 chia nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).
_ Quân đội: gồm nhiều binh chủng.
 + Xây dựng thành trì vững chắc.
 + Lập hệ thống trạm ngựa để tiện liên lạc.
_ Ngoại giao:
 + Thần phục nhà Thanh.
 + Không quan hệ với phương Tây.
Câu 10/ Các cuộc nổi dậycủa nhân dân nửa đầu TK XIX
a/ Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 – 1827):
_ Căn cứ: Trà Lũ (Nam Định).
b/ Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 – 1835).
_ Địa bàn: Miền núi Việt Bắc.
 c/ Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 – 1835)
_ Tháng 6-1833 chiếm thành Phiên An (Gia Định), tự xưng là Bình Nam Đại Nguyên soái.
_ Năm 1834 Lê Văn Khôi mất, con trai ông lên thay. Năm 1835 khởi nghĩa bị đàn áp.
 d/ Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 – 1856).
_ Là một nhà nho, nhà thơ lỗi lạc.
_ Năm 1855, Cao Bá Quát hy sinh ở vùng Sơn Tây (Hà Nội).. Năm 1856, khởi nghĩa bị dập tắt.

File đính kèm:

  • docTUAN 35.doc